Đừng dùng chế độ hình ảnh ‘Tiêu chuẩn’ của TV
Bạn vẫn có thể có được chất lượng tốt hơn của hình ảnh trên TV nếu biết cách điều chỉnh một số chỉ số hoặc tắt đi những tính năng mặc định không cần thiết.
Bạn hoàn toàn có thể nâng cấp chất lượng hình ảnh TV của mình chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong phần cài đặt hình ảnh. Từ những TV LCD phổ thông đến các dòng OLED và MicroLED cao cấp, việc tìm thấy và cài đặt đúng chế độ hình ảnh cho TV sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng hiển thị cho mọi chương trình bạn đang xem.
Trang Cnet gợi ý cho bạn một số tips sau để nâng tầm chất lượng hình ảnh của TV mà không cần phải trang bị thêm các bộ chuyển đổi tốn kém.
Tìm đúng chế độ hình ảnh
Chế độ hình ảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thể chất lượng hình ảnh của TV vì nó quản lý và kiểm soát các phần cài đặt nhỏ khác. Nếu bạn không thay đổi, hình ảnh của TV sẽ ở chế độ Tiêu chuẩn mặc định.
Chất lượng hình ảnh thường sẽ tệ nhất khi TV ở chế độ này. Vì vậy để hình ảnh TV được rõ nét, sống động và màu sắc sắc sảo hơn, việc chắc chắn cần làm là điều chỉnh chúng về các chế độ phù hợp như Cinema, Movie (hai chế độ để xem phim), Calibrated (hiệu chỉnh), Dynamic (sinh động), Filmmaker (nhà làm phim)…
Chế độ Cinema/Movie thường cho chất lượng hình ảnh tốt hơn Tiêu chuẩn.
Điều chỉnh Đèn nền hoặc Đèn OLED
Hầu hết TV đều cho phép điều chỉnh chế độ đèn, tức cường độ sáng mà TV sẽ phát ra bên ngoài. Các cài đặt này thường được gọi là Điều chỉnh đèn nền hoặc Điều chỉnh đèn OLED, với các dòng TV Sony, chế độ này được gọi là Độ sáng.
Bạn nên điều chỉnh độ phát sáng của TV theo mức ánh sáng của phòng và sở thích cá nhân. Nếu đang ở một căn phòng sáng hoặc đang xem TV vào ban ngày, hãy tăng độ sáng của màn hình lên và ngược lại. Tuy nhiên về cơ bản, cần lưu ý những điều sau:
Kiểm soát cường độ ánh sáng của màn hình
Ánh sáng quá cao có thể gây nhức đầu hoặc mỏi mắt ở một số người và có thể gây lãng phí điện và giảm tuổi thọ TV.
Ánh sáng quá thấp làm hình ảnh bị mờ và khó nhìn
Độ tương phản
Không giống với điều chỉnh đèn nền, độ tương phản là thao tác thay đổi cường độ của phần sáng hình ảnh. Hãy nhớ rằng nếu bạn điều chỉnh độ tương phản ở mức quá cao, các chi tiết gần trắng sẽ thành trắng, khiến cho các hình ảnh sáng màu như mây, khói sẽ biến mất trên màn hình.
Để điều chỉnh độ tương phản, đầu tiên bạn hãy tìm một bộ phim hay chương trình nào đó có những hình ảnh sáng màu như quả bóng chày, bầu trời, mây hoặc tuyết. Cơ bản, bạn cần tìm một khung hình có cả chi tiết sáng màu và các chi tiết khác đan xen để bắt đầu cài đặt độ tương phản.
Sau khi chọn được khung hình để làm tham khảo, bạn hãy tăng dần độ tương phản của TV lên cho đến khi các chi tiết màu sáng bị mất, sau đó giảm độ tương phản cho đến khi có thể nhìn thấy chúng trở lại, điểm giữa của khoảng này là điểm lý tưởng nhất cho độ tương phản.
Video đang HOT
Bức tường của tòa nhà bên phải trông thô kệch hơn khi chỉnh Độ tưởng phản quá cao.
Độ sáng
Ngược với Độ tương phản, Độ sáng lại dùng để thay đổi độ tối của các chi tiết tối màu trong khung hình. Giống với hướng dẫn ở trên, bạn hãy đưa độ sáng về khoảng giữa của hình ảnh bắt đầu bị mờ không thể nhìn thấy và hình ảnh bắt đầu bị tối đen, đó sẽ là mức độ hợp lý nhất cho Độ sáng của TV.
Để điều chỉnh Độ sáng, bạn hãy tìm những khung hình sẫm màu, chẳng bạn như phim Aliens, Dark Knight hoặc các chi tiết như mái tóc, áo khoác màu tối. Tuy nhiên cần lưu ý, phim trắng đen sẽ không hiệu quả để điều chỉnh Độ sáng.
Nếu chỉnh sáng quá mức, các hình ảnh mây trời, sóng biển sẽ bị nhòa như trong ảnh bên phải.
Độ sắc nét
Trên thực tế, việc thay đổi Độ sắc nét không cải thiện độ nét của hình ảnh mà chỉ giúp làm nổi bật các góc cạnh của chi tiết, làm cho các đường nét trông nổi bật hơn.
Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm độ thực của hình ảnh, khiến hình ảnh trông giả tạo và thô hơn, với ít các chi tiết tinh tế.
Vì vậy, lời khuyên là bạn nên giảm Độ sắc nét của TV xuống, một số TV thâm chí cho chất lượng hình ảnh tốt nhất khi ở mức 0 của độ sắc nét, một số khác trông đẹp nhất trong khoảng 10-15%.
Màu sắc
Nhìn chung, màu sắc của TV thường đã gần ở mức chuẩn khi bạn cài đặt thiết bị ở chế độ Cinema/Movie.
Bạn có thể trải nghiệm chương trình mà không cần phải điều chỉnh gì thêm, hoặc có thể làm thêm một vài thao tác nhỏ để có được chất lượng màu sắc tốt nhất như điều chỉnh độ bão hòa màu sắc hoặc cường độ xanh/đỏ của hình ảnh.
Nhiệt độ màu hoặc Cân bằng trắng
Color temperature (nhiệt độ màu) là phần tùy chỉnh khó, bởi vì não của bạn thường đã quen với chế độ màu hiện tại của TV, nên bất cứ thay đổi gì cũng sẽ khiến bạn cảm giác điều gì đó bị sai.
Thực tế, nhiệt độ màu sẽ là phần bạn cảm thấy khác đi đầu tiên khi đổi TV về chế độ Cinema/Movie. Hình ảnh sẽ trở nên “ấm” hoặc “đỏ” hơn khi ở hai chế độ này, nhưng đó mới là chế độ chuẩn với hầu hết TV, chỉ là bạn đang xem TV với nhiệt độ màu không đúng, trong thời gian quá lâu.
Hãy chuyển TV về chế độ màu ấm hơn và giữ như vậy trong vài ngày. Nếu vẫn không quen với tùy chỉnh mới, bạn có thể chuyển TV về chế độ Tiêu chuẩn mặc định của nhà sản xuất.
Tắt chế độ Motion interpolation/smoothing
Tính năng Motion interpolation hay Motion smoothing (làm mượt hình ảnh) là chế độ mà các TV đời mới tự động thêm các khung hình chèn vào các khung hình có sẵn, nhằm tăng số khung hình/giây hiển thị.
Chế độ này phù hợp với các chương trình thể thao, đòi hỏi sự chuyển động liện tục của hình ảnh. Tuy nhiên, tính năng này lại không hiệu quả khi xem phim, đặc biệt là phim điện ảnh, nơi các nhà làm phim đã tính toán tốc độ khung hình/giây đáp ứng ý đồ của nội dung phim.
Những TV đời mới thường tự động bật tính năng làm “mượt” này khi ở chế độ Tiêu chuẩn. Vì vậy, nếu cảm thấy hình ảnh của bộ phim bạn đang xem không thực hoặc các chuyển động của nhân vật có vẻ gượng gạo, hãy tìm và tắt chế độ Motion interpolation/smoothing, bạn sẽ cảm nhận mọi thứ hoàn toàn khác.
Tắt tính năng làm mượt sẽ giúp bộ phim bạn đang xem sống động và thực tế hơn.
Tắt chế độ Game
Ngoài tính năng làm mượt, những TV hiện đại còn được trang bị khả năng tăng độ phản ứng, gọi là Input lag. Đây là chế độ giúp cho việc chơi game trên TV nhạy và nhanh hơn, bằng việc giảm thiểu độ trễ từ thao tác tay đến phản ứng hình ảnh trên màn hình.
Tuy nhiên, tính năng này lại có thể “kìm hãm” một số chế độ liện quan đến chất lượng hình ảnh, vì vậy nếu bạn mới mua TV nhưng không thấy hài lòng với khả năng hiển thị, hãy thử tìm phần cài đặt Game mode và tắt tính năng Input lag này đi.
Khác
Cuối cùng, ngoài những gợi ý ở trên, hãy chắc chắn rằng bạn đã kết nối các thiết bị nguồn như streaming stick, cable/satellite box tương thích với độ phân giải của TV, ví dụ thiết bị 4K phải đi với TV 4K và tương tự cho các dòng TV khác.
Thông thường, các bộ nguồn và TV đã được kết nối tương ứng tuy nhiên, sẽ không phí thời gian nếu bạn kiểm tra lại một lần nữa, bởi vì một màn hình 4K sẽ không thể phát ra những hình ảnh tốt nhất nếu không được kết nối với một bộ phát 4K.
Tương lai của OLED trong năm 2021
LG và Sony mang đến những bước phát triển mới cho TV OLED trong bối cảnh lĩnh vực này chịu nhiều áp lực lớn từ công nghệ LED.
LG hé lộ TV Mini-LED QNED đời mới tại CES 2021, nhưng dường như hãng không dự đoán được sự kiện này sẽ giúp nhiều đối thủ cạnh tranh tận dụng cơ hội công kích công nghệ OLED - "con cưng" của LG.
Aaron Dew, Giám đốc thương mại của TCL, đăng blog nói rằng ông không bất ngờ khi nhiều thương hiệu đang chuyển sang công nghệ Mini-LED mà TCL ra mắt thị trường TV tiêu dùng hồi năm 2019. Ông cho rằng công nghệ OLED không có thay đổi nào đáng kể từ khi được ứng dụng trên TV hồi đầu thập niên 2010 và "chỉ chiếm chưa đầy 3% doanh số bán TV toàn cầu".
TV OLED của Sony. Ảnh: T3.
Bình luận này dường như rất bất công. TV OLED đã làm được những điều mà ít người nghĩ tới, như cung cấp các thiết kế siêu mỏng thu hút sự chú ý, cũng như được giới game thủ săn đón nhờ khả năng hỗ trợ game trước các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, giờ đây TV LCD cũng rất mỏng. TCL vừa ra mắt dòng Mini-LED XL theo chính ý tưởng này. OLED cũng không thể hiện ưu thế rõ rệt trong những tính năng dành cho game, như 4K 120 Hz, khả năng tự động chuyển sang chế độ độ trễ thấp và tần số làm tươi màn hình có thể thay đổi được. Điểm khác biệt chỉ là các kỹ sư của LG đã làm được điều này với OLED trước đối thủ.
Dù OLED đã tiến xa hơn những chỉ trích của Dew, nó vẫn không thực sự mang tới những tính năng thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là ở phân cấp phổ thông những năm qua. Các cải tiến chủ yếu nằm trong điều chỉnh khả năng xử lý, thay vì tiến bộ đáng kể về công nghệ.
Điều đó không có nghĩa là năng lực xử lý dữ liệu không quan trọng. Chỉ cần nhìn vào khác biệt hiệu năng giữa nhiều thương hiệu OLED dùng chung tấm nền của LG Display để hiểu điều này. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện của OLED qua từng năm đã chững lại.
Một số người cho rằng OLED tốt đến nỗi không còn nhiều khoảng trống để cải thiện, nhưng hàng loạt mẫu màn hình không dùng công nghệ OLED với độ sáng, độ phân giải và độ phủ màu cao cho thấy điều ngược lại.
Thời thế đang thay đổi
Năm 2021 có thể không phải thời điểm thích hợp để công kích sự đình trệ của công nghệ OLED. Cả LG và Sony đều thông báo sẽ ra mắt TV OLED độ sáng cao đời mới trong năm nay, dựa trên những phần cứng hoàn toàn mới, thay vì chỉ dựa vào tinh chỉnh cấu trúc pixel như trước kia.
Thiết kế tấm nền OLED mới có thể tăng độ sáng tối đa thêm 25%, lên khoảng 1.000 nits. LG mô tả đây là "thành phần phát sáng mới", trong khi Sony mô tả đó là "tấm nhôm cán để phát xạ nhiệt". Điều này đặt sản phẩm của LG và Sony ngang hàng mẫu HZ2000 và JZ2000 của Panasonic, vốn dùng giải pháp phần cứng riêng từ năm 2019.
TV LG G1 - model sử dụng tấm nền OLED mới có độ sáng cao - được giới thiệu tại CES 2021.
Độ sáng cao gây lo ngại về khả năng màn hình OLED mới dễ bị lưu ảnh màn hình hơn. Tuy nhiên, phần cứng mới trong những màn hình OLED hiện đại đều có khả năng phát tán nhiệt, yếu tố ảnh hưởng nhiều tới lưu ảnh màn hình. Panasonic liên tục khẳng định màn hình OLED độ sáng cao của hãng có nguy cơ bị lưu ảnh màn hình tương đương, thậm chí là thấp hơn những dòng OLED thông thường.
Chạm mốc 1.000 nit cũng mang lại lợi ích cả về marketing lẫn hiệu năng, khi nó đặt những loại OLED mới ngang hàng những dòng màn hình OLED cao cấp trong các studio chuyên nghiệp.
Dù vậy, con số 1.000 nit vẫn có thể thua kém độ sáng đã xuất hiện hoặc được hứa hẹn trên những dòng màn hình LCD hay LED sắp tới. Chúng cũng gần như miễn nhiễm hoàn toàn với nguy cơ lưu ảnh màn hình.
Công nghệ tự phát sáng của OLED, trong đó mỗi pixel tự tạo ra nguồn sáng riêng, cho phép hiển thị gam màu tối nhất bên cạnh gam màu sáng nhất mà không ảnh hưởng chất lượng hình ảnh và hiển thị độ tương phản cao với độ sáng 700 - 800 nit. Tuy nhiên, MicroLED cũng có khả năng mang tới độ tương phản tương tự bên cạnh độ sáng lên tới 4.000 hoặc 10.000 nit.
Vấn đề là công nghệ MicroLED có thể vẫn cần thêm nhiều năm trước khi hạ giá đến mức đủ để người tiêu dùng lựa chọn.
Mối đe dọa hiển hiện và rõ ràng
Samsung từng nhiều lần ám chỉ rằng họ có thể tung ra thị trường màn hình QD-OLED kết hợp tính năng tự phát sáng của OLED với công nghệ Quantum Dot. Câu hỏi vẫn là khả năng đến tay người tiêu dùng và nguy cơ lưu ảnh màn hình. Các thông tin cho thấy tính đến cuối năm 2020, Samsung vẫn chưa hài lòng với độ sáng của QD-OLED và nó cũng không xuất hiện trong những tài liệu tại CES của tập đoàn này.
Công nghệ Mini-LED là thử thách rõ ràng hơn nhiều với OLED. Các mẫu màn hình của TCL cho thấy khả năng kiểm soát ánh sáng từng pixel của Mini-LED vẫn chưa thể so sánh với OLED, nhưng nó có độ sáng cao hơn.
Một lý do khác khiến OLED khó bị đánh bại là giá cả. Nhờ quy trình sản xuất hiệu quả và những khoản đầu tư lớn của LG Display vào cơ sở hạ tầng, giá TV OLED đã bắt đầu giảm nhanh. Mẫu LG OLED55BX 55 inch hiện có giá khoảng 1.400 USD, con số gần như không thể tưởng tượng cách đây 3 - 4 năm và ngang hàng với TV LCD tầm trung - cao.
Bên cạnh đó là dòng A1 được LG ra mắt tại CES. Chúng được thiết kế để trở thành dòng cắt giảm tính năng so với những dòng OLED thông thường, nhưng điều này không đồng nghĩa với chất lượng kém. Yếu tố chính bị cắt giảm trên A1 là tấm nền 60 Hz thay vì 120 Hz, cũng như bỏ loạt cổng HDMI 2.1 bằng cổng 2.0 rẻ hơn.
Dòng A1 sẽ tập trung vào người mê phim và truyền hình, bỏ qua những game thủ có thể dùng các mẫu OLED khác của LG. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nếu mức giá hợp lý. Dòng A1 có thể đánh dấu lần đầu TV OLED có giá dưới 1.400 USD và tấn công thẳng vào phân khúc tầm trung của LCD.
Công nghệ LCD/LED thế hệ tiếp theo có thể thúc đẩy cuộc chạy đua độ sáng tốn kém và bỏ xa OLED trong nhiều năm nữa. Nhưng khi đó, các dòng OLED đã có chỗ đứng vững chắc trong thị trường TV tầm trung. Nói cách khác, những thông tin cho rằng OLED sắp bị khai tử dường như chỉ là phóng đại.
TV MicroLED ' The Wall' 110 inch giá 156.000 USD: rẻ hơn, màn hình siêu bền Màn hình MicroLED độ phân giải cao của Samsung sẽ có phiên bản kích thước nhỏ hơn để người dùng dễ tiếp cận, mức giá ước tính khoảng 156.000 USD. Trước đó Samsung đã giới thiệu một số mẫu TV màn hình lớn sử dụng công nghệ MicroLED. Một chiếc TV 146 inch có tên The Wall tại CES 2018, sau đó là...