Dùng mạng xã hội, chàng trai Mỹ kiếm được chỗ thực tập trong mơ
Thiết kế bộ lọc trên Snapchat với dòng chữ “Hãy tuyển tôi đi”, Allgood khiến nhà tuyển dụng chú ý và đặt lịch phỏng vấn ngay hôm sau.
Đầu năm 2016, Graham Allgood, khi đó đang là sinh viên năm ba ngành marketing tại Đại học California Baptist (Mỹ), cảm thấy thất vọng vì chưa tìm được nơi thực tập cho mùa hè tới, dù liên tục gửi email khắp nơi suốt từ mùa giáng sinh.
“Câu chuyện của tôi khá quen thuộc với nhiều sinh viên đại học khác. Một cậu nam sinh đầy háo hức trước những điều mới lạ, ăn bánh mì phết mứt hoặc bơ đậu phộng qua ngày rồi dành tất cả thời gian rảnh để săn một nơi thực tập tốt nhất, bằng bất cứ cách nào có thể”, Allgood kể lại.
Đến một ngày, anh quyết định làm điều gì đó khác biệt để nổi bật giữa đám đông và được nhà tuyển dụng chú ý.
Allgood vào Snapchat, ứng dụng nhắn tin hình ảnh nổi tiếng, tự tạo một bộ lọc địa lý (geofilter) nhằm quảng bá bản thân như ứng viên tiềm năng của Horizon Media, công ty quảng cáo độc lập lớn nhất nước Mỹ.
Bộ lọc địa lý do Allgood thiết kế khiến công ty Horizon Media chú ý. Ảnh: Graham Allgood
Tính năng khá mới của Snapchat tại thời điểm đó cho phép bất kỳ ai cũng có thể thiết kế một bộ lọc gồm sticker và hình vẽ dùng để phủ lên những bức ảnh, nhắm mục tiêu đến một khu vực cụ thể, gọi là bộ lọc địa lý. Những người dùng Snapchat đang ở trong khu vực đó có thể nhìn thấy bộ lọc này khi bật vị trí.
Vốn có kinh nghiệm thiết kế bộ lọc cho trường đại học để tuyển người tham gia các sự kiện, lần này Allgood sáng tạo bằng cách viết tên công ty cùng tên của mình ở phần dưới màn hình, sau đó thêm một hình vuông nhỏ ở góc trên bên trái với nội dung: “Hey Hire Me” (Này! Hãy tuyển tôi đi!).
Nếu đặt trong hồ sơ ứng tuyển, câu nói này nghe khá thô lỗ, nhưng khi cho vào thiết kế, nó khiến người xem cảm thấy thích thú. Allgood đã thử chụp ảnh selfie rồi phủ thêm bộ lọc để đảm bảo dòng chữ dễ nhìn và ấn tượng.
Không chỉ đầu tư về hình ảnh và nội dung, Allgood còn theo dõi Snapchat của Horizon Media trong nhiều tháng để biết rằng thứ ba là ngày công ty hoạt động tích cực nhất trên mạng xã hội này, thường xuyên đăng hình nhân viên hoặc không gian văn phòng. Do đó, anh chi 30 đôla để chạy quảng cáo cho bộ lọc trong giờ hành chính tại văn phòng New York của công ty vào ngày 3/5.
Video đang HOT
“Tôi biết công ty rất lớn và đông nhân viên, chắc chắn mọi người sẽ nhìn thấy nó. Đối với một công ty nhỏ thì việc đầu tư này sẽ gặp rủi ro nhiều hơn”, Allgood nhận định.
Hàng giờ trôi qua như vô tận khi Allgood liên tục kiểm tra điện thoại, mong nhận được phản hồi. Đến 4h chiều, cảm xúc của anh như vỡ òa khi quản lý mạng xã hội của Horizon gửi email mời đi phỏng vấn vào sáng hôm sau. Allgood chạy quanh căn hộ vì quá phấn khích.
“Nếu chạy một chiến dịch quảng cáo trên Twitter, chưa chắc tôi đã thành công. Tôi nghĩ tính tương tác của bộ lọc địa lý trên Snapchat là lý do duy nhất khiến nó mang lại hiệu quả tốt như vậy”, Allgood nói.
Tuy được nhà tuyển dụng chú ý, nhưng các vị trí thực tập mùa hè đã hết. Anh vẫn bày tỏ sự biết ơn vì đã có cơ hội đến phỏng vấn tại công ty yêu thích, hy vọng truyền cảm hứng cho nhiều người để họ tận dụng bộ lọc địa lý cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
Thực tế, những ngày sau đó, Horizon Media âm thầm tìm kiếm một vị trí thích hợp cho thực tập sinh tiềm năng. Đến ngày 17/5, đại diện công ty liên lạc với Allgood, đề nghị một chương trình thực tập về truyền thông xã hội, liên quan đến Snapchat. Allgood lập tức nhận lời và chuẩn bị tinh thần đến New York.
Allgood trong văn phòng Horizon Media tại New York, mùa hè năm 2016. Ảnh: CBU Banner
Hè 2016, Allgood gia nhập đội ngũ 30 thực tập sinh tại Horizon Media, trải qua 10 tuần học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ.
Trong suốt thời gian thực tập, Allgood đã tạo ra hơn 50 quảng cáo cho nhiều thương hiệu lớn bao gồm Disney, Buffalo Wild Wings, Facebook, Instagram và Snapchat.
Trở thành một mắt xích trong chuỗi hoạt động của công ty lớn khiến Allgood hiểu thêm những khía cạnh mới của thị trường lao động, và thậm chí tìm ra hướng đi cho tương lai của mình. Sinh viên chuyên ngành marketing cảm nhận được tình yêu mới ngày càng lớn dần với lĩnh vực quảng cáo và tin chắc đó là những gì anh muốn làm trong suốt phần đời còn lại.
Shayna Walker, giám đốc phát triển tài năng của Horizon Media nhận xét rằng Allgood đã chứng tỏ được năng lực và thái độ làm việc nghiêm túc trong những tháng hè, hỗ trợ cho nhiều thành viên khác trong công ty. Cô cho biết công ty sẽ đẩy mạnh các chương trình thực tập sinh trong tương lai.
“Rõ ràng, để được chú ý trong thị trường ngày nay, chỉ một bản CV là chưa đủ. Đây là lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ: Không bao giờ là quá muộn để tìm cách đến nơi bạn muốn”, Allgood kết luận.
Trong thời đại công nghệ, Allgood không phải người duy nhất tận dụng mạng xã hội để giành một vị trí thực tập. Tháng 11/2017, Akosua Boadi-Agyemang, sinh viên Đại học Miami (Ohio, Mỹ) đã viết một bài trên LinkedIn, mạng xã hội định hướng kinh doanh do Microsoft sở hữu, công khai tuyên bố đang tìm chương trình thực tập trong mùa hè về kế toán hoặc tài chính. Cô gắn thẻ Jeff Weiner, CEO của LinkedIn trong bài viết, thu hút hàng nghìn lượt thích và khiến các quản lý cấp cao của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới quan tâm. Ba tháng sau, Akosua được nhận làm thực tập sinh tại Microsoft.
Thùy Linh
Theo Insider, LinkedIn, CBU Banner
Tiến sĩ Việt tại Anh: Du học về nước thất nghiệp là do bản thân kém cỏi, nghĩ mình đủ giỏi sao không tự mở công ty?
Du học sinh cũng có người này người kia, không phải ai du học về nước, cầm tấm bằng nước ngoài cũng giỏi cả. Du học về nước thất nghiệp đâu phải chuyện mới, một là do bản thân kém cỏi, hai là do các nhà tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu của bạn, vậy thì tự tin mở công ty, làm chủ thôi.
Chuyện một anh chàng tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán và Tài chính tại Anh, thông thạo 2 ngoại ngữ mà về nước vẫn thất nghiệp đã dấy lên làn sóng tranh cãi trên khắp các trang mạng xã hội ngày hôm qua. Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết thể hiện quan điểm của một vị tiến sĩ sinh năm 1988, anh Ngô Văn Hoàn - người từng nhận được học bổng nghiên cứu của Hiệp hội Hoàng gia Anh - (The Royal Society) - Học bổng quốc tế Newton với công trình nghiên cứu về 1 loài vi khuẩn nguy hiểm bậc nhất thế giới mang tên Shigella.
Anh Ngô Văn Hoàn từng học tiến sĩ ở New Zealand, làm việc tại Đại học Hoàng Gia London (Anh) và hiện đang làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ và Y học Nhiệt đới London.
Khi đang còn là một cậu sinh viên tại Đại học Y Hà Nội, anh Hoàn đã nhận được bọc bổng thạc sĩ của ĐH Chonnam, Hàn Quốc và học bổng tiến sĩ của Đại học Otago, New Zealand. Trong quá trình học, Hoàn cũng "săn" được rất nhiều học bổng ngắn hạn để đến học hỏi tại Nhật Bản, Anh và Mỹ.
Với kinh nghiệm 7 năm du học qua nhiều nước, tôi hoài nghi về khả năng của anh chàng với hàng loạt câu hỏi trong đầu: tấm bằng Thạc sĩ có tương xứng với khả năng của anh ta?
Anh ta bị từ chối hết nơi này đến nơi khác là do thể hiện kém trong vòng phỏng vấn hay do anh ta đòi hỏi quá mức từ nhà tuyển dụng? Nhân tiện, tôi cũng có một số quan điểm cá nhân về những góc khuất của việc du học để mọi người thấy rằng: không phải du học sinh nào cũng giỏi, du học về nước thất nghiệp một phần do bản thân quá kém cỏi mà thôi.
Thứ nhất, mọi người đi du học theo những con đường khác nhau, không ai giống ai. Có người nhà khó khăn nên muốn đi du học phải học giỏi, trầy trật xin học bổng để được đi. Có nhiều người sinh ra đã ngậm thìa vàng, bố mẹ có tiền mà nhà lại mỗi đứa con nên "tống cổ" nó đi nước ngoài để tiêu bớt tiền. Nhưng lại có những gia đình không mấy khá giả, nhưng cố chạy vạy lo cho con đi du học mà thực chất là đi xuất khẩu lao động với mong muốn sang đó kiếm tiền gửi về.
Do xuất phát điểm khác nhau, nên khi sang trời Tây cách học của mỗi người cũng khác nhau. Những người đi theo diện học bổng thì cố gắng cày quốc, để tiếp tục giành học bổng để trụ lại. Những người đi du học để "tiêu tiền", trước ở nhà bị gò bó và quản lý bởi gia đình thì nay tha hồ mà "bung lụa" ở khắp các tụ điểm ăn chơi. Những người sang mục đích để kiếm tiền thì xuất hiện ở giảng đường thì ít, mà vật vờ ở các nhà hàng quán ăn thì nhiều. Do đó, đừng quá ngạc nhiên nếu một du học sinh về nước với một cái đầu rỗng và một trái tim thích đòi hỏi.
Thứ hai, mọi người hay bị mấy cái tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ nước ngoài làm cho choáng ngợp. Tuy nhiên, không phải tấm bằng nào cũng phản ánh chân thực khả năng và công sức của mỗi người cố gắng bỏ ra để có được. Có những trường, có những tấm bằng cứ bỏ tiền ra là vào được và cứ học là sẽ có bằng.
Các nhà tuyển dụng đều là những người có kinh nghiệm, nên điều dễ hiểu là họ có con mắt biết nhìn người hơn chúng ta. Và chỉ cần qua phỏng vấn tiếp xúc là họ có thể đánh giá khá chính xác khả năng của mỗi người, chứ không cần dựa vào bằng cấp. Hơn nữa, ngoài cái tấm bằng thì còn đủ thứ mà nhà tuyển dụng muốn ở một người làm như sự tự tin, khả năng xử lý tình huống... Nếu bạn nói bạn giỏi, đi gặp 10 nhà tuyển dụng thì cả 10 đều từ chối thì họ nên xem lại họ. Còn nếu bạn đi gặp 100 nhà tuyển dụng mà cả 100 đều lắc đầu với bạn thì bạn nên xem lại mình. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy tự trách bản thân mình vì đã quá yếu kém.
Thứ ba, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Những người học trong nước rồi tìm được việc trong nước xin hãy khoan đắc ý và mỉa mai du học sinh về nước rằng: "Tao học trong nước, giờ cũng kiếm được công việc nghìn đô. Đâu cần phải đi du học như mấy đứa để rồi thất nghiệp đầy ra".
Bạn học trong nước, rồi xin được việc trong nước là điều bình thường như cân đường hộp sữa, chả có gì để khoe. Còn nếu bạn học trong nước, rồi xin được việc ở nước ngoài thì lúc đó hãy tự đắc.
Đối với các bạn du học sinh, cũng đừng vì nghe những lời dè bỉu hay sự đánh đồng của những kẻ ngoài kia mà buồn. Nếu bạn có khả năng thực sự, hãy về nước và chứng minh cho những người kia thấy bạn đã tiếp thu được gì ở trời Tây. Còn nếu bạn không làm được thì hãy chấp nhận một sự thật rằng: bạn đi du học với hai bàn tay trắng, sau bao năm trở về bạn gây dựng cho gia đình cả một khoản nợ khổng lồ và không gì khác.
Tóm lại, đi du học hay học trong nước không quyết định việc bạn có thành công hay không. Bạn tốt nghiệp ra trường, dù học ở bất cứ đâu, mà không xin được việc là do bạn không có khả năng, chỉ vậy thôi. Còn với những ai ảo tưởng sức mạnh, gắn cái mác du học sinh rồi tự cho là mình giỏi và chê bai các nhà tuyển dụng không có mắt nhìn người thì hãy tự mở công ty và tự mình làm chủ, đâu ai cấm?!
Theo Helino
Học lập trình cần "vạch xuất phát" chuẩn Sự phát triển của công nghiệp 4.0 khiến lập trình trở thành ngành hot, và nhà tuyển dụng sẵn sàng trả mức lương cao gấp nhiều lần để săn đón nhân tài. Tuy nhiên đa số sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu, do chưa có định hướng chính xác trước khi theo học ngành này. Thị trường khát nhân...