Đừng giao con cho ‘quỷ’
Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Thậm chí, cả những người thân quen, họ hàng, huyết thống với nhau cũng trở thành “yêu râu xanh” khi nổi thú tính.
Theo Trung tâm tư vấn Nhịp cầu hạnh phúc, dù được chăm sóc và điều trị tâm lý nhưng hầu hết trẻ bị xâm hại tình dục dễ rơi vào trầm cảm, tự kỷ, có em manh động sẵn sàng cầm dao chống trả để tự vệ, nhiều em lại sống dễ dãi vì tâm lý “không còn gì để mất”…
Dễ có xu hướng quan hệ đồng tính
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc phối hợp với tổ chức phi chính phủ Gia đình OBV đã tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ tâm lý cho hơn 40 em từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Trong đó, 10 em trở về gia đình, 10 em được chăm sóc tại gia, còn lại 21 em ở Gia đình OBV (quận 9, TP.HCM). Bà Hồ Quỳnh Ngọc, người trực tiếp chăm sóc và là mẹ đỡ đầu của 21 em ở đây, cho biết: Hầu hết các em vào đây đều bị trầm cảm, tự kỷ, có em đêm nào cũng la hét, mất ngủ vì ám ảnh, sợ hãi. Cá biệt có những em bị xâm hại nhiều lần khi còn nhỏ nên sau 3-4 năm điều trị vẫn không kiểm soát được đường tiểu.
Bé H.Đ (8 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) vào Gia đình OBV khi mới 4 tuổi. Trong một lần mẹ đi làm, để bé ở nhà trọ một mình, con chủ nhà trọ đã dụ dỗ bé xem phim người lớn rồi giở trò đồi bại. Khi về Gia đình OBV, bé bị nhiễm trùng đường tiểu, viêm sưng vùng kín. Mất hơn 1 tháng điều trị, bệnh tình mới thuyên giảm nhưng đến nay, bé vẫn đái dầm vào ban đêm vì không kiểm soát được đường tiểu. Tương tự, bé A.L (quê tỉnh Đồng Tháp) bị hàng xóm cho 10.000 đồng rồi đưa ra ghe xâm hại khi mới 11 tuổi. Lúc mới vào trung tâm, A.L thường xuyên la hét vì ám ảnh. Bé cũng bị viêm đường tiểu, đến nay 14 tuổi vẫn tè dầm ban đêm.
Một buổi học tiếng Anh của trẻ bị xâm hại tình dục tại Gia đình OBV.
Theo bà Ngọc, cũng có bé sức khỏe ổn nhưng tâm tính thất thường như trường hợp P.A (14 tuổi, quê TP Cần Thơ) bị hàng xóm giở trò làm bậy. Khi chuyện vỡ lở, P.A bị bạn bè chế giễu, hàng xóm cười chê nên em trở thành học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn, thậm chí còn mang dao trong người để tự vệ.
Ngược lại, có những em rất trầm cảm, bị tự kỷ trong thời gian dài, dù hơn 3 năm sống ở Gia đình OBV nhưng vẫn gặp khủng hoảng trước sự cố trong đời. Như em L. (15 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) bị chính bố ruột xâm hại lúc 9 tuổi.
“L. được mẹ đưa vô, em rất hiền nhưng trầm tính, ít nói chuyện, hầu như không phạm một nội quy nào của Gia đình OBV. Khi bạn bè vui chơi, em lại thu mình một chỗ. Những ca này làm chúng tôi đau đầu bởi chính tôi và các cô chăm sóc L. cũng không hiểu được em” – bà Ngọc nói.
Video đang HOT
ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm, cho hay biểu hiện thường gặp ở các em bị xâm hại tình dục là sự khép kín, ngại tiếp xúc với người lạ và quay về mối quan hệ đồng tính. Những trẻ có cá tính yếu thường lo lắng, sợ hãi quá mức, cảm thấy xấu hổ, bất lực, bị ám ảnh và thường xuyên gặp ác mộng. Đôi lúc các trẻ vì cùng quẫn và tuyệt vọng do mất niềm tin vào người lớn sẽ dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân.
Riêng những em có cá tính mạnh lại có khuynh hướng sống “bất cần đời”, dễ dàng quan hệ bừa bãi với nhiều người, xâm hại tình dục người khác hoặc có xu hướng tình dục đồng giới. Một số em mang tâm lý trả thù, quan hệ tình dục bừa bãi để gieo rắc căn bệnh xã hội cho người khác.
Cần mạnh dạn tố cáo
Nhiều năm tìm kiếm và hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục, Trung tâm tư vấn Nhịp cầu hạnh phúc khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên chủ quan giao con cho “quỷ dữ”. Bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục.
Thậm chí, cả những người thân quen, họ hàng, huyết thống với nhau cũng trở thành “yêu râu xanh” khi thú tính nổi lên. Xâm hại tình dục không đơn thuần là hành vi xâm phạm cơ thể người khác mà là tội ác, hủy hoại cả nhân cách, tương lai và hạnh phúc của con người. Đừng để tội ác xảy ra, trẻ nhỏ phải gánh hậu quả thì có ân hận cũng đã muộn màng.
Chị Yên Thảo, người trực tiếp đi thăm các trường hợp bị xâm hại ở ĐBSCL, đau đớn cho biết: Hầu hết các em vì gia cảnh nghèo khó, cha mẹ ít chữ lo làm lụng không để mắt đến con cái.
Đến khi sự việc xảy ra, họ cũng không ý thức hết hậu quả, chỉ dửng dưng nhận tiền bồi thường rồi cho qua chuyện. Đau lòng nhất là những trường hợp bị người thân trong gia đình xâm hại, do ngại sự việc đổ bể và sợ xấu hổ nên câm nín, che giấu tội ác.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục nam đối với nam, nữ đối với nữ đã bắt đầu xuất hiện nhưng pháp luật lại chưa ra các quy định điều chỉnh.
Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự sắp tới, chúng ta cần thiết phải đưa vấn đề này vào luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Những trường hợp trẻ em nam bị người đồng tính xâm hại dẫn đến bị lây nhiễm HIV thì gia đình cần làm đơn tố cáo tố giác tội phạm tới cơ quan cảnh sát điều tra tại địa phương để xử lý theo quy định pháp luật.
Theo đó, người vi phạm sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại điều 118 Bộ luật Hình sự.
Phòng ngừa trước khi quá muộn
Nếu con bị xâm hại tình dục, cha mẹ đừng lên án mà hãy chia sẻ nỗi đau cùng con và phải thẳng thắn đưa vụ việc ra trước pháp luật, đừng che giấu vì sĩ diện. Sự che giấu hành vi của kẻ xấu chính là tiếp tay cho kẻ xấu có cơ hội hành động tiếp. Đồng thời, cha mẹ dạy con tránh xa những ấn phẩm đen, luôn gần gũi để phát hiện những điều bất thường dù nhỏ nhất trong hành vi, cử chỉ, tâm lý của con.ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh
Theo Thu Hồng/Báo Người Lao Động
Một cốc bia mỗi ngày chống ung thư
Căn bệnh ung thư nguy hiểm có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng những bí kíp đơn giản dưới đây.
Ảnh minh họa: Internet
1. Một cốc bia mỗi ngày
Bia có thể giúp cơ thể chống lại Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn được biết đến là nguyên nhân gây loét và có thể liên quan đến ung thư dạ dày. Vì vậy, nếu uống một lượng bia vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn một hoặc hai cốc mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư thực quản và ung thư vòm họng. Đối với phụ nữ, uống một cốc bia mỗi ngày thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư vú khoảng 10%.
2. Không ngồi một chỗ quá hai tiếng
Các nhà khoa học khuyến cáo, con người không nên ngồi nhiều để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Đại học Regensburg ở Đức, nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung, ung thư phổi tăng tới 10% nếu chúng ta ngồi một chỗ quá 2 tiếng mà không di chuyển.
3. Ướp thịt bằng nước ướp
Nướng thịt hay rán thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra nhiều chất hóa học có thể gây ra ung thư. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư (Mỹ) phát hiện ra rằng, việc ướp thịt bằng nước ướp có thể ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của thịt với ngọn lửa, qua đó, làm giảm lượng chất hóa học gây ung thư được sản sinh.
4. Không để trái cây trong tủ lạnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trái cây bảo quản trong tủ lạnh chứa hàm lượng chất dinh dưỡng chống ung thư ít hơn so với trái cây để ở nhiệt độ phòng.
5. Loại bỏ nến có mùi thơm
Dù bạn tin hay không, không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm hơn ở ngoài trời. Ngoài khói thuốc, các loại hợp chất hữu cơ khác được giải phóng từ chất làm thơm phòng hay nến thơm cũng có thể là những chất gây ung thư. Dù chưa biết ảnh hưởng của những loại chất này đến sức khỏe như thế nào, chúng ta nên mở cửa sổ và cửa ra vào để không khí trong nhà luôn thông thoáng.
6. Hạn chế muối
Muối có liên quan đến 14% ca ung thư dạ dày ở Anh. Lượng muối mỗi ngày chúng ta nên bổ sung không quá 6 g (2,4 g natri).
7. Tắt hết ánh đèn khi ngủ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các ánh sáng nhân tạo về ban đêm có thể làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Các chuyên gia phát hiện, việc ngủ hoàn toàn trong bóng tối có thể làm gia tăng số lượng hormone melatonin, có thể phòng ngừa sự phát triển của một số bệnh ung thư.
8. Không để rau trong lò vi sóng
Thay vì để rau vào lò vi sóng bạn nên hấp thực phẩm này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc để rau trong lò vi sóng sẽ làm giảm hàm lượng vitamin C.
Theo Ngôi Sao
Hậu quả của loãng xương Bệnh loãng xương ngày càng có xu hướng gia tăng, bệnh có thể để lại biến chứng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy vậy, loãng xương có thể phòng ngừa được. Ảnh minh họa: Internet Bệnh loãng xương ngày càng có xu hướng gia tăng, bệnh có thể để lại biến chứng nếu không phát hiện và chữa trị...