Đừng hấp thụ quá nhiều protein nếu bạn không muốn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng này
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng của thói quen tiêu thụ nhiều protein là đầy bụng và táo bón. Chất này có thể áp đảo các chất dinh dưỡng đa lượng, trong đó có chất xơ.
Amy Kubal, chuyên gia dinh dưỡng tại Sioux Falls, Nam Dakota giải thích, protein được tạo thành từ các axit amin, những hợp chất đóng vai trò xây dựng cơ bắp chính. Để bảo vệ và phát triển cơ bắp, protein rất cần được bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hấp thụ bao nhiêu protein là đủ?
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là 0,8 gram protein trong mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, một phụ nữ nặng 63kg cần bổ sung khoảng 50 gram protein mỗi ngày.
Tuy nhiên, mức khuyến nghị này chỉ mang tính tương đối và trên thực tế, mọi người có xu hướng cần tiêu thụ nhiều protein hơn, đặc biệt là những người phải hoạt động thường xuyên. Quá trình lão hóa sẽ khiến cơ bắp dễ chịu tổn thương trong quá trình tập luyện. Do đó, chuyên gia có thể khuyên bạn bổ sung nhiều protein hơn mức khuyến nghị.
Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Y về Thể thao Hoa Kỳ (ACSM) cho biết, những người tập tạ hoặc áp dụng nhiều bài tập đòi hỏi sức bền nên tăng lượng protein lên tới 1,2 -1,7 gram protein trong mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, một phụ nữ thường xuyên tập thể dục nặng 63 kg nên hấp thụ từ 70-112 gram chất này mỗi ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là 0,8 gram protein trong mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Hàm lượng protein cần bổ sung phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, mọi người nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.
Lượng protein đi vào cơ thể chủ yếu bắt nguồn từ khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo ước tính, con người hấp thụ khoảng 30 gram chất này thông qua mỗi bữa ăn.
Dư thừa protein gây nên điều gì?
Protein cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa và bổ sung chất này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn so với tăng cường lượng carb. Nếu bạn đang có mục tiêu giảm cân, hấp thụ khoảng 30 gram chất này trong bữa ăn có thể là ý tưởng tuyệt vời để kiềm chế cảm giác thèm ăn sau đó. Dù vậy, lượng protein dư thừa sẽ được cơ thể chuyển hóa và dự trữ dưới dạng chất béo.
Trong một số trường hợp, tiêu thụ quá nhiều protein sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những người mắc bệnh thận, bệnh tim không nên áp dụng chế độ ăn nhiều protein và tiêu thụ các sản phẩm đã qua chế biến như xúc xích.
Video đang HOT
Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng của thói quen tiêu thụ nhiều protein là đầy bụng và táo bón. Chất này có thể áp đảo các chất dinh dưỡng đa lượng, trong đó có chất xơ. Do đó, chuyên gia Kubal khuyên, bạn không nên ăn nhiều rau sau khi trước đó vừa dùng một miếng bít tết to. Chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa nhưng thịt và sữa lại không hề chứa chất này.
Protein cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa và bổ sung chất này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn so với tăng cường lượng carb.
Ngoài ra, dư thừa protein cũng ảnh hưởng hưởng không nhỏ tới quá trình giảm cân. Như đã đề cập, lượng carb cơ thể không có khả năng chuyển hóa sau bữa ăn sẽ chuyển thành carb tích trữ dưới dạng mỡ thừa. Do đó, đây có thể là lý do bạn không thể giảm cân khi đang áp dụng chế độ ăn Keto. Một cách đơn giản nhất để biết bản thân có dư thừa protein không là theo dõi khẩu phần ăn.
Phải làm gì nếu tiêu thụ quá nhiều protein?
Đừng quá lo lắng vì bạn không thể hỏng thận, tăng cân hoặc mắc bệnh không thuốc chữa chỉ sau một bữa ăn. Để khắc phục tình trạng này, mọi người nên uống nhiều nước hơn để hỗ trợ thận đưa nitơ từ protein ra ngoài.
Trong bữa ăn tiếp theo, hãy cố gắng bổ sung nhiều dinh dưỡng đa lượng như carb phức tạp và chất béo lành mạnh vốn không bổ sung trong bữa trước.
Bạn cũng nên đặc biệt lưu ý tới cơ thể sau khi tiêu thụ nhiều protein. Nếu cảm thấy hoàn toàn bình thường, đừng ngại ngần áp dụng khẩu phần ăn như trước.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
Sỏi thận gây ra cảm giác đau đớn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Sỏi thận có kích thước lên tới 3 mm có thể đi qua nước tiểu nhưng sỏi thận kích thước lớn hơn có thể tạo ra cảm giác đau đớn và ra máu khi đi tiểu.
Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến nhất ở Ấn Độ. Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
Một số chất như canxi oxalate, axit amin và axit uric bị bỏ lại dưới dạng các hạt nhỏ và khi nồng độ của các chất đó tăng lên, chúng sẽ chuyển thành sỏi tinh thể cứng và sắc được gọi là sỏi thận.
Sỏi thận có kích thước lên tới 3 mm có thể đi qua nước tiểu nhưng sỏi thận kích thước lớn hơn có thể tạo ra cảm giác đau đớn và ra máu khi đi tiểu.
Cơn đau được gây ra khi sỏi bị kẹt trong niệu quản, một ống nối giữa thận và bàng quang và chặn đường đi của nước tiểu. Sỏi thận cũng có thể phát triển đến kích thước của một quả bóng golf.
Thận giúp bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể (Ảnh: theo boldsky).
Các loại sỏi thận
Sỏi canxi: Những viên đá như vậy thường được gây ra do sự tích tụ canxi oxalate, một hợp chất tự nhiên trong thực phẩm như rau bina, hạnh nhân, bột cacao.
Sỏi cystine: Sỏi cystine là kết quả của một rối loạn di truyền (cystin niệu) trong đó thận bài tiết quá nhiều axit amin trong nước tiểu.
Sỏi axit uric: Loại sỏi như vậy được hình thành ở những người thường không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều nước, tiêu thụ chế độ ăn giàu protein và bị bệnh gút.
Sỏi struvite: Loại sỏi như vậy xảy ra do nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Triệu chứng sỏi thận
Các triệu chứng của sỏi thận phụ thuộc vào kích thước của chúng. Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ hơn, chúng không gây ra nhiều rắc rối và sẽ dễ dàng đi qua nước tiểu.
Sỏi thận kích thước lớn di chuyển về phía niệu quản và chặn đường đi giữa thận và bàng quang. Trong tình trạng này, một số người sẽ phải trải qua các triệu chứng sau:
Nước tiểu đục/đỏ: Nước tiểu có thể có màu đục/đỏ và kèm theo mùi hôi. Điều này xảy ra do sự hiện diện của enzyme vi khuẩn. Sự hiện diện của những vi khuẩn này cũng gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Đau: Đau là một trong những triệu chứng cơ bản của sỏi thận. Cơn đau xảy ra khi niệu quản cố gắng đẩy sỏi xuống trong bàng quang tiết niệu. Đó là một cơn đau quặn ở bụng dưới, cũng có khả năng bị viêm.
Triệu chứng giống cúm: Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Đi tiểu thường xuyên: Sự tắc nghẽn của dòng nước tiểu dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên cùng với cảm giác đau hoặc nóng rát.
Nguyên nhân gây sỏi thận
Có một số yếu tố dẫn đến sự hình thành sỏi thận trong cơ thể chúng ta. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
Uống không đủ nước là một trong những nguyên nhân cơ bản gây sỏi thận.
Sỏi thận cũng có thể là do di truyền.
Nồng độ hóa học trong nước tiểu tức là nồng độ canxi, axit uric... cũng dẫn đến sự hình thành sỏi.
Béo phì là một lý do khác gây ra sự hình thành sỏi thận vì nó làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu, từ đó dẫn đến hình thành sỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu đôi khi có thể là nguyên nhân gây sỏi thận.
Chẩn đoán sỏi thận
Để chẩn đoán sỏi thận trong cơ thể bạn, có một số xét nghiệm và quy trình cần phải được thực hiện.
Các xét nghiệm như sau: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu CT scan hoặc X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp tĩnh mạch, phân tích sỏi đi qua thận.
Cách phòng ngừa sỏi thận
Uống đủ nước vì uống ít nước là nguyên nhân chính gây sỏi thận.
Giảm lượng muối trong thức ăn.
Giảm lượng thức ăn giàu oxalate như các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt...
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Bằng chứng khoa học về tác dụng của axit amin trong dinh dưỡng mẹ và bé Vừa qua, tại TP. Đà Nẵng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tê tổ chức Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa Hội nghị cập nhật các kiến thức và thực hành quan trọng trong lĩnh vực Sản - Nhi, trong đó có chủ đề dinh dưỡng axit amin cho mẹ và bé, thu...