Dùng hơn 2 tỷ chiêu mộ tân sinh viên ưu tú, đại học top 5 Trung Quốc bị tuýt còi
Đại học Triết Giang bị Bộ giáo dục Trung Quốc tuýt còi sau khi bỏ ra 500.000 NDT chiêu mộ các thí sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Cao khảo.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình địa phương hôm 29/6, ông Zhu Zuoxiang, giám đốc tuyển sinh của Đại học Triết Giang cho biết nhà trường sẽ tặng thưởng xứng đáng cho 100 thí sinh có điểm số cao nhất nộp hồ sơ vào trường. Số tiền này lên tới 500.000 NDT (gần 1,8 tỷ đồng). 100 tân sinh còn lại trong top 200 sẽ được nhận một khoản khiêm tốn hơn với tổng giá trị vào khoảng 200.000 NDT (hơn 675 triệu đồng).
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau lời mời chào hấp dẫn này, Đại học Triết Giang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận. Các trường đại học khác cáo buộc Triết Giang “chơi không đẹp” trong cuộc đua giành giật các sĩ tử ưu tú của Trung Quốc.
Đại học Triết Giang nằm trong top 5 đại học hàng đầu Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Làn sóng chỉ trích nhanh chóng đánh động tới Bộ giáo dục Trung Quốc. Trong thông báo đưa ra hôm 1/7, Bộ này yêu cầu Đại học Triết Giang ngừng sử dụng “chiêu trò” trên để tuyển mộ tân sinh viên, khẳng định đây là điều cần thiết để đảm bảo môi trường tuyển sinh bình đẳng giữa các trường.
“Chúng tôi cũng phát hiện một vài giảng viên của trường tìm cách tuyển dụng sinh viên bằng cách đăng tải phần thưởng qua Wechat”, thông báo nêu rõ.
Cao khảo, kỳ thi đại học đầu vào của Trung Quốc diễn ra đầu tháng 6, kết quả vừa được công bố vào tuần trước. Các thí sinh với điểm số top đầu của cả nước đang trở thành mục tiêu săn đón của hàng loạt các đại học.
Video đang HOT
Bộ giáo dục Trung Quốc từng ban hành một quy tắc cho các trường đại học khi chiêu mộ tân sinh viên, nhưng điều đó không làm giảm đi độ khốc liệt trong cuộc giành giật nhân tài giữa các trường đại học tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Một trong các quy định của bộ quy tắc nêu rõ các trường không được dùng tiền thưởng ở mức cao để mời chào hay hứa hẹn sẽ để sinh viên chuyển ngành đăng kỳ sau khi nhập học.
Wu Zunmin, giáo sư giáo dục tại Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc cho rằng việc sử dụng tiền để thu hút học sinh đi ngược lại các nguyên tắc giáo dục cơ bản. “Một sinh viên nên chọn một trường đại học dựa trên môi trường học thuật, chuyên ngành và sở thích của mình thay vì tiền”, ông Wu nói.
Wu cho biết ông rất sốc khi ngay cả đại học Triết Giang, trường nhiều năm chưa bao giờ bị đánh bật khỏi top 5 đại học hàng đầu của Trung Quốc lại phải dùng tới hạ sách này. Tuy nhiên, ông Wu cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nhiều sinh viên ưu tú đang bắt đầu chuộng xu hướng du học ở các môi trường đào tạo tốt hơn như Anh hay Mỹ.
Bốn năm trước, hai trường đại học hàng đầu của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thanh Hoa bị cáo buộc bôi nhọ lẫn nhau và dùng tiền bạc để thu hút các thí sinh tiềm năng ở Tứ Xuyên.
Theo Bảng xếp hạng Đại học thế giới mới nhất của QS, Thanh Hoa hiện xếp ở vị trí 16, Bắc Kinh kém 6 bậc trong khi Triết Giang án ngữ ở thứ hạng 54.
Nguồn: SCMP/VTC
Trung Quốc chạy đua đào tạo trí tuệ nhân tạo với Mỹ
TGVN. Mới đây, 35 trường đại học tại Trung Quốc đã mở ngành trí tuệ nhân tạo (AI) để đào tạo nhân tài phục vụ cho cuộc chạy đua công nghệ với Mỹ.
Nhà sản xuất giải pháp AI Trung Quốc Horizon Robotics đang trình diễn phần mềm phân tích chuyển động của con người tại một triển lãm ở Bắc Kinh
Tháng 4/2019, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã quyết định đưa trí tuệ nhân tạo thành một ngành học mới trong chương trình đào tạo cử nhân tại 35 trường Đại học ở cường quốc châu Á này. Quyết định của Bộ Giáo dục Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh cuộc đua với Washington để trở thành cường quốc công nghệ ngày càng gay gắt, và nhu cầu tìm kiếm các tài năng AI của Bắc Kinh ngày càng tăng cao.
Mục tiêu tham vọng
Theo đề án của Bộ Giáo dục Trung Quốc, 35 trường Đại học đủ điều kiện đào tạo ngành AI bao gồm Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, cùng các tên tuổi uy tín khác như Đại học Giao Thông Thượng Hải, Đại học Chiết Giang và Đại học Nam Kinh,...
Mặc dù các môn học liên quan đến trí tuệ nhân tạo đã được đưa vào trong ngành học Khoa học máy tính tại một số trường đại học Trung Quốc, chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo sẽ là ngành học "non trẻ" nhất tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trao đổi trên tờ Nikkei Asian Review, chuyên gia Karl Freund thuộc Công ty tư vấn và phân tích công nghệ toàn cầu Moor Insights & Strategy cho biết: "Chính phủ Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo, đặc biệt thông qua nguồn tài trợ mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp về AI như Horizon Robotics và Cambricon. Nếu AI thực sự trở thành xung lực mới, việc mở ngành đào tạo AI ở bậc Đại học sẽ giúp đào tạo ra lực lượng lao động có tay nghề và chất lượng tốt hơn".
Nằm trong Chiến lược AI đưa ra vào năm 2017, Bắc Kinh tuyên bố sẽ cạnh tranh với các ứng cử viên hàng đầu thế giới vào năm 2020 và tiến tới thống trị lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Theo báo cáo mới đây được công bố bởi Viện Trí tuệ nhân tạo Allen có trụ sở tại Seattle (Mỹ), Trung Quốc được cho là đang tiến gần hơn về phía mục tiêu đó, khi Bắc Kinh tiến hành hàng loạt nghiên cứu có tầm ảnh hưởng trên thế giới.
Theo đó, các nhà khoa học thực hiện báo cáo của Viện Allen cho biết, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về số lượng bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong năm, chiếm 50% số bài trong năm 2019, 10% bài báo vào năm 2020 và 1% vào năm 2025.
Thiếu hụt nhân lực
Bên cạnh lĩnh vực giáo dục, Chính phủ Trung Quốc còn đầu tư vào các công ty công nghệ để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông qua hình thức tài trợ của quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước. Công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ nhận dạng khuôn mặt Face là một ví dụ điển hình khi đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng rộng rãi ứng dụng nói trên tại thị trường đông dân này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ, Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân tài - những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo ngành công nghiệp công nghệ của Bắc Kinh, từ công nghệ tự lái cho đến tối ưu hóa thương mại điện tử.
Theo báo cáo tháng 12 của công ty dữ liệu Diffbot có trụ sở tại California (Mỹ), gần 30% nhân lực thế giới trong ngành học máy - một nhánh chính của trí tuệ nhân tạo, đều tập trung ở Mỹ. Theo đó, Trung Quốc chỉ sở hữu 3,5% lực lượng lao động học máy toàn cầu, trong khi dân số của nước này nhiều gấp 4 lần Mỹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hơn 60% những người Trung Quốc có kỹ năng học máy chọn ở lại Mỹ, thay vì quay về nước làm việc và cống hiến.
Dù vậy, tham vọng và những bước tiến vượt bậc của Bắc Kinh trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo đã gióng lên hồi chuông báo động tới Washington khiến nhiều học giả và các quan chức chính phủ xứ cờ hoa phải thúc giục chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra kế hoạch hỗ trợ phát triển AI.
Tháng 2/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp về việc duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực AI. Trong khi Bắc Kinh đã lên kế hoạch hỗ trợ đầy đủ cho dự án quốc gia về trí tuệ nhận tạo thì sáng kiến của Trump lại bị chỉ trích vì thiếu kinh phí.
Những thành tựu về AI của Trung Quốc
- Tháng 11/2018, Tân Hoa xã ra mắt "phát thanh viên dùng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới". Đây là phiên bản ảo được xây dựng từ một phát thanh viên thật, có thể đọc tin tức không ngừng nghỉ 24/24 giờ.
- Tạp chí Entrepreneur số tháng 11/2018 cho biết Trung Quốc hút 60% tổng đầu tư cho AI toàn cầu, và đã vượt qua Mỹ và Nhật để trở thành quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế về AI nhất thế giới.
- Trong quyển AI Superpower - Siêu cường trí tuệ nhân tạo phát hành tháng 9/2018, nhà khoa học máy tính Đài Loan từng làm việc cho Microsoft, Apple và Google Lý Khai Phục nhận định, có 4 "làn sóng" AI chính: AI trên Internet, AI trong kinh doanh, AI biết nhận thức và AI tự hành. Theo đó, Trung Quốc đang ngang sức với Mỹ ở lĩnh vực số 1, dẫn trước Mỹ ở lĩnh vực số 3 và kém xa Mỹ ở lĩnh vực số 2 và số 4.
Theo TGVN
Mỹ nêu lập trường trong cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc Ngày 3-6, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) và Bộ Tài chính Mỹ đã ra một thông cáo chung cho rằng "những hành vi thương mại không công bằng" của Trung Quốc đã khiến Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh gây bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa 2 nền kinh tế lớn...