Dùng máy phát hiện nói dối răn đe nhân viên Nhà Trắng
Tờ Washington Examiner đưa tin Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đang cân nhắc ý tưởng dùng máy phát hiện nói dối truy tìm những thành viên Hội đồng An ninh quốc gia (NSA) để rò rỉ thông tin mật.
Nhiều học giả và nhà tâm lý bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả của máy phát hiện nói dối
Với ý tưởng này, từng thành viên của NSA sẽ được nối với thiết bị chuyên dụng và trả lời các câu hỏi thẩm tra.
Theo trang Axios, ông Sessions đưa ra đề xuất trên sau khi nghi ngờ có quan chức đã tiết lộ bản ghi chép cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và các lãnh đạo nước ngoài, vốn được NSA phân loại là thông tin mật.
Ông Sessions hy vọng phương pháp này có thể khiến các quan chức lo sợ mà từ bỏ ý định tuồn tin mật bất hợp pháp.
Phát ngôn viên Ian Prior của ông Sessions và Văn phòng đối ngoại Bộ Tư pháp từ chối bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Việc ông Trump tiết lộ thông tin mật có thể ‘khiến ai đó mất mạng’
Giới chức tình báo Mỹ cho rằng việc Tổng thống Donald Trump tiết lộ thông tin mật cho quan chức Nga là một sự việc nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng tính mạng nguồn tin lẫn đẩy nhanh âm mưu của khủng bố.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Biểu tình phản đối Tổng thống Trump hủy chương trình nhập cư DACA
Ngay sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chấm dứt chương trình hỗ trợ 800.000 người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp, nhiều người đã xuống đường biểu tình để phản đối quyết định gây tranh cãi.
Ngày 5/9, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions đã thông báo quyết định của ông Trump về việc hủy chương trình nhập cư DACA, chương trình bảo vệ quyền lợi của khoảng 800.000 người nhập cư bất hợp pháp, ho phép họ không bị trục xuất. Đồng thời, ông Trump cho quốc hội Mỹ thời hạn 6 tháng để soạn thảo một dự luật thay thế cho DACA trong tương lai.Trong ảnh: Người biểu tình đứng trước khách sạn Trump International tại Washington, Mỹ biểu tình kế hoạch hủy chương trình DACA của ông Trump.
Người biểu tình chặn các con đường xung quanh Nhà Trắng phản đối ông Trump.
DACA là chương trình được chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua hồi năm 2012 cho phép những trẻ em nước ngoài được đưa đến Mỹ không có giấy tờ hợp lệ trước năm 16 tuổi được quyền ở lại khi họ học tập, làm việc hoặc tham gia quân đội. Trong ảnh: Những người biểu tình giơ biểu ngữ trước Nhà Trắng.
Việc hủy bỏ DACA là một phần cam kết trong chính sách tranh cử Tổng thống của ông Trump năm 2016. Bản thân ông Trump đã chỉ trích rằng ông Obama đã "qua mặt" quốc hội để ban hành chương trình DACA. Trong ảnh: Một người biểu tình giơ biển "Tình yêu không biên giới" trước một tòa nhà ở thành phố Los Angeles, bang California.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng phản đối quyết định gây tranh cãi của ông Trump. Trong ảnh: Một người nhập cư được ở lại Mỹ theo chương trình DACA phát biểu trước đám đông biểu tình.
Dòng người biểu tình trước khách sạn của ông Trump tại Washington.
Paulina, 26 tuổi, một người nhập cư thuộc diện DACA, buồn bã khi lắng nghe tuyên bố về việc hủy chương trình đã giúp cô ở lại Mỹ và tốt nghiệp trường đại học danh giá UCLA. Cô nói quyết định này rất đáng thất vọng nhưng cô và những người nhập cư khác sẽ không từ bỏ.
Các biểu ngữ kêu gọi công lý cho người nhập cư, ủng hộ DACA được những người biểu tình hô lớn.
Đức Hoàng
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Mỹ hủy chương trình bảo vệ 800.000 di dân không có giấy tờ hợp pháp Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/9 tuyên bố chấm dứt chương trình Tạm hoãn trục xuất trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA) của chính quyền Obama, trong một động thái có thể ảnh hưởng tới khoảng 800.000 người di cư không có giấy tờ hợp lệ tại Mỹ. Ông Obama ngay lập tức đã gọi bước đi...