Đừng dung dưỡng thói háo danh
Chúng ta đã “khước từ” chế độ Phong kiến để hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái… vậy cớ sao lại vẫn còn sính những danh xưng “ông hoàng, bà chúa”?
Ảnh minh họa
Phải chăng đó chính là một sự suy thoái trong nhận thức, sự lệch lạc các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội hiện nay?
Đừng vội “kết tội” những “nữ hoàng” từ nội y đến tâm linh, đừng vội phê phán những “ông hoàng” nhạc việt đến “giáo sư” âm nhạc… vì sự không “chính danh” của họ.
Bởi vì sự lố lăng ấy tuy quá rõ ràng nhưng đó cũng chỉ là một phần trong chuỗi những lệch lạc về các hệ giá trị. Không thể trách họ khi cả xã hội nơi đâu cũng chạy đua với những danh hiệu như học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, các em khi ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi ra trường vẫn được mong muốn, được định hướng để làm “thầy” để “ăn trên ngồi trước” mà không thực sự được giáo dục, động viên để hiểu, để trân trọng những giá trị chân chính của những người thợ, người lao động – những người trực tiếp tạo ra những sản phẩm, những giá trị cụ thể cho xã hội.
Cán bộ, quan chức nhiều nơi vẫn đang tìm cách thăng tiến bằng sự “phù phép” từ tuổi tác đến bằng cấp, quan hệ, gia thế… Nhiều địa phương vẫn còn thi đua báo cáo thành tích về số lượng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, xã văn hóa, huyện văn hóa… mà không thực sự trăn trở với tình hình kinh tế, xã hội vốn chẳng mấy cải thiện sau những danh hiệu được cấp ồ ạt, tệ nạn xã hội, cướp giật, ma túy ngày càng nhiều, ý thức xã hội, ý thức giao thông, ý thức bảo vệ môi trường… chẳng mấy tiến bộ.
Cả xã hội vẫn còn đua nhau “tung hô” với những cái nhất, từ nơi chùa chiền, thờ tự, vốn là nơi tu tập, buông bỏ, giản tiện cũng thi nhau xây tháp cao nhất, tượng to nhất, chuông lớn nhất, chùa rộng nhất… và nhiều cái nhất khác được tung hô để đánh đồng số lượng với giá trị.
Sự háo danh vẫn đang len lỏi vào trong giới trí thức, giới “tinh hoa” một cách vi tế. Cứ thẳng thắn nhìn lại trong số hàng nghìn giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ… được cấp bằng, được phong hàm mỗi đợt, xem có bao nhiêu người có đóng góp thực sự cho nền học thuật, có bao nhiêu người có năng lực tương xứng với những bằng cấp, học hàm, học vị và “oai danh” mà họ đang mang.
Nếu lấy thước đo về mặt học thuật, cụ thể như các công trình khoa học, bài báo khoa học được công bố cũng như những đóng góp đối với xã hội (về mặt khoa học) hoặc xem xét thứ hạng, vị trí của giáo dục đại học nước nhà so với với các nước trong khu vực để đánh giá về những đóng góp của giới trí thức đối với hệ thống giáo dục, sẽ thấy những danh hiệu, bằng cấp, học hàm học vị ấy cũng không thực sự chính danh, số lượng không tương xứng với chất lượng…
Video đang HOT
Danh hiệu đang trở thành cơ hội để tiến thân, học hàm học vị đang trở thành phương tiện để được đề bạt, cất nhắc và hưởng lợi nhiều hơn so với năng lực thực tế chứ không phải là sự đánh giá, ghi nhận của xã hội, nên việc bỏ tiền bạc để “chạy” cho có những danh xưng, danh hiệu cũng là việc dễ hiểu.
Đáng ngại hơn, không ít những cơ quan báo chí, truyền thông thậm chí những quan chức, các đơn vị chức năng vẫn đang hàng ngày tung hê những giá trị lệch lạc này thông qua những hoạt động truyền thông, PR… và hằng ngày tác động trực tiếp lên nhận thức của cộng đồng.
Việc một hội nghề nghiệp đứng ra phong “nữ hoàng” “nam vương” cho hàng loạt cá nhân, từ văn hóa tâm linh đến giáo dục, từ nông sản đến… cabon, thậm chí phong cả “hàm” giáo sư… là biểu hiện cụ thể cho thấy sự lỏng lẽo, yếu kém trong quản lý của các ngành chức năng cũng như sự lệch lạc về các hệ giá trị xã hội.
Khi những danh xưng lập lờ này đang đi vào đời sống với những mục đích khác nhau, từ thỏa mãn thói háo danh, là chiêu trò đánh bóng tên tuổi, tạo lập vị trí xã hội cho đến sử dụng những danh hiệu này để kiếm lợi cá nhân… thì chính là lúc cần nghiêm túc xem lại công tác quản lý, nhằm hạn chế những hệ lụy của việc loạn danh xưng như hiện nay.
Những biện pháp quản lý, chế tài cụ thể trước mắt là cần thiết và sẽ có tác dụng hạn chế sự bát nháo trong việc “phong tặng” những danh hiệu, cũng như những hệ lụy từ sự lập lờ này, nhưng trên hết vẫn là việc xây dựng ý thức xã hội cũng như việc hình thành những hệ giá trị chân chính.
Điều này đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức một cách toàn diện và cần được bắt đầu chính từ nền giáo dục hiện tại. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi xã hội đặt ra những yêu cầu về kĩ năng, năng lực cụ thể thì những giá trị mà một nền giáo dục cần xây dựng và hướng đến không thể là việc chạy theo những thành tích và dung dưỡng cho những danh hiệu hảo…
Lê Hiền
Theo baotintuc
Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời
Ngày 14/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý Bộ chỉ số Giáo dục thường xuyên (GDTX) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
Phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến 2045, Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) tổng hợp các tiêu chí đánh giá từ các mục tiêu của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 -2020" (Đề án 89), tham khảo các đề xuất của Unesco, các báo cáo, tài liệu của OECD, Mỹ, Úc...xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá Giáo dục thường xuyên.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Bộ tiêu chí đánh giá GDTX trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045.
Tổng thể cấu trúc của bộ tiêu chí gồm 4 nhóm chỉ tiêu: Tiếp cận và bình đẳng; chất lượng GD; điều kiện đảm bảo chất lượng GD; đội ngũ GV đáp ứng GDTX. Mỗi chỉ tiêu sẽ có các tiêu chí, chỉ số đánh giá.
Hội thảo là dịp để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa về tính khoa học, tính hiệu lực, hiệu quả và mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ số được tổng hợp và đề xuất trong dự thảo phục vụ cho đánh giá GDTX giai đoạn 20121 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo.
Hướng đến một nền giáo dục mở
Tại Hội thảo, các chuyên gia và nhà khoa học đều cho rằng cần thiết xây dựng một Bộ tiêu chí đánh giá GDTX với những chỉ số cụ thể. Mục tiêu của GDTX là xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Nâng cao dân trí là việc làm thường xuyên để phát triển kinh tế xã hội.
GS.TS. Phạm Tất Dong góp ý tại Hội thảo
Góp ý về tiêu chí bảo đảm xóa mù chữ cơ bản vững chắc, GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, chúng ta không đặt ra vấn đề xóa mù chữ cơ bản mà nên đặt vấn đề xóa mù chữ chức năng.
Nếu như chúng ta phổ cập một cách vững chắc bậc THCS thì đến năm 2025, chúng ta không lo HS cấp 2 mù chữ. Nếu năm đó, ai mù nghề thì mới coi là mù chữ. Chắc chắn đến năm 2030, dân số không còn gọi là dân số vàng.
Nền GD không thể đóng kín đến năm 2025, đã đến lúc GDPT, trong đó GD đại học phải mở, GD người lớn phải mở, học cũng phải theo cách mở, vì thế tính tỉ lệ người đi học phải trên hệ thống mở. Mù nghề và mù ngoại ngữ là vấn đề chúng ta cần chú ý.
Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu độc lập Việt Anh cho biết: Trong tương lai nền kinh tế đang đi đến nền kinh tế giá trị, toàn bộ hệ thống phục vụ cho công dân trong cộng đồng. Khi là nền kinh tế giá trị, nó kéo theo một loạt vấn đề GD đi kèm. Chúng ta cần xem lại tiêu chí đánh giá mù chữ. Nếu không có hệ thống GD quốc dân đủ mạnh thì mù nghề là vấn đề quan trọng. Tiêu chí này cần mở rộng thêm.
PGS Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam cho rằng, đồng ý GDTX là bộ phận không tách rời với GD chính quy nhưng thực tế, tiếp cận GDTX còn rộng hơn cả GD chính quy. Vì thế, phạm vi chúng ta đưa vẫn còn hẹp so với nhiệm vụ của GDTX.
Theo PGS Nguyễn Đức Minh, nên bổ sung các tiêu chí đảm bảo cho mọi người học tập mọi lúc mọi nơi, đảm bảo cần gì học nấy; đảm bảo các hình thức khả năng của học đại học; tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ thông tin; tính tích cực chủ động của người học.
Kết luận tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và đánh giá cao ý kiến của nhà khoa học, các chuyên gia. Thứ trưởng nhấn mạnh, Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Bộ tiêu chí phản ánh đúng tinh thần của Luật GDĐH. Về chất lượng tiêu chí cần mở rộng hơn để tăng cường cơ hội tiếp cận của cộng đồng. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, và hi vọng sẽ có buổi họp với Tiểu ban GDTX (Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực) để hoàn thiện văn bản, có nhiều thông tin bổ ích để hoàn thiện bộ tiêu chí.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Kiến nghị xây dựng một chính sách quốc gia về giáo dục mở Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam vùa tổ chức Tọa đàm về "Tài nguyên giáo dục mở với việc học tập suốt đời của người lớn". GS-TS-NGUT Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm. GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, đây là...