Đụng độ với Nga, Ukraine sắp tuyên bố tình trạng chiến tranh?
Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine (NSDC) được cho là sẽ tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nga vào ngày 26.11, cùng với đó là áp dụng quy định thiết quân luật.
3 tàu hải quân Ukraine tiến vào eo biển Kerch đã bị Nga thu giữ.
Theo Mirror, NSDC đã nhóm họp khẩn cấp ngay trong đêm để thảo luận tình hình về việc 3 tàu hải quân Ukraine bị phía Nga nổ súng, tịch thu.
Các tàu này khởi hành từ biển Đen, tiến vào biển Azov qua eo biển Kerch thì đụng độ với hải quân Nga. Eo biển Kerch nằm giữa lãnh thổ Nga và Cộng hòa Crimea – vùng đất đã trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào liên bang Nga và đã được chấp thuận.
Điều này có nghĩa là các tàu chiến Ukraine muốn tiến vào biển Azov bắt buộc phải có sự chấp thuận của Nga.
Người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine, Oleksandr Turchynov nói hành động của Nga là “gây chiến”.
Theo nguồn tin, các quan chức Ukraine tham gia cuộc họp khẩn coi việc nổ súng, bắt giữ tàu của Nga là “hành động chiến tranh”.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dự kiến sẽ đề xuất với Quốc hội tình trạng thiết quân luật trong ngày 26.11. Quốc hội sau đó sẽ xem xét thông qua đề xuất này.
Tình trạng thiết quân luật thường chỉ được áp dụng trong thời chiến, hạn chế tự do dân sự và cho nhà nước nhiều quyền lực hơn.
Video đang HOT
Các tàu Ukraine muốn vào biển Azov phải đi qua eo biển Kerch, nằm giữa bán đảo Crimea và Nga.
Người đứng đầu NSDC, Oleksandr Turchynov tuyên bố đang thảo luận về việc tuyên bố “tình trạng chiến tranh”. Ông Turchynov nói hành động của Nga gần Crimea là “gây chiến”.
Trong khi đó, phía Nga khẳng định rằng các tàu chiến Ukraine phớt lời yêu cầu và tiếp tục di chuyển một cách nguy hiểm, khiến các tàu chiến Nga phải can thiệp.
Một nguồn tin chưa xác nhận nói có 23 thủy thủ Ukraine hiện đang bị giam giữ cùng 2 tàu pháo và một tàu kéo.
Phía Ukraine khẳng định Nga đã thu giữ toàn bộ các tàu hải quân của nước này đi qua eo biển Kerch. Nhiều thủy thủ bị thương sau khi hai bên bắn trả nhau bằng súng.
Người biểu tình gây rối trước Đại sứ quán Nga ở Kiev.
Nga hiện đã đưa một tàu chở dầu cỡ lớn chắn ngang đường vào biển Azov, nằm bên dưới cây cầu nối liền lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea.
Đại sứ quán Nga ở Kiev hiện đang phải hứng chịu làn sóng phản đối dữ dội. Nhiều người biểu tình gây rối, đốt cháy lốp xe bên ngoài đại sứ quán.
Theo Danviet
Mỹ bao vây Iran bằng vành đai thép, nguy cơ chiến tranh cận kề
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt trở lại các lệnh cấm vận Iran trong khi lực lượng Mỹ hiện diện khắp Trung Đông có thể khiến Iran cảm thấy lo ngại.
Lực lượng Mỹ đã hiện diện ở các quốc gia xung quanh nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Theo Daily Star, quan hệ Mỹ-Iran quay trở lại chuỗi ngày căng thẳng bởi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo ngược những thỏa thuận ký với Iran trước đó của người tiền nhiệm Barack Obama.
Tháng trước, ông Trump lên tiếng cảnh báo Tehran có thể phải đối mặt với kịch bản như một số quốc gia từng bị Mỹ tấn công trong lịch sử.
Nhìn trên bản đồ, người ta có thể nhận thấy sự hiện diện quân sự của Mỹ trên khắp Trung Đông. Điều này có thể khiến Iran phải suy nghĩ kỹ trước khi tiếp tục khẩu chiến với ông Trump.
Người Iran nổi giận đốt cờ Mỹ.
Iran bị bao vây bởi 40 căn cứ quân sự, hải quân, không quân Mỹ ở xung quanh và gần Trung Đông. Lực lượng Mỹ đã tăng cường hiện diện ở khu vực này từ năm 2001, sau vụ khủng bố ngày 11.9.
Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq để lại một lượng lớn quân Mỹ đồn trú. Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh NATO nên dĩ nhiên Mỹ cũng duy trì một lượng lớn quân đội ở đây.
Mỹ cũng thiết lập căn cứ quân sự ở Pakistan, Kyrgyzstan và Oman. Bahrain ở Vịnh Ba Tư là quốc gia cho Mỹ thuê cảng chiến lược, làm bàn đạp cho Hạm đội 5.
Hạm đội 5 hoạt động trên khắp Trung Đông và thường đụng độ với tàu tuần tra Iran. Hạm đội 5 hiện có một tàu sân bay hạt nhân và các các tàu hộ tống làm nhiệm vụ chủ lực tấn công các mục tiêu.
Iran là một trong những nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến nhất Trung Đông.
Tàu sân bay USS Nimitz có lượng giãn nước 110.000 tấn từng bắn cảnh cáo tàu Iran ở Vịnh Ba Tư hồi năm ngoái.
Như vậy Mỹ có tổng cộng khoảng 69.000 binh sĩ ở Trung Đông và hoàn toàn có thể được tăng cường nếu cần thiết.
Ngược lại, Iran hiện có 534.000 binh sĩ trong lực lượng quân đội. Quốc gia Hồi giáo này sở hữu 505 máy bay, 1650 xe tăng, 398 tàu chiến và 1.500 ống phóng tên lửa.
Trong những năm qua, giới chức Mỹ đặc biệt quan ngại về việc Iran mở rộng tầm ảnh hưởng đến Syria, khiến nhiều đồng minh Mỹ bất an.
Tiết lộ trên báo Úc hồi tháng trước cho biết, ông Trump hoàn toàn có thể phê chuẩn chiến dịch không kích các sơ sở hạt nhân Iran trong tháng 8 này.
Ngoài lực lượng ở Trung Đông, chiến dịch quân sự Mỹ nếu diễn ra còn có sự hỗ trợ của các đồng minh như Úc, Anh và Pháp.
Nhưng Iran luôn khẳng định Mỹ và đồng minh sẽ đối mặt với thảm họa nếu dám phát động chiến tranh.
Theo Danviet
Thành phố đăng cai World Cup từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử Đội tuyển Anh đã thi đấu trận đầu tiên tại vòng chung kết World Cup ở thành phố Volgograd, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử thế giới. Trận đánh ở Stalingrad đã khiến 2 triệu người thương vong. Theo Daily Star, thành phố Volgograd trước đây được gọi là Stalingrad, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch...