Đừng hoài nghi sự hi sinh của người lính
Giữa thời bình nhưng máu của người lính vẫn đổ. Giữa lúc bao gia đình đang sum vầy đón một cái Tết đoàn viên thì tại Hà Nội có 3 gia đình chiến sĩ công an lại trắng màu khăn tang, màu của sự chia ly.
Sự mất mát ấy là có thật, bất chấp đạo lý của người Việt Nam: “Nghĩa tử là nghĩa tận” nhiều thành phần, trong đó có không ít người xưng là trí thức vẫn lên mạng xã hội tung những thông tin hoài nghi, có những bình luận xuyên tạc về sự hy sinh của các cán bộ chiến sĩ.
Những mất mát không gì có thể bù đắp
“Chồng ơi, sao lại là anh…?”. Dòng chữ tuy ngắn nhưng thắt nghẹn lỗi đau thương của chị Quỳnh khi nhận được cuộc gọi từ đồng đội báo tin chồng chị- Trung úy Phạm Quốc Huy vừa hy sinh ở Đồng Tâm. Mất mát ấy khiến nhiều người đọc được tâm sự của người vợ lính không cầm được nước mắt. Thế nhưng với những thế lực xấu, những kẻ thích câu like, câu view trên mạng xã hội lại hoài nghi trước mất mát của chị Quỳnh và người thân trong gia đình. Họ post lên trang facebook của mình và các diễn đàn khác những thông tin rất nóng, rất bí mật rằng chẳng có sự hy sinh nào cả, lời than kia chỉ là ảo.
Cho đến khi Bộ Công an chính thức khẳng định, đã có 3 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ thì các cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào Sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn.
Đây là một thông tin nhanh, minh bạch và kịp thời, đầy trách nhiệm và có sức nặng về pháp lý của Bộ Công an nhưng dường như đối với những kẻ chuyên kiếm ăn bằng sự đau khổ của người khác, của các thế lực xấu thì thông tin trên vẫn chưa đủ. Đương nhiên, trên nhiều diễn đàn, họ tiếp tục bịa đặt những thông tin rất chuyên nghiệp, rất bí mật rằng, con số cán bộ, chiến sĩ hy sinh là 5 người và sẽ còn lên tới 7 người.
Trong những ngày này người thân của Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ đô E22, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) không khỏi đau đớn trước sự ra đi của anh. Nhưng ngoài kia, trên không gian mạng tưởng ảo nhưng không ít kẻ xấu thật lại xuyên tạc rằng anh không chết, thậm chí có người trong số họ vẫn gặp anh đi ăn sáng cạnh nhà.
Những kẻ này đòi hỏi phải tận mắt thấy lễ truy điệu của các anh thì mới tin. Không hiểu họ nghĩ gì khi cho rằng Bộ Công an đang dựng lên thông tin ảo về cái chết của những người lính?.
Cho đến khi các cơ quan báo chí đăng tải hình ảnh Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, rồi lãnh đạo Thành phố Hà Nội tới thăm hỏi, chia buồn với người thân của các cán bộ, chiến sĩ thì những kẻ này mới chịu im tiếng.
Họ- những kẻ bất chấp đạo lý: “Nghĩa tử là nghĩa tận” của người Việt nghĩ gì trước hình ảnh cha của Trung úy Phạm Quốc Huy đau đơn nấc nghẹn khi đón nhận bộ quân phục của con trai từ tay đồng đội. Cạnh đó là chị Quỳnh- vợ anh, trên tay bế con nhỏ mới 6 tháng tuổi không còn đủ nước mắt để khóc chồng?.
Đôi vợ chồng trẻ ấy mới làm đám cưới từ tháng 11-2018. Chị Quỳnh kể lại rằng, buổi sáng định mệnh ngày hôm đó cũng giống như bao nhiêu buổi sáng khác, chồng chị Trung úy Phạm Quốc Huy sửa soạn đồ đạc rồi đi công tác. Trước khi đi, đã thành thói quen, anh Huy hôn chào tạm biệt vợ và con và nói anh đi vài ngày rồi về. Ai ngờ!.
Còn tại ngôi nhà nhỏ của nhà Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội những ngày này đông đảo bà con lối phố cùng các tổ chức tới thăm hỏi, chia buồn. Cha của Quân mất khi anh còn nhỏ, mẹ một mình nuôi anh khôn lớn. Hôm anh hy sinh thì ở nhà người mẹ đang dọn dẹp nhà cửa chờ còn trai cùng về đón Tết.
Tại thôn Vàng 3, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, mẹ, vợ và người thân Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ Thủ đô E22, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đau quặn lòng mỗi khi nhìn di ảnh anh.
Cháu Nguyễn Gia Huy, con trai lớn của anh Thịnh sụt sùi nước mắt kể lại thời khắc cuối cùng được gặp cha: “Mẹ cháu đưa em gái đi học, cháu định đi tắm còn bố ngồi ăn cơm một mình. Bố bảo cháu đừng đi tắm vội, ngồi đây đơm cơm cho bố để bố đi công tác không muộn. Hỏi bố bao giờ về, bố bảo: “Yên tâm đi, mai kia bố về, bố còn đi lớp bồi dưỡng cán bộ”. Tự nhiên cháu cũng có linh cảm xấu”.
“Hôm qua khi thấy trên mạng đăng thông tin có 3 cán bộ chiến sỹ công an hy sinh ở Đồng Tâm, cháu xem thấy rất lo. Rồi trong các comment có người bình rằng: “ông bác hy sinh” – cháu nghĩ, đó phải là người lớn tuổi. Rồi đọc những dòng comment tiếp theo thì thấy tên bố cháu. Cháu rụng rời chạy vào đơn vị bố. Chẳng ai nói với cháu là bố hy sinh, nhưng nhìn ánh mắt họ, cháu hiểu đã mất bố rồi…” – lời con trai anh Thịnh.
Mẹ Thượng tá Thịnh năm nay 74 tuổi nói về con trai cả trong nước mắt: “Nhiều năm nay nó có về ăn Tết đâu. Gần nhất là hôm mùng 6 nó về gặp tôi, hỏi nó năm nay có về ăn Tết không thì nó bảo con chưa biết, công việc còn bộn bề lắm. Cả nhà đang chuẩn bị đón Tết thì nó đi mất thế này đây…”.
Giữa thời bình nhưng máu của người lính vẫn đổ vì sự bình yên của Tổ quốc, hãy trân trọng họ và đừng biến sự hy sinh ấy thành những hoài nghi phi nhân tính chỉ nhằm thỏa mãn động cơ riêng tư, thậm chí là có chủ định không trong sáng.
Video đang HOT
Vinh danh những chiến sĩ hy sinh vì sự bình yên của Tổ quốc
Trước sự hy sinh dũng cảm của các cán bộ, chiến sĩ, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định truy thăng quân hàm cho 3 sĩ quan CAND đã hy sinh: Từ Thượng tá lên Đại tá đối với đồng chí Nguyễn Duy Thịnh; từ Trung úy lên Thượng úy với đồng chí Phạm Công Huy; từ Thiếu úy lên Trung úy với đồng chí Dương Đức Hoàng Quân do đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 10-1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm.
3 chiến sĩ công an được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất gồm: đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an và thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội Chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an TP Hà Nội.
Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công nêu rõ 3 chiến sĩ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Rạng sáng ngày 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm, dẫn đến hậu quả 3 chiến sĩ công an hy sinh, 1 người chống đối chết, 1 người bị thương. Đến nay, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm với 3 tội danh: giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép; và chống người thi hành công vụ.
Ngày 11-1, đoàn công tác của Bộ Công an do đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viện và chia buồn với gia đình các cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tới thăm hỏi, động viên và chia buồn với gia đình các cán bộ, chiến sĩ. Ảnh: CAND.
Cũng trong ngày 11-1, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý; Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Thiếu tướng Đào Thanh Hải cũng đã có mặt thăm hỏi, động viên gia đình các cán bộ, chiến sĩ.
Tại gia đình Thượng úy Phạm Công Huy, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn bày tỏ sự biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của ba đồng chí vì sự bình yên cho nhân dân xã Đồng Tâm nói riêng và Thủ đô nói chung. “Những chiến sĩ công an giữa thời bình vẫn chịu nhiều hy sinh và gia đình các anh cũng vậy. Họ cũng phải gánh nỗi đau mất mát quá lớn vì cuộc sống bình yên cho nhân dân”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn bế cô con gái nhỏ của Thượng úy Phạm Công Huy. Ảnh Tư Liệu.
Được biết, đám tang của các cán bộ, chiến sĩ sẽ được tổ chức vào ngày 16-1 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau đó, các đơn vị chức năng và gia đình sẽ đưa thi thể 3 chiến sĩ công an xuống nghĩa trang Văn Điển để hỏa táng và được đưa về quê nhà theo nguyện vọng của các gia đình.
Công an TP Hà Nội gia hạn tạm giữ hình sự để điều tra nhiều đối tượng liên quan đến vụ án
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) về 3 tội danh: “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ”. Đồng thời gia hạn tạm giữ hình sự để điều tra nhiều đối tượng liên quan đến vụ án.
VKSND TP Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội đã tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bước đầu thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa.
Hung khí và vũ khí quân dụng được các đối tượng sử dụng chống đối lực lượng cảnh sát. Ảnh Tư Liệu.
Ngoài 3 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, các cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào sân bay Miếu Môn đều an toàn.
Được biết, sáng 10-1, các cơ quan chức năng đã mời một số người là Admin (quản trị trang) một số trang mạng, fanpage, facebook đăng tin sai sự thật, thất thiệt về việc xử lý những người gây rối, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm lên để làm rõ động cơ, mục đích và sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Gia Bảo
Theo phapluatxahoi.vn
Nỗi đau của gia đình thượng tá hy sinh ở Đồng Tâm
Chị Lộc nhớ mãi cái nắm tay của 2 vợ chồng trong căn bếp của gia đình. Đó là lần cuối chị nhìn thấy anh Thịnh, trước khi anh lên đường làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm và hy sinh.
Mấy ngày nay, số điện thoại duy nhất mà chị Lộc gọi đi là số của anh Thịnh, chồng chị. "Mình chỉ mong đầu dây bên kia có người nhấc máy, chỉ mong đây không phải sự thật", chị Lộc khóc, hai bàn tay đan vào nhau cố giữ bình tĩnh.
Chị Lộc mất chồng và hai đứa con chị mất cha chỉ trong 1 đêm. Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, là một trong ba chiến sỹ công an đã hy sinh trong vụ xung đột ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) vào ngày 9/1.
Cái nắm tay chia xa
Trong căn buồng nhỏ ở nhà mẹ chồng, chị Lộc ngồi nhớ lại lần cuối cùng hai vợ chồng được gặp nhau trước khi anh Thịnh lên đường đi Đồng Tâm làm nhiệm vụ. Chiều hôm đó, chị tất bật sửa soạn cơm nước rồi gọi điện thoại cho chồng về ăn cơm.
Trước đó, anh Thịnh cũng đã có chuyến đi công tác xa nhà nhiều ngày. Đã lâu, 2 vợ chồng không được gặp nhau và cả gia đình không được ngồi quây quần bên mâm cơm.
Chị Tạ Thị Lộc, vợ của thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, chiến sĩ đã hy sinh ở Đồng Tâm hôm 9/1. Ảnh: T.Thường.
Khi anh Thịnh về nhà, chị phải đưa con gái đi học thêm nên chỉ kịp níu tay anh trong bếp, dặn anh chờ chị về ăn cùng.
Nhưng khi về đến gần đến nhà, chị thấy anh Thịnh đã đi ra khỏi cổng được một đoạn. Chị gọi với theo nhưng anh không nghe thấy.
"Anh bảo sẽ đi công tác vài hôm, nhưng phải tắt điện thoại nên không cần gọi nữa. Anh còn bảo gọi lần cuối cùng thôi nhé", chị Lộc kể lại cuộc điện thoại với chồng mình như một điềm báo cho sự việc không may xảy ra.
Quá hiểu tính chất công việc của chồng, chị không gặng hỏi thêm. Nhưng chị không biết rằng đó là lần cuối chị được trò chuyện với anh Thịnh và cái nắm tay của 2 vợ chồng chị trong căn bếp cũng là cái nắm tay chia xa.
Anh Thịnh (mặc quân phục đứng ngoài cùng, bên phải) chụp cùng bố mẹ và các em năm 1997, lúc này anh chưa lập gia đình. Ảnh: Mỹ Hà.
Đến chiều 9/1, chị nhận được tin báo chồng chị đang phải nằm viện nhưng mọi thông tin cụ thể về tình trạng của anh thì không được tiết lộ. Chị chạy vội lên cơ quan chồng, thấy phòng làm việc của anh đã bị niêm phong. Chị chạy sang phòng của các đồng nghiệp anh thì thấy mọi người đang tất bật chuẩn bị quần áo, giày mũ cho anh, linh cảm chuyện không lành ập đến.
"Lúc đó mình chỉ biết khóc, mình hỏi những người xung quanh là anh có mệnh hệ gì không thì mọi người bảo mình không được khóc, anh chưa mất đâu mà khóc", chị Lộc nhớ lại.
Người vợ tiếp tục trở về nhà và chờ đợi. Đến 18h chiều cùng ngày, đoàn Công an TP Hà Nội đến nhà báo tin anh Thịnh đã hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ và mọi người đến để thắp nén nhang cho anh.
Chị Lộc không còn nghe thấy gì nữa. Tai chị ù đi, mọi thứ xung quanh quay cuồng. Chị còn chưa kịp nói với anh một câu tạm biệt.
Bữa cơm cuối cùng với bố
Trong ký ức của Nguyễn Gia Huy (19 tuổi, con trai anh Thịnh), bố là một người rất mẫu mực và giỏi giang. Anh Thịnh luôn cố gắng cân bằng thời gian cho công việc và gia đình. Trước ngày đi công tác, anh cũng tranh thủ về nhà ăn cơm rồi mới lên đường.
"Chiều hôm đó, em ngồi ăn cơm với bố trong khi mẹ đưa em gái đi học. Bố hỏi han em về việc học rồi bảo bố sẽ đi công tác mấy hôm, không liên lạc về gia đình được. Lúc đó không hiểu sao em đã cảm thấy rất lo lắng", Huy kể lại bữa cơm với bố.
Em Nguyễn Gia Huy, con trai thượng tá Nguyễn Huy Thịnh đau buồn khi nhận tin bố đã hy sinh. Ảnh: Hải Nam.
Từ khi nghe tin dữ, chàng trai 19 tuổi đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Huy tâm niệm nếu em cũng gục ngã thì mẹ không biết bấu víu vào đâu nữa.
Kỷ niệm mà Huy nhớ nhất về bố là những bữa cơm trong gia đình. Đó là lúc cả nhà được ngồi bên nhau, anh Thịnh tạm thời gác lại trách nhiệm của mình ở ngoài kia. Nhắc đến bố, Huy nói rằng em cảm thấy tự hào. Nhưng niềm tự hào ấy cũng chỉ được em giữ trong lòng, không thể nói trực tiếp với bố được nữa.
Và trong khi mọi người đang hân hoan trong niềm vui đón Tết, háo hức được trở về gia đình để quây quần bên mâm cơm đầm ấm, thì chị Lộc cùng 2 con mãi mãi mất đi chỗ dựa vững chắc suốt hàng chục năm nay. Ngày cận Tết, ba mẹ con ngồi lặng lẽ khóc bên bàn thờ anh Thịnh.
Theo Bộ Công an, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, TP.Hà Nội, theo kế hoạch.
Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1, một số người có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 người chống đối chết, 1 người bị thương.
Chiều 10/1, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án Giết người, Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và Chống người thi hành công vụ để điều tra việc.
Theo Mỹ Hà - Hải Nam (Zing)
Công an hy sinh ở Đồng Tâm: Xử nghiêm đối tượng chống người thi hành công vụ Sáng 9/1, tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị...