Đừng ép con thành tài
Con cái là nơi hội tụ tình yêu, sự hy vọng của cha mẹ vì vậy việc cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái là không sai.
Không khí những ngày đầu năm học thật háo hức nhưng quanh quẩn đâu đấy vẫn là những nỗi lo không chỉ của học sinh mà còn của phụ huynh. Phụ huynh có con đầu cấp lo chuyện thích nghi, giữa cấp lo chuyện tụt hạng, cuối cấp lại lo chuyện ôn luyện và thi cử. Những âu lo ấy đôi lúc lấn át cả niềm vui, nhất là đối với cha mẹ có con vào lớp 1.
Con gái anh trai tôi năm nay bắt đầu vào tiểu học. Như bao bậc cha mẹ khác anh chị tôi luôn mong cháu học giỏi. Học giỏi thì đương nhiên tốt, rất tốt. Thế nhưng, có môt sự thật phải chấp nhận là không phải đứa trẻ nào cũng có thể học giỏi như kỳ vọng của cha mẹ.
Ảnh minh họa.
Từ ngày cháu gái tôi lên lớp 1 cả nhà tôi cũng…vào lớp 1. Không khí gia đình tối nào cũng trở nên căng thẳng vì những tiếng đánh vần. Gia đình ba thế hệ từ ông bà nội đến bố mẹ thay nhau dạy con trong “bất lực”.
Trong lớp cháu tôi các bạn đều đã đánh được vần, đọc được chữ vì bố mẹ thường cho đi học thêm lớp gọi là lớp “tiền lớp 1″. Nghiễm nhiên, cháu tôi trở thành đứa trẻ “chậm” so với các bạn. Anh trai tôi bảo cháu sao học mãi mà không biết đánh vần, bà nội lại bảo bạn Bi hàng xóm viết chữ đẹp lắm. Đó là điều nên nói với một đứa trẻ lớp 1 sao?
Chưa nói đến việc nhiều bậc phụ huynh dạy con bằng đòn roi. Đòn roi đôi khi cũng có những tác dụng nhất định nhưng việc gì cũng dùng nó để giải quyết thì sai hoàn toàn. Vài cái phệt vào mông hay vài cái cán chổi sẽ không làm con bạn nhận ra lỗi lầm rồi sửa sai hay học giỏi lên đâu!
Video đang HOT
Trở lại việc cha mẹ ép con phải học giỏi, ép con phải đọc nhanh, viết đẹp hơn các bạn cùng lớp. Kiến thức phổ thông là kiến thức chung, đứa trẻ bình thường nào rồi cũng sẽ đọc được, viết được. Nhưng có phải tài năng nào cũng bộc lộ ngay từ những ngày đầu con đến lớp không? Các thần đồng toán học, văn học, âm nhạc đều bắt đầu bằng việc viết chữ “a” nhanh hơn bạn cùng lớp hay sao? Thật vô lý!
Mỗi đứa trẻ đều có những sở trường, sở thích, tài năng khác nhau. Điều đó sẽ bộc lộ khi các con được sống trong môi trường tốt và khi các con đủ chín muồi về nhận thức. Bố mẹ không nên ép con, bắt con phải giỏi cái này, cái kia. Thử nghĩ xem, nếu bố mẹ Sơn Tùng bắt con làm kỹ sư xây dựng, bố mẹ Công Phượng, Quang Hải bắt học trường Y thì chẳng phải uổng phí cả một tài năng hay sao?
Việc phát triển sai hướng, sai cách hoặc ép buộc con sẽ làm tổn thương đến tâm lý con trẻ. Thay vì áp đặt và ép buộc con theo những gì cha mẹ muốn, hãy phát hiện và định hướng cho con từ những điều con muốn hoặc từ những điều con làm được. Đừng bắt con thành thiên tài.
Trẻ 'còng lưng' học chữ, phụ huynh bế tắc vì Tiếng Việt 1 quá khó
Theo phụ huynh, nội dung kiến thức sách giáo khoa lớp 1 mới có tốc độ học nhanh, một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả khiến các em không kịp ghi nhớ.
23h, gia đình chị Nguyễn Thu Hằng (Văn Quán, Hà Nội) vẫn ầm ĩ tiếng mẹ quát mắng xen lẫn tiếng cô con gái học lớp 1 khóc mếu. Tình trạng này diễn ra nhiều tuần nay. Cứ mỗi buổi tối dạy con học chữ, chị Hằng có cảm giác như đi chiến đấu, hai mẹ con đánh vật học thuộc từng âm tiết, đánh vần từng chữ cái.
Theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, mỗi ngày, con sẽ được cô giáo dạy học 2 âm, sau đó ráp âm lại thành tiếng rồi đọc, viết. Tuy nhiên, sau hơn 3 tuần tới trường (17 ngày đi học) con vẫn luôn nhầm lẫn giữa d-đ, x-s, i-y, p-q... học được chữ nọ lại quên chữ kia.
"Thời gian đầu con tiếp thu bài chậm, tôi rất lo lắng. Từng có lúc tôi bị stress vì nghĩ rằng con mình không thông minh, học kém hơn các bạn. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện thêm với các phụ huynh khác để học hỏi kinh nghiệm, tôi mới phát hiện gần 50% bố mẹ khác trong lớp cũng đang căng thẳng trong việc dạy con học chữ", chị Hằng chia sẻ.
(Ảnh minh hoạ: Q.T)
Năm học 2019-2020, cậu con trai đầu vào lớp 1, chị Lê Phương Chinh (Đoan Hùng, Phú Thọ) không phải chật vật cùng con học chữ mỗi ngày nên gia đình xác định năm nay không cho cô con gái thứ hai đi học Tiếng Việt trước.
Chị nghĩ sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được giảm tải kiến thức, không học nặng như trước đây. Do đó, vị phụ huynh quyết định để con vào lớp 1 tự học chữ trên lớp.
Tuy nhiên, chị bị sốc khi sách Tiếng Việt lớp 1 năm nay không dạy vỡ lòng như trước mà đi ngay vào đọc, viết luôn. Nội dung kiến thức sách giáo khoa thiết kế với tốc độ học rất nhanh, cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Hết tháng đầu tiên đi học mà các em được yêu cầu phải đọc một đoạn văn dài.
Đều đặn mỗi tối ngồi vào bàn học, con gái chị Chinh lại bắt đầu tỏ ra chán nản và uể oải. Con vừa đánh vần chữ, vừa ngáp ngủ. Ví dụ, mẹ đọc mẫu chữ A thì con theo lời nói to chữ A nhưng sau khi con ghi nhớ, tập viết vào vở và đánh vần ráp âm thì lại quên cách đọc. Ngày nào cũng dạy con học 2-3 tiếng học ở nhà, chị Chinh cảm thấy bế tắc và giải thích: "Tôi càng giải thích, càng gặng hỏi thì con càng căng thẳng, cứ thế mẹ gào con khóc mếu liên tục".
Nhiều phụ huynh cũng lo lắng về yêu cầu "đọc hiểu" được đặt ra khi trẻ còn đang học ghi nhớ từng chữ "i tờ". Đa số ý kiến cho rằng chương trình môn Tiếng Việt 1 quá nặng, không phù hợp với năng lực của học sinh, họ đề nghị Bộ GD&ĐT có sự điều chỉnh nội dung trong thời gian tới.
Tăng số tiết nhưng không tăng nội dung
Trước phản ánh của phụ huynh, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, kiến thức lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào mục tiêu chính giúp trẻ đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các em học môn Tiếng Việt rất nhiều.
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Với môn Tiếng Việt lớp 1 mới, dù thời lượng được điều chỉnh tăng từ 350 tiết lên 420 tiết nhưng nội dung kiến thức không cao hơn so với chương trình trước đây. Như vậy, về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.
"Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi mới tính đến việc cho các em học tốt môn khác ở giai đoạn sau. Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ có 70 tiết ở lớp 1 nhưng sẽ được tăng lên học nhiều hơn ở các lớp sau", ông Tài nói.
Song song với triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, phản biện, vấn đề phát sinh liên quan đến nội dung sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời.
Ông Tài cho biết thêm, trong chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định chuẩn đầu ra, thời lượng môn học. Còn giáo viên sẽ tự chủ căn cứ vào khung chuẩn để phân tích chương trình, sách giáo khoa xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp làm sao để học sinh đạt được chuẩn đầu ra.
"Do vậy, việc đánh giá chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng lúc này là không đủ căn cứ xác đáng. Chương trình đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia và được đưa vào cuộc sống với quy định rất chặt chẽ", ông Tài nhấn mạnh.
'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt' Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng trẻ vào lớp 1 đang trong giai đoạn chuyển giao, các em nên "học mà chơi, chơi mà học". Trao đổi với Zing liên quan câu chuyện nhiều phụ huynh than phiền chương trình Tiếng Việt lớp 1 đổi mới nặng hơn trước, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng trước đây, học sinh...