Dùng huyết tương người khỏi điều trị bệnh nhân Covid-19 như thế nào?
Theo chuyên gia, đây là phương pháp điều trị duy nhất để ngay lập tức cung cấp kháng thể cho người bệnh, nhằm khống chế hoặc tiêu diệt virus.
Hướng đi mới trong điều trị Covid-19
Sau khi được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiến hành vận động những bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi hiến huyết tương , để phục vụ nghiên cứu phương pháp điều trị mới.
Theo TS Đinh Văn Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cũng là điều phối chính của Đề tài, trong bối cảnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho Covid-19, phương pháp dùng huyết tương của người bệnh đã hồi phục được đánh giá là một hướng đi mới có tiềm năng, nhằm bổ sung thêm công cụ cho bác sĩ trong điều trị, đặc biệt là những trường hợp bệnh tiến triển trung bình và nặng.
TS Đinh Văn Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
“Nhiều loại thuốc kháng virus, từ thuốc kháng HIV cho đến thuốc sốt rét đều đã được thử nghiệm lâm sàng ở các nước trên thế giới . Tuy nhiên, chúng không thực sự hiệu quả trong điều trị Covid-19. Do đó, người ta phải nghĩ đến phương án mới” – TS Tráng phân tích.
Về nguyên lý của phương pháp này, TS Tráng giải thích, truyền huyết tương có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là liệu pháp kháng thể thụ động, liên quan đến việc sử dụng kháng thể chống lại 1 tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra.
Huyết tương là máu khi đã tách hết các tế bào máu. Huyết tương có màu vàng nhạt, lỏng, chiếm 55% thể tích máu. Huyết tương chứa rất nhiều protein, hormone và các chất khác.
Video đang HOT
Chuyên gia này nêu dẫn chứng: ” Ví dụ tác nhân là virus SARS-CoV-2, chúng ta dùng huyết tương của người mắc bệnh đã hồi phục, vốn đã chứa kháng thể, truyền vào bệnh nhân Covid-19, để trung hòa virus trong cơ thể người đó”.
Kháng thể thụ động là phương pháp điều trị duy nhất để ngay lập tức cung cấp kháng thể cho người bệnh, nhằm khống chế hoặc tiêu diệt virus.
Huyết tương người khỏi bệnh: Cứu cánh của nhiều đại dịch
Trên thực tế, đây là phương pháp không hề mới mẻ. Vào đầu thế kỉ 20, huyết tương người bệnh đã hồi phục đã được sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát của các dịch bệnh gây ra bởi virus như viêm đa cơ, sởi, quai bị và cúm.
Phương pháp này cũng đã chứng minh được tính hiệu quả với các dịch bệnh gây ra bởi virus thuộc họ corona như dịch SARS (bùng phát năm 2003) và dịch MERS (bùng phát năm 2012).
“Nhìn từ lịch sử, kháng thể thụ động là cứu cánh rất lớn cho các đại dịch” – TS Tráng nhấn mạnh.
Hiện tại, cũng đã có một vài báo cáo nhỏ lẻ về thành công bước đầu của phương pháp kháng thể thụ động được thực hiện ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
“Nhìn từ lịch sử, kháng thể thụ động là cứu cánh rất lớn cho các đại dịch. Hiểu đơn giản, với một lượng người khỏi bệnh thì bằng phương pháp này cũng sẽ có thêm một lượng như vậy bình phục” – TS Tráng nhấn mạnh.
Đã có 5 người đăng kí hiến huyết tương
Nhóm nghiên cứu kì vọng huyết tương của người khỏi sẽ có thể cứu các bệnh nhân nghiên trọng thoát khỏi nguy cơ tử vong. Đồng thời, ngăn chặn bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc trung bình nặng tiến triển trầm trọng hơn.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người đã từng mắc Covid-19 hiến huyết tương, để hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh nhân, nói rộng ra là chung tay cùng cả nước chống lại đại dịch” – TS Tráng nhấn mạnh.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kêu gọi những bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi tham gia hiến huyết tương
Cũng theo chuyên gia này, từ thời điểm bắt đầu vận động đến nay, đã có 5 người đăng kí hiến huyết tương. Qua sàng lọc, hiện có 2 người đã đủ điều kiện để hiến, trong đó có 1 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng bị lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.
Người đủ điều kiện hiến huyết tương phải từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi (xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, không còn triệu chứng lâm sàng…), sau xuất viện 14 ngày trở lên, tuổi từ 18 đến 65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45kg với nữ. Người hiến sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo không mang các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai…
Đề tài nghiên cứu mang tên: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân bị Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”
TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương làm đồng chủ nhiệm đề tài.
Bệnh nhân tử vong không phản ánh độc lực của SARS-CoV-2
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguy cơ tử vong của các bệnh nhân suy thận, ung thư luôn tiềm ẩn, dù có mắc Covid-19 hay không.
Ảnh minh họa
Trong 11 ngày (25/7-4/8), Việt Nam ghi nhận 239 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 8 ca đã tử vong.
ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay dịch Covid-19 đang bùng phát ở Đà Nẵng có sự khác biệt khi SARS-CoV-2 lây lan trong 3 nhóm đối tượng đặc thù. Đó là những người suy thận mạn tính nhiều năm, bệnh nhân đang điều trị ung bướu và hồi sức tích cực.
"Ở các bệnh nhân này, nguy cơ tử vong luôn tiềm ẩn, bất kể mắc Covid-19 hay không. Đây là những người có sức đề kháng rất yếu. Việc mắc thêm Covid-19 giống như 'giọt nước tràn ly', khiến tỷ lệ tử vong tăng lên bất thường", bác sĩ Cấp nhận định.
Do đó, các ca tử vong này không phản ánh sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus. Trước đó, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin virus được tìm thấy trong các bệnh nhân ở ổ dịch Đà Nẵng là chủng mới, có tốc độ lây nhanh hơn, song độc lực không tăng.
Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam đang có chiều hướng phức tạp. Đồ họa: Quốc Toàn.
Do diễn biến dịch phức tạp tại Đà Nẵng, nhất là ở nhóm bệnh nhân nặng, Bộ Y tế vừa chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chi viện nhân lực hỗ trợ thành phố này chống dịch Covid-19. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, ổ dịch Đà Nẵng được đánh giá là nguy hiểm, việc khống chế gặp nhiều khó khăn.
Trước mắt, bác sĩ Cấp sẽ cùng ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, vào Đà Nẵng để đánh giá tình hình, từ đó có phương án điều chuyển nhân lực phù hợp vào hỗ trợ.
Trong chuyến đi, họ sẽ mang theo một số trang thiết bị đặc biệt của bệnh viện như đồ phòng hộ, máy lọc không khí, mũ trùm đầu... Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng chuẩn bị các bài giảng để nâng cao năng lực điều trị cho đồng nghiệp. "Tùy thuộc yêu cầu của địa phương, họ cần gì chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó", bác sĩ Cấp chia sẻ.
Bác sĩ trẻ "trải lòng" về nửa năm ròng trên tuyến đầu chống dịch Khi người dân cả nước đã bắt đầu một cuộc sống "bình thường mới", thì trên tuyến đầu chống dịch, cuộc chiến với giặc Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Bác sĩ trẻ "trải lòng" về nửa năm ròng trên tuyến đầu chống dịch Đã gần 80 ngày qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Người dân trên cả nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh vụ án kẹo Kera liên quan hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Pháp luật
20:38:27 25/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry
Ôtô
20:16:23 25/05/2025
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng biết ơn Bùi Lan Hương sau biến cố sức khỏe
Sao việt
20:15:33 25/05/2025
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"
Đồ 2-tek
20:15:21 25/05/2025
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới
Thế giới số
20:11:21 25/05/2025
Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối
Netizen
20:11:08 25/05/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu
Tin nổi bật
20:00:43 25/05/2025
Garnacho không còn cửa ở lại CLB Manchester United
Sao thể thao
19:58:49 25/05/2025
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
19:50:31 25/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?
Sao châu á
19:26:37 25/05/2025