Đừng làm 4 điều này ngay khi hết “đèn đỏ” kẻo mắc bệnh phụ khoa hay xuất huyết tử cung
Chị em không nên chỉ chú ý kiêng kị trong kỳ kinh nguyệt mà còn phải chú ý tới cả sau khi kết thúc “đèn đỏ” bởi đây vẫn là thời điểm nhạy cảm, nếu không cẩn thận có thể hại sức khỏe.
Trên thực tế, tình trạng kinh nguyệt có thể tiết lộ một số tín hiệu sức khỏe ở mức độ nhất định, có một số phụ nữ nghĩ rằng, sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt cơ thể đã hồi phục ở trạng thái bình thường, những điều cấm kỵ trong kỳ kinh nguyệt, một khi hết kinh nguyệt sẽ không cần thực hiện. Thực tế, khi vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ còn tương đối yếu, lúc này vẫn cần phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe.
Vậy giai đoạn sau khi vừa hết kinh nguyệt, còn có những việc gì không nên thực hiện?
1. Ăn uống đồ lạnh
Bất kể mùa đông hay mùa hè, nhiều người vẫn có thói quen ăn uống các loại đồ lạnh như kem, đồ uống lạnh… Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ tuyệt đối không được tiếp xúc với những thực phẩm lạnh nên nhiều người sau khi vừa hết kỳ kinh liền ăn độ lạnh ngay lập tức. Mặc dù, khi ăn cảm thấy vô cùng thoái mái, nhưng lúc này các loại thực phẩm lạnh vẫn sẽ gây hại rất lớn đối với tử cung, rất dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Do đó, sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, tốt nhất nên đợi mấy ngày sau hãy ăn uống đồ lạnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Video đang HOT
Kinh nguyệt là do rụng nội mạc tử cung, và khi kinh nguyệt kết thúc, nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường. Nếu phụ nữ lúc này vận động với cường độ cao, sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục của nội mạc tử cung, rất dễ gây xuất huyết tử cung. Điều này không những ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, còn có thể gây ra các loại viêm trong tử cung. Do đó, nếu phụ nữ muốn vận động sau khi hết kinh nguyệt, tốt nhất nên lựa chọn những môn thể thao hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tử cung.
Cơ thể người phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt tương đối yếu, vì vậy giai đoạn này cần phải tránh quan hệ tình dục, sau khi hết kinh nguyệt cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ham muốn tình dục cao. Nhưng giai đoạn ngay sau khi hết kinh, sức đề kháng đối với vi khuẩn của phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, tử cung cũng chưa trở lại trạng thái bình thường, nếu thời gian này tiến hành quan hệ tình dục, thì rất dễ sản sinh viêm nhiễm, từ đó dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa.
4. Đi kiểm tra vú
Nhiều phụ nữ bị đau vú trong kỳ kinh nguyệt, còn có thể sờ thấy khối u ở trong vú, vì vậy rất nhiều người sẽ đi kiểm tra vú ngay lập tức. Khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, estrogen trong cơ thể sẽ có biến đổi lớn, rất khó để phân biệt trong vú xuất hiện khối u hay là tăng sản. Vì vậy, tốt nhất sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 1 tuần mới nên đến bệnh viện kiểm tra, phòng ngừa kết quả kiểm tra không chính xác. Đường nhiên, điều này không phải phụ nữ nào cũng có, bởi thể trạng của mỗi phụ nữ là khác nhau.
Vì vậy, một khi đến kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ phân tích tình trạng thể chất của bản thân mình, mặc dù kinh nguyệt sẽ gây những khó chịu cho phụ nữ, nhưng đó là một quá trình sinh lý bình thường nên phụ nữ không cần quá lo lắng. Chỉ cần trong kỳ kinh nguyệt cố gắng không làm những việc gây ảnh hưởng đến tử cung cũng như đến sức khỏe thể chất.
Đàn ông cũng có ngày 'đèn đỏ'
Đây là hội chứng khó chịu ở nam giới khi hormone testosterone giảm, dẫn đến rối loạn tâm lý, mệt mỏi, lo âu... giống phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt.
Giống như phụ nữ, nam giới cũng trải qua sự thay đổi nội tiết tố, thậm chí thay đổi từng ngày. Mỗi ngày, mức testosterone của một người đàn ông tăng vào buổi sáng và giảm vào buổi tối. Những thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các triệu chứng giống như các triệu chứng phụ nữ gặp phải khi sắp đến kỳ kinh nguyệt: mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh.
Tiến sĩ, nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond đưa ra khái niệm "Hội chứng khó chịu ở nam giới" (IMS) trong cuốn sách cùng tên của mình. Ông mô tả những thay đổi nội tiết tố ở nam giới và các triệu chứng mà nội tiết tố gây ra, bằng nghiên cứu của mình. Ông tin rằng đàn ông cũng trải qua thời kỳ nội tiết tố như phụ nữ, mặc dù không có chu kỳ sản xuất tế bào trứng hay gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, các hormone testosterone ở nam giới khi đến thời kỳ sẽ giảm, dẫn đến các triệu chứng bất thường về tâm lý. Tuy nhiên, triệu chứng này không tuân theo bất kỳ mô hình sinh lý nào, không xảy ra thường xuyên, đều đặn như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Theo tiến sĩ Jed Diamond, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố bao gồm tuổi tác, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, thiếu ngủ, rối loạn ăn uống. Các triệu chứng thường xảy ra là mệt mỏi, lo âu, phiền muộn, phẫn nộ. Một số trường hợp lượng testosterone quá thấp có thể làm giảm ham muốn tình dục. Thông thường, mức testosterone của một người đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là 30 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và hoạt động xã hội của họ. Nếu kéo dài tình trạng này, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Đàn ông trung niên dễ gặp hội chứng IMS và gặp thường xuyên vì mức testosterone tự nhiên của họ bắt đầu giảm. Tình trạng này được gọi là Andropause, thời kỳ mãn kinh ở nam giới. Ngoài ra, IMS còn được phát hiện trong phân hoặc nước tiểu, tuyệt đối không có hiện tượng chảy máu vùng kín giống phụ nữ. Nếu đàn ông thấy có hiện tượng máu chảy ra, rất có thể đây là do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng, cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, hội chứng khó chịu ở nam giới không phải là chẩn đoán y khoa được công nhận. Vì vậy, nếu nam giới thường xuyên bị lo âu, căng thẳng, rối loạn về tâm lý, giảm ham muốn tình dục, cần có những phương cách để giảm thiểu, trong đó có việc thay đổi lối sống.
Một số cách làm giảm hội chứng khó chịu ở nam giới như sau:
- Điều hòa cảm xúc và tâm trạng bản thân.
- Giảm stress bằng tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
- Tránh uống rượu và hút thuốc lá.
Nếu đàn ông thường xuyên gặp triệu chứng này, nên đi khám để được điều trị, vì rất có thể đây là kết quả của mức độ testosterone thấp.
Đây là lý do tại sao phụ nữ cảm thấy đói trong ngày "đèn đỏ" Bạn cảm thấy đói trong kỳ kinh nguyệt? Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa nhé! Trước chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên và sau đó chúng đột nhiên giảm xuống ngay trước kỳ kinh nguyệt, khiến bạn thèm ăn. Các chuyên gia cho rằng thường thì cơn đói này là vì nhiều carb và đường....