Dùng môn Văn tuyển ngành y sẽ tạo ra… mai táng kiểu mẫu?
“Ngoài những bài diễn văn giải thích mẫu chúng ta sẽ có chẩn đoán mẫu, điều trị mẫu, toa thuốc mẫu, mổ mẫu… và cuối cùng là chia buồn kiểu mẫu và mai táng kiểu mẫu”.
Theo Tuổi trẻ, tại hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược tại Hà Nội ngày 10/10, lãnh đạo một số trường ĐH y đề xuất sử dụng môn văn để xét tuyển vào trường y.
Phương án này nhận được ý kiến trái chiều từ phía dư luận. Có người cho rằng, đòi hỏi bác sĩ viết đúng chính tả, ngữ pháp là quá cầu toàn, không cần thiết. Người khác lại cho rằng văn học là nhân học, bác sĩ không chỉ hiểu được thể xác mà cần thấu về tâm hồn.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn hiện làm việc tại phòng khám quốc tế tại TP.HCM đã có những chia sẻ đáng suy ngẫm về ngành y và giáo dục. Theo ông, đưa môn văn vào chương trình thi vào đầu ngành y là ý tưởng đúng đắn nhưng nên chờ 10,12 năm (hoặc lâu hơn) khi cải cách giáo dục. Hiện tại, với cách dạy văn, học văn theo mẫu thường thấy hiện nay sẽ tạo nên những bác sĩ robot. Trong khi đó, ngành y đòi hỏi sự sáng tạo.
Xin đăng tải toàn bộ bài viết của bác sĩ Võ Xuân Sơn.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn.
“Ý kiến về việc bổ sung môn văn vào danh mục thi tuyển vào trường y gây xôn xao dư luận mấy ngày nay. Người bảo đúng, kẻ bảo sai. Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM phát biểu: “Hiện nay nước ta không thiếu gì những bác sĩ chuyên môn giỏi nhưng vô cảm, nhẫn tâm và hám lợi. Sự lệch lạc về đạo đức ấy có thể giết chết người bệnh”. Trưởng khoa cho rằng môn văn của ông có thể giải quyết được vấn nạn trên (Theo Vietnamnet).
Kiến thức về văn học là rất cần thiết, không riêng gì cho ngành y mà cho tất cả mọi ngành. Tôi hết sức thông cảm với Bộ trưởng Bộ Y tế khi cho rằng có nhiều chuyên viên Bộ viết sai chính tả. Bản thân tôi vẫn thường xuyên phải đọc các luận văn được viết khá lủng củng, mặc dù đề tài thật sự rất hay, rất hấp dẫn. Ngoài ra, khá nhiều bác sĩ không biết làm sao giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho người bệnh, dẫn đến việc người bệnh không thể hiểu được vấn đề của mình.
Tôi được biết tại một số nước châu Âu, ký thi tuyển sinh đầu vào trường Y có một vòng vấn đáp, tại đó, có những thí sinh đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyên môn nhưng khả năng ngôn ngữ không đủ và bị loại. Sau đó những thí sinh này thi vào một trường khác và được xác nhận có thể học được do việc đòi hỏi kiến thức về ngôn ngữ của trường đó không cao bằng trường y.
Video đang HOT
Thí sinh gục trước giờ làm bài trong kỳ thi đại học 2014. Ảnh: Tuấn Mark.
Khác với nhiều ngành nghề khác, y khoa là ngành khoa học sáng tạo. Lí thuyết là như thế, triệu chứng học là như thế, nhưng với mỗi người bệnh, biểu hiện lại khác nhau. Từ một mớ các triệu chứng lộn xộn, người thầy thuốc phải “bốc ra” các triệu chứng chủ chốt, tìm các dấu hiệu khác để đưa ra chẩn đoán phù hợp. Có chẩn đoán rồi thì việc điều trị cũng là một bước sáng tạo vì không cá thể nào giống cá thể nào cả, không thể rập y nguyên một mẫu cho mọi bệnh nhân.
Nếu ngay bây giờ chúng ta tổ chức thi môn văn đầu vào trường y, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hiện nay, cách học văn của học sinh chúng ta chủ yếu là làm văn theo mẫu, mọi sự sáng tạo đều không được phép. Nếu chúng ta tuyển những người giỏi làm văn theo mẫu vào trường y, chúng ta có đào tạo ra những bác sĩ robot không? Lúc đó ngoài những bài diễn văn giải thích mẫu chúng ta sẽ có chẩn đoán mẫu, điều trị mẫu, toa thuốc mẫu, mổ mẫu… và cuối cùng là chia buồn kiểu mẫu và mai táng kiểu mẫu.
Đưa môn văn vào chương trình thi đầu vào ngành y là ý tưởng đúng đắn, cần thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta nên chờ khoảng 10, 12 năm nữa (hoặc có thể lâu hơn), khi các cải cách giáo dục trong dạy và học môn văn thực sự có hiệu quả. Với tình hình dạy và học văn như hiện nay, việc đưa môn văn vào kì thi tuyển đầu vào ngành y sẽ dẫn đến một thảm họa. Nên chăng, trong thời gian chờ đợi, các trường y tổ chức dạy môn ngữ văn cho sinh viên, nhưng nhớ đừng mời các thầy “mẫu” đến dạy.
Nhân đây, tôi xin nhắn tới PGS. TS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, rằng đại đa số những bác sĩ “vô cảm, nhẫn tâm và hám lợi” đều không thể giỏi, hoặc có giỏi là giỏi theo cách đánh giá “mẫu” mà thôi. Sự lệch lạc về đạo đức của một số bác sĩ chính là sản phẩm của một xã hội suy đồi về đạo đức, chai sạn với sáng tạo, vô cảm với bất công, đầy rẫy lừa dối và cướp, giết, hiếp…
Ngoài ra, y học là một môn khoa học dựa trên chứng cứ, nên khi nói về y học, trưởng khoa hãy dựa trên những chứng cứ chính xác, nhất là khi muốn dạy cho những người trong ngành y tế về cách tuyển sinh y khoa ở Mỹ”.
Theo Zing
Cần phải làm rõ nhiều vấn đề trước khi tổ chức 1 kỳ thi quốc gia
"Để có đề án đầy đủ về kỳ thi quốc gia, theo tôi cần phải làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu của kỳ thi quốc gia, việc ra đề thi, tổ chức thi, xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia trong việc xét tuyển ĐH-CĐ như thế nào?...".
Hiện Bộ GD-ĐT đang gấp rút để hoàn thành đề án một kỳ thi quốc gia sử dụng 2 mục đích tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ. Định hướng của việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ la làm sao cho kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả, thiết thực và công bằng, tạo thước đo chung đê có thể vưa xét tốt nghiệp THPT vưa làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Đây là chủ trương rất mới nên hiện vẫn chưa biết đi theo hướng nào tốt nhất. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đang gấp rút hoàn thành đề án, trong quý 3-2014 sẽ đưa ra tham khảo ý kiến của công luận.
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Lê Trọng Thắng - Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng: "Để có đề án đầy đủ về kỳ thi quốc gia thì cần phải làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu của kỳ thi quốc gia cớ thể đạt được; Những vấn đề kỹ thuật lên quan đến việc ra đề thi, tổ chức thi, xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia trong việc xét tuyển vào đại học; Việc tổ chức kỳ thi quốc gia có mâu thuẫn gì với phương án bỏ thi đại học "ba chung" không ?...".
Năm 2015 sẽ chỉ còn 1 kỳ thi quốc gia duy nhất.
Là người làm tuyển sinh nhiều năm, với kinh nghiệm của mình, vậy theo ông việc tổ chức kỳ thi quốc gia có mâu thuẫn như thế nào với phương án bỏ thi đại học "ba chung", hướng giải quyết thế nào ?
Theo tôi có hai hướng sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia trong việc xét tuyển vào đại học.
Nếu kết quả kỳ thi quốc gia được sử dụng để xét tốt nghiệp và bắt buộc tất cả các trường đại học phải sử dụng để xét tuyển thì đây thực sự là một sự đổi mới hoàn toàn. Tuy nhiên, theo cách này sẽ xử lý quyền tự chủ tuyển sinh của các trường đại học như thế nào?
Nếu như vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường, nghĩa là các trường có thể sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia để xét tuyển, có thể làm kết quả sơ tuyển hoặc không sử dụng kết quả thi, thì trên thực tể, về hình thức nó lại trùng với phương án bỏ kỳ thi "ba chung" mà Bộ GD-ĐT dự kiến vào năm 2017.
Tôi thấy rằng, để đổi mới theo hướng kỳ thi quốc gia, Bộ GD-ĐT cần khẩn trương xây dựng Đề án Kỳ thi quốc gia một cách khá cụ thể mới có cơ sở góp ý và đánh giá một cách đầy đủ và khách quan, và cũng là điều trả lời nên hay chưa nên tổ chức kỳ thi quốc gia ngay trong năm 2015.
Vừa qua, kỳ thi tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT đã giảm từ 6 môn xuống 4 môn là giảm được căng thẳng, giảm sức ép, giảm tốn kém, tăng chất lượng.Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đề thi sẽ ngày càng tiến tới không phải là các môn thi độc lập mà là các bài thi. Đề thi không phải riêng Văn học, mà bao gồm cả Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, hợp tác, hội nhập quốc tế... Học sinh học gì thi nấy, dùng kết quả của nhiều môn học để đi thi, để thể hiện năng lực của mình. Vậy theo ông, một kỳ thi quốc gia nên tổ chức thi theo môn thi hay bài thi?
Việc tổ chức môn thi hay bài thi chủ yếu liên quan đến đổi mới cách ra đề, từ đó tạo động lực cho việc đổi mới việc dạy và học của học sinh chứ không phải là điều bắt buộc cho kỳ thi quốc gia.
Về hướng chung, nếu ra đề thi theo bài thi sẽ tạo được đột phá mới. Tuy nhiên, để làm được vấn đề này cần có thời gian và bắt đầu phải có sự thay đổi dần từ việc dạy và học trong các trường phổ thông. Điều này cũng cho thấy, chúng ta phải làm điều ngược lại là đổi mới từ trong qua trình dạy và học trước rồi mới đổi mới ra đề trong kỳ thi.
Nhiều ý kiến cho rằng, nên lấy kết quả học bạ để xét tốt nghiệp THPT?
Điều này tùy thuộc vào cách tổ chức và ra đề thi. Nếu cách tổ chức và ra đề thi không khác nhiều với cách làm hiện nay thì rất nên có phương thức xét tốt nghiệp THPT dựa vào cả học bạ và kết quả thi.
Hiện nay, công tác chấm thi tốt nghiệp Bộ GD-ĐT giao toàn quyền cho các Sở GD-ĐT, không chấm theo cụm hay chấm chéo như trước đây. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Chấm thi theo hình thức nào thì yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải bảo đảm được tính khách quan của kỳ thi. Tổ chức theo tỉnh là hình thức hiện nay vẫn đang làm và cũng cần phải có những đánh giá khách quan về tính xác thực của kết quả thi. Tổ chức theo cụm thi có thể sẽ có yếu tố tích cực hơn trong việc kiểm soát tiêu cực của kỳ thi.
Ngày 15/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học năm 2015. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ thực hiện một kỳ thi chung ngay từ năm 2015. Kết quả kỳ thi được dùng để xét tốt nghiệp trung học phổ thông và làm cơ sở cho các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh. Nếu tổ chức 1 kỳ thi quốc gia vào năm 2015, theo ông có hợp lý không?
Thời gian tổ chức kỳ thi hợp lý nhất là sau khi chúng ta chuẩn bị được Đề án một cách đầy đủ và tốt nhất, đồng thời bảo đảm thời gian cần thiết để thí sinh nắm được các thông tin tuyển sinh.
Việc thay đổi một chủ trương lớn, nhất là việc thi cử là chủ trương liên quan đến từng gia đình, từng con người nên nó rất hệ trọng. Tôi nghĩ, năm 2015 tổ chức kỳ thi quốc gia là quá cập rập.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dân tri
Nhà vô địch dance sport tươi tắn đi thi lớp 10 Phan Nguyễn Quỳnh Hương, nữ sinh sở hữu bảng thành tích dance sport khủng ở tuổi 15 đang là học sinh trường THCS Tây Sơn vui vẻ sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn. Gặp Quỳnh Hương tại cổng trường thi môn Ngữ văn sáng nay, cô bạn cho biết nguyện vọng 1 của mình là thi vào ngôi trường giàu thành...