Đụng độ sắc tộc tại Sudan, 47 người thiệt mạng
Ngày 18/1, giới chức địa phương cho biết các vụ đụng độ sắc tộc xảy ra cùng ngày tại bang Nam Darfur của Sudan đã khiến 47 người thiệt mạng.
Các vụ đụng độ xảy ra chỉ một ngày sau các vụ việc tương tự ở bang lân cận, khiến hơn 80 người thiệt mạng.
Lực lượng an ninh Sudan tuần tra tại El Geneina, bang Tây Darfur. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ lĩnh bộ lạc Fallata Mohamed Saleh cho biết lực lượng của bộ lạc Rizeigat (chủ yếu là người Arab), sử dụng nhiều phương tiện trong đó có xe máy và lạc đà, tấn công làng Saadoun thuộc bộ lạc Fallata. Theo ông Saleh, các vụ đụng độ giữa 2 bộ lạc đã chấm dứt nhưng có 47 người đã thiệt mạng trong khi một số nhà cửa bị thiêu rụi. Các cuộc đụng độ xảy ra sáng 18/1, chỉ một ngày sau các vụ bạo lực tương tự giữa các nhóm sắc tộc ở bang Tây Darfur khiến 83 người thiệt mạng trong 2 ngày 16-17/1. Các vụ việc cũng xảy ra chỉ khoảng 2 tuần sau khi phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (UNAMID) chính thức kết thúc sứ mệnh tại Darfur trong bối cảnh tình hình an ninh đã có nhiều tiến triển.
Sudan hiện trải qua giai đoạn chuyển tiếp đầy bất ổn kể từ tháng 4/2019 sau khi cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ. Hiện chính quyền dân sự mới thiết lập đang nỗ lực ổn định những khu vực chìm trong nội chiến nhiều thập kỷ qua. Hồi tháng 10/2020, chính phủ đã ký một thỏa thuận hòa bình với các nhóm nổi dậy chính, mở ra hy vọng chấm dứt xung đột tại những vùng chiến tranh, trong đó có cả vùng Darfur. Chỉ có 2 nhóm nổi dậy chính không tham gia thỏa thuận này, trong đó có một nhóm có ảnh hưởng tại bang Darfur.
Tới nay, dù cuộc xung đột chính ở Sudan đã hạ nhiệt nhưng các vụ đụng độ sắc tộc vẫn thường xuyên nổ ra, chủ yếu giữa những người Arab du mục và nhóm các nông dân định cư người thiểu số không phải người Arab. Trong khi các lực lượng nổi dậy đều đã cam kết hạ vũ khí, lịch sử xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua khiến các loại vũ khí trở nên phổ biến trên cả vùng phía Tây rộng lớn của Sudan, cùng với đó là những chia rẽ sắc tộc khó hòa giải. Riêng vùng Darfur đã rơi vào bất ổn và xung đột nghiêm trọng từ năm 2003, khiến khoảng 300.000 người thiệt mạng và 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Tình trạng bạo lực tại vùng này hiện vẫn là vấn đề an ninh nan giải. Nguyên nhân đụng độ chủ yếu vì tranh chấp đất đai và nguồn nước.
EU tạm ngừng hỗ trợ ngân sách cho Ethiopia do khủng hoảng Tigray
Ngày 15/1, Liên minh châu Âu (EU) đã đình chỉ hỗ trợ khoản ngân sách trị giá 107 triệu USD cho Ethiopia cho đến khi các cơ quan nhân đạo có thể tiếp cận được những người cần viện trợ ở khu vực Tigray thuộc miền Bắc nước này.
Người dân Ethiopia sơ tán từ vùng chiến sự Tigray tới lánh nạn tại một trại tị nạn ở bang Gedaref, Sudan, ngày 5/12/2020. Ảnh: AFP/TXTVN
Theo Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed cần "làm sống lại" giải Nobel Hoà bình mà ông đã được trao vào năm 2019, thông qua thực hiện những điều cần thiết để chấm dứt xung đột ở Tigray. EU không thể giải ngân khoản hỗ trợ ngân sách theo kế hoạch cho Ethiopia, trừ khi các nhà điều hành viện trợ nhân đạo có thể tiếp cận được người dân đang gặp khó khăn.
Ông Borrell cho biết, xung đột Tigray đã vượt qua tính chất một vấn đề nội bộ của quốc gia và hiện là mối đe doạ trực tiếp đối với sự ổn định của toàn khu vực. EU đã nhận được các báo cáo liên quan tới bạo lực sắc tộc, sát hại, hãm hiếp, cướp bóc và hoàn toàn có thể xảy ra các hành vi tội ác chiến tranh. Bên cạnh đó, xung đột đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực lan toả trong khu vực, như quân đội Eritrea tham gia vào hoạt động quân sự ở Tigray, quân đội Ethiopia rút khỏi Somalia.
Hàng nghìn người đã thiệt mạng, cũng như hàng triệu người khác phải di dời và hơn 50.000 người tị nạn phải chạy sang Sudan. Văn phòng Thủ tướng Aiby chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan tuyên bố của EU. Vào tháng 12/2020, lực lượng đặc nhiệm của Chính phủ Ethiopia tại Tigray cho biết đã đạt được thoả thuận với Liên hợp quốc (LHQ), trong đó Addis Ababa sẽ cho phép các cơ quan cứu trợ tiếp cận khu vực giao tranh.
Tấn công ở khu vực biên giới Ethiopia và Sudan, trên 80 dân thường thiệt mạng Ủy ban nhân quyền của chính phủ Ethiopia (EHRC) ngày 13/1 cho biết có trên 80 dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công một ngày trước đó. Nhà cửa bị hư hại trong cuộc xung đột tại khu vực Tigray, Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN Vụ tấn công xảy ra ở vùng Benishangul-Gumuz gần biên giới Ethiopia và Sudan. Hiện chưa rõ thủ phạm...