Dùng gừng trong mùa lạnh nhất định phải biết những điều sau đây
Theo các chuyên gia đông y, gừng là một vị thuốc quen thuộc, đồng thời là loại thuốc rẻ tiền có ngay trong nhà bạn.
Gừng là món ăn bài thuốc được sử dụng phổ biến trong mùa đông lạnh. Trong đó, gừng tươi được dùng nhiều để chữa cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, nôn mửa, trướng bụng đầy hơi. Còn gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, chân tay lạnh, ho có đờm…
Người xưa thường truyền tai nhau: “Ăn gừng buổi sáng tốt hơn cả nước sâm, ăn gừng buổi tối ngang với ăn thạch tín”. Thực tế, các chuyên gia khuyến khích ăn gừng vào buổi sáng và trưa, hạn chế tối đa ăn gừng vào buổi tối.
Ngoài ra, khi dùng gừng cần lưu ý những điều sau đây:
Ảnh minh họa
Không dùng khi bị say nắng, sốt cao
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người phong hàn, cảm mạo, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… nhưng được chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không dùng khi bị bệnh về gan, mật, viêm loét dạ dày
Video đang HOT
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Ngoài ra, gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, nên khi mắc các chứng bệnh về gan nên hạn chế. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
Không dùng khi bị tăng huyết áp
Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.
Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Những cách giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh
Cơ thể bị lạnh sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý gây khó chịu và nguy hiểm, nên áp dụng nhiều cách giữ ấm cơ thể khi vào mùa đông.
Thời tiết miền Bắc đã chuyển sang mùa đông, chấm dứt chuỗi ngày nắng, khô hanh. Sáng sớm và tối đêm thời tiết khá buốt, khi di chuyển ngoài đường, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh. Để giữ ấm tốt, tăng thân nhiệt nhanh, hạn chế tối đa các căn bệnh thường gặp vào mùa đông, bạn có thể sử dụng các cách sau:
Mặc trang phục giữ ấm cơ thể
Đây là cách trực tiếp và hiệu quả nhất. Chúng ta nên sử dụng những chiếc áo khoác được may bằng chất liệu len, nỉ, lông,... Ngoài ra, đồ bộ may bằng vải tole, thun,... cũng có thể mặc vào mùa này. Lúc này, chúng ta có thể chọn kiểu dáng quần dài, áo tay dài hay pyjama cũng khá ấm áp.
Ngoài ra, các phụ kiện như nón len, khăn choàng, găng tay, tất,... sẽ rất cần thiết mỗi khi chúng ta cần ra đường trong khi thời tiết đang lạnh. Đặc biệt, việc giữ ấm cho bàn chân khi đi ngủ giúp giấc ngủ được tốt hơn.
Chúng ta nên sử dụng các loại áo khoác dày đủ ấm khi ra ngoài. (Nguồn: Sưu tầm).
Giữ mức nhiệt độ phòng cho căn nhà
Không khí bên ngoài cũng ảnh hưởng đến việc giữ ấm cơ thể. Các phương pháp để giữ nhiệt độ đủ ấm cho căn nhà có thể thực hiện đơn giản như sử dụng rèm cửa chắn bớt gió, đóng kín cửa. Hoặc nếu có điều kiện hơn, chúng ta có thể trang bị hệ thống sưởi, máy lạnh hai chiều (một chiều làm lạnh và một chiều ngược lại thành máy sưởi).
Máy sưởi dầu được sử dụng nhiều tại Việt Nam. (Nguồn: Sưu tầm)
Tắm nước nóng giữ ấm cơ thể
Khi đi từ bên ngoài về, chúng ta nên tắm ngay với nước nóng. Việc này giúp chúng ta cũng cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn. Trước khi ngủ, ngâm chân với nước nóng cũng giúp giữ ấm cơ thể. Không những vậy, nó còn hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon hơn. Do các huyệt vị thường tập trung dưới bàn chân, khi ngâm như vậy sẽ kích thích lưu thông tuần hoàn máu được tốt hơn. Nhiệt độ cơ thể cũng ổn định.
Ngâm chân bằng nước nóng, thêm gừng giúp giữ âm cơ thể. (Nguồn: Sưu tầm).
Ăn uống phù hợp
Một số thực phẩm như đồ ăn lạnh (nước đá, kem,...), đồ đông lạnh có thể gây viêm họng, hạ thân nhiệt làm cảm lạnh hoặc các bệnh liên quan đường hô hấp. Các thực phẩm như hải sản, dưa hấu,... có thể làm cơ thể giữ nhiệt kém, dễ lạnh bụng.
Vào mùa lạnh, chúng ta nên tránh những thực trên, tăng cường sử dụng những thực phẩm giúp làm ấm cơ thể. Điển hình như gừng có tính ấm, chế biến rừng thành món ăn hay nấu nước nóng uống sẽ rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là công hiệu làm ấm cơ thể rất tốt. Ngoài ra, sữa nóng, cacao nóng,... cũng là các loại thức uống cũng nên được sử dụng trong ngày lạnh.
Vận động cơ thể
Vào những ngày lạnh, chúng ta hay lười biếng vận động. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà có thể gây tăng cân nhanh chóng. Đi bộ hoặc tập yoga là các cách đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện tại nhà để có một sức khỏe tốt. Cơ thể được vận động thường xuyên sẽ giúp tỏa nhiệt giữ ấm cơ thể.
Tích cực vận động cơ thể vào mùa đông. (Nguồn: Sưu tầm).
Uống nước chanh ấm khi bụng đói, tốt hay xấu? Thức dậy vào mùa lạnh không phải là điều dễ dàng và nhiều người thường bắt đầu bằng ly cà phê hoặc tách trà để bắt đầu ngày mới! Nước chanh - ẢNH: SHUTTERSTOCK Không có gì ngạc nhiên khi ngụm đầu tiên có thể cung cấp cho bạn năng lượng ngay lập tức, nhưng nó có cung cấp cho bạn lượng dinh...