Dùng đòn trừng phạt nghiêm khắc là biện pháp giáo dục đã lỗi thời
Bạo lực học đường hiện đang diễn ra ở hầu hết các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Là chuyên gia tâm lý nhiều năm dành thời gian nguyên cứu thực trạng này, Thạc sĩ tâm lý Phạm Xuân Hưởng, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã có những chia sẻ về nguyên nhân cũng như biện pháp để ngăn chặn.
Theo Thạc sĩ, thời gian gần đây bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng, quan điểm của Thạc sĩ về vấn đề này như thế nào?
Có thể nói bạo lực học đường đã trở thành vấn nạn, gây bức xúc trong dư luận, các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng, những nhà quản lý giáo dục đang loay hoay tim biện pháp hiệu quả để ngăn chặn. Bạo lực học đường diễn ra ở hầu hết các cấp học, bậc học từ mầm non đến phổ thông với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Bản thân tôi khi theo dõi các vụ việc qua báo chí cảm thấy đau lòng, tôi mong muốn những người có trách nhiệm sớm tìm ra các biện pháp trước mắt và lâu dài để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.
Thạc sĩ tâm lý Phạm Xuân Hưởng.
Vậy theo Thạc sĩ, đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bạo lực học đường?
Bạo lực học đường diễn ra theo hai chiều hướng, thứ nhất là học sinh đánh nhau và đánh cả giáo viên, thứ hai là giáo viên đánh học sinh.
Ở khía cạnh thứ nhất, học sinh đánh nhau rơi vào độ tuổi học sinh THCS và THPT. Ở lứa tuổi này các em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, nhận thức. Các em khát khao khẳng định bản thân trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, suy nghĩ về mọi việc chưa thấu đáo. Thêm vào đó là nền tảng giáo dục về kỹ năng sống, giá trị sống, các chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử bị thiếu hụt… Điều này dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành vi ở lứa tuổi này là điều dễ hiểu.
Ở khía cạnh thứ hai là giáo viên đánh học sinh, tôi cho rằng đây là điều khó chấp nhận và cần phải lên án mạnh mẽ. Những hành động bạo lực của giáo viên đối với học sinh có thể xuất phát từ những lý do như học sinh không nghe lời, bị điểm kém, học sinh có lời lẽ hành vi xúc phạm giáo viên… Theo tôi, những giáo viên có trình độ, kỹ năng sư phạm tốt, có đạo đức nghề nghiệp thì không ai đánh học sinh cả.
Video đang HOT
Dưới góc độ giáo dục, việc la lối, quát mắng, nhục mạ và đánh đập học sinh thể hiện sự bất lực về mặt phương pháp sư phạm của người giáo viên. Nếu có kỹ năng tốt, chắc chắn giáo viên sẽ không đối đầu với học sinh mà tìm cách xử lý tình huống mềm dẻo và có hiệu quả giáo dục cao hơn. Nhiều giáo viên nghĩ rằng, sử dụng biện pháp giáo dục cứng rắn như đánh dập hay trừng phạt nghiêm khắc sẽ làm cho học sinh thay đổi và nghe lời. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm, bởi có thể ngay lập tức học sinh sẽ nghe lời nhưng về lâu dài thì không hiệu quả. Khi trẻ bị đánh đập thì trẻ càng lì đòn, tìm cách chống đối và điều đặc biệt nguy hại là tinh thần, tâm lý các em sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, các em trở nên hung hãn, hiếu chiến và sẵn sàng hành động bạo lực khi bị kích động.
Theo Thạc sĩ, cần thực hiện những biện pháp nào để ngăn chăn bạo lực học đường?
Cần có những thống kê và đánh giá toàn diện về tình trạng bạo lực học đường hiện nay, sau đó mới có thể đưa ra được hệ thống các biện pháp phù hợp. Tôi muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tuyển chọn và đào tạo giáo viên.
Với một nghề đặc thù như nghề dạy học thì mỗi người trước khi trở thành giáo viên cần phải được đánh giá, tuyển chon, sàng lọc và đào tạo thật kỹ càng chứ không phải như tình trạng hiện nay. Chúng ta biết điểm xét tuyển ngành sư phạm trong những năm qua thuộc vào dạng thấp nhất nếu xét trên bình diện cả nước. Thật khó cho các trường sư phạm đảm bảo được đầu ra chất lượng khi trình độ đầu vào thấp như vậy.
Đối với các thầy cô giáo đang công tác, cần xây dựng những bộ công cụ đủ tin cậy để đánh giá giáo viên. Nếu giáo viên nào chưa đủ chuẩn thì phải đào tạo lại để đảm bảo lực lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và thái độ nghề nghiệp chuẩn mực.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Đăng Khoa
Theo nguoiduatin
Sinh viên bắt đầu nghỉ tết, có trường nghỉ gần 1 tháng
Theo thông báo của các trường đại học về lịch nghỉ Tết nguyên Đán năm nay, có những trường nghỉ Tết gần 1 tháng nhưng có trường chỉ nghỉ 9 ngày.
Nhiều sinh viên chuẩn bị về quê ăn tết. Ảnh mang tính minh họa
Trường Đại học Công nghệ TPHCM (Hutech) thông báo lịch nghỉ Tết cho sinh viên. Theo đó, sinh viên bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán từ thứ Sáu ngày 25/01/2019 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết Chủ Nhật ngày 17/02/2019 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 26 ngày. Thứ Hai ngày 18/02/2019 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), sinh viên các Khoa/Viện bắt đầu đi học lại bình thường.
Trường thứ hai cho sinh viên nghỉ Tết khá dài là Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ 26/1 đến 17/2, tức ngày 20 tháng Chạp tới 13 tháng Giêng. Thời gian nghỉ là 25 ngày.
ĐH Nha Trang, ĐH Luật (ĐH Huế) nghỉ tết 22 ngày, từ 28/1 tới 17/2.
Tiếp theo, ĐH Luật Hà Nội cũng đã có thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2019 cho sinh viên, học viên các khóa hệ đại học chính quy của trường.
Theo đó, sinh viên ĐH Luật Hà Nội sẽ được nghỉ Tết Kỷ Hợi 21 ngày - từ ngày 28.1 (tức 23 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết 17.2 (13 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Từ ngày 18.2, sinh viên quay lại trường để học và thi theo thời khóa biểu.
ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 28/1 đến ngày 17/2, tức ngày 23 tháng Chạp tới ngày 13/1, tổng cộng 20 ngày.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Nghỉ từ 28/1 tới ngày 10/2, tổng cộng là 15 ngày.
Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM: 15 ngày, thời gian nghỉ từ 28/1 (ngày 23 tháng Chạp) đến hết 10/2/2019 (mồng 6 tháng Giêng).
Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), sinh viên sẽ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 14 ngày liên tục, từ thứ hai ngày 28/1/2019 đến hết chủ nhật ngày 10/2/2019.
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 9 ngày - từ ngày 2/2 đến hết ngày 10/2.
Theo kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2018-2019, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2019 của sinh viên ĐH Ngoại thương kéo dài 23 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Theo đó, lịch nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 đối với giảng viên, sinh viên và học viên ĐH Ngoại thương bắt đầu từ thứ hai ngày 28.1.2019 (ngày 23 tháng 12 Âm lịch) đến hết chủ nhật ngày 17.2.2019 (ngày 13 tháng 1 Âm lịch).
Đại học Công nghệ TPHCM cho biết, sinh viên được nghỉ Tết nguyên đán Kỷ Hợi từ ngày 25.1.2019 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết ngày 17.2.2019 (13 tháng Giêng).
Học viện Ngân hàng nghỉ Tết âm lịch từ 2/2/2019 đến hết 10/2/2019.
Đại học Hà Nội bắt đầu nghỉ từ 28/1 đến hết 10/2, riêng khoa Việt Nam học từ 28/1 đến hết 17/2/2019.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cam kết học sinh tốt nghiệp THPT được làm việc tại Nhật Bản Trung tâm giáo dục phổ thông thuộc Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cam kết 100% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ được làm việc tại Nhật Bản với thu nhập từ 25-30tr/tháng. Học sinh trong giờ thực hành kỹ năng mềm Nhận bằng khen của UBND TP.HCM Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm giáo dục phổ thông, Trường...