Đựng đề thi THPT quốc gia trong két sắt, vận chuyển bằng máy bay
Hiện tại, đề thi THPT quốc gia năm 2017 đã được chuyển về 63 tỉnh thành. Các sở GD&ĐT đang tiến hành in sao đề thi
Theo kế hoạch, đề thi THPT quốc gia năm 2017 đã được chuyển về 63 tỉnh thành từ ngày 10/6. Các Sở GD&ĐT đang tiến hành in sao đề thi.
Năm nay, tất cả môn sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm, trừ Ngữ văn. Một phòng thi sẽ có 24 đề, mỗi thí sinh làm một đề thi.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn.
Vận chuyển đề thi bằng máy bay, phà
Trả lời Zing.vn, ông Nguyễn Thanh Giang – Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu – cho biết công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh đang trong giai đoạn triển khai. Ngày 15/6, Ban chỉ đạo kỳ thi đã họp và phân công công việc cho các cơ sở, thành viên.
Theo ông Giang, công tác vận chuyển đề thi đều thuận lợi. Trong tỉnh có Côn Đảo biệt lập, đề thi sẽ được vận chuyển ra trước bằng máy bay để đảm bảo nhanh chóng, an toàn.
Năm nay, Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp 5 trường tổ chức thi, bao gồm: ĐH Y dược TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, CĐ Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại Đồng Tháp, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ – Hiệu trưởng ĐH Đồng Tháp, thông tin tỉnh vận chuyển đề thi bằng phà. Mỗi chuyến phà Cao Lãnh qua lại mất từ 10-15 phút, việc giao nhận đề thi phải tính toán kỹ để đảm bảo thời gian.
Bí quyết ôn thi ‘nước rút’: Đừng tham học tràn lan Hơn 866.000 thí sinh trên cả nước sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Ở giai đoạn “nước rút”, ngoài kiến thức, bản lĩnh và ý chí là yếu tố quan trọng quyết định việc đỗ hay trượt.
Theo ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, nghiệp vụ thi năm nay có nhiều điểm mới, phức tạp hơn nên sẽ khó khăn trong việc tập huấn, phổ biến quy chế thi, xử lý các tình huống trong khi thi. Đặc biệt, phần lớn môn thi trắc nghiệm, số trang in nhiều hơn nên sẽ khó khăn trong việc in sao đề thi.
Hội đồng thi tỉnh Nghệ An đã thuê riêng một khách sạn để in sao đề với khu vực biệt lập, có bảo vệ vòng trong và vòng ngoài.
Tại Hà Nội, năm nay, gần 73.000 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, riêng số cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia công tác coi thi hơn 7.000 người, bao gồm cán bộ các trường đại học và phổ thông trên địa bàn. Số nhân viên, trật tự viên phục vụ tại điểm thi là 1.100 người.
Video đang HOT
Toàn cụm thi của Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ in sao đề tại ĐH Bách khoa. Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa, cho biết cụm thi có 77.000 đề tự luận, 400.000 đề thi trắc nghiệm. Nhà trường huy động 10 máy in, 10 chuyên viên in sao, hơn 100 cán bộ phục vụ ở vòng ngoài.
Đề thi quyết định thành bại của kỳ thi
Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, đề thi THPT quốc gia được cách ly triệt để từ khi mở niêm phong đến hết thời gian làm bài môn cuối cùng.
Trong đó, trưởng ban in sao đề chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịch hội đồng và trước pháp luật về việc tiếp nhận đề thi gốc, tổ chức in sao đề, bảo quản, chuyển giao đề thi đã in sao cho trưởng ban vận chuyển và bàn giao đề thi của hội đồng thi.
Công việc in sao đề thi được thực hiện theo quy trình: Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra kỹ bản in sao thử, so sánh với bản đề thi gốc trước khi in sao.
Trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vấn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với chủ tịch hội đồng thi để đề nghị Ban chỉ đạo thi quốc gia xử lý.
Các điểm in sao đề sẽ lần lượt thực hiện theo từng môn, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của môn tiếp theo. Quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng, bản in hỏng được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu mật.
Sau khi đóng gói xong đề thi từng môn, trưởng ban in sao đề thi quản lý các phong bì đựng đề, kể cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bẩn đã bị loại.
Đề thi phải được bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt khóa, niêm phong và bảo vệ 24 tiếng/ngày. Chìa khóa do trưởng ban vận chuyển và bàn giao đề thi giữ.
Khu vực bảo quản đề thi, bài thi tự luận, phiếu trả lời trắc nghiệm phải có lực lượng công an trực, bảo vệ 24 tiếng/ngày, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết đề thi là khâu quan trọng, tác động trực tiếp đến thành bại của kỳ thi THPT quốc gia. Do đó, ngay từ khi công bố phương án thi, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hóa phục vụ kỳ thi.
Việc in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi cũng được Bộ GD&ĐT và các địa phương chỉ đạo sát. In sao đề thi được thực hiện cách ly 3 vòng độc lập với quy trình chặt chẽ.
Ông Trinh nhấn mạnh việc tổ chức in sao đề không gây trách nhiệm nặng nề cho các sở GD&ĐT vì đã có trách nhiệm của các trường đại học.
Ông Trinh lý giải: “Chúng ta đang trên tiến trình đổi mới cách dạy và học thông qua đổi mới thi cử. Phương thức và nội dung thi mỗi ngày phải thay đổi. Hiện nay, thí sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất với mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học đã giảm áp lực và tốn kém cho xã hội”.
Bộ GD&ĐT đã thành lập 5 đoàn công tác do các thứ trưởng và ủy viên thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia làm trưởng đoàn, đến một số địa phương tại các vùng, miền trong cả nước để kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi.
Công tác thanh tra thi THPT quốc gia 2017 phải làm quyết liệt hơn những năm trước.
PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết đề thi sẽ có những câu hỏi ở mức độ cơ bản (ít nhất 60%) phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và các câu hỏi còn lại để xét tuyển sinh vào hệ thống trường ĐH, CĐ.
Đề thi minh họa, thử nghiệm và tham khảo đã được Bộ GD&ĐT công bố. Học sinh tham khảo, yên tâm học và ôn tập, bám sát chương trình lớp 12, không học tủ, học lệch, không học thêm tràn lan.
Theo Zing
Lọc ảo 3 lần để xác định điểm chuẩn đại học
Ngày 12/6, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn tuyển sinh hệ chính quy năm 2017 khối các trường đại học, cao đẳng sư phạm tại TP.HCM và Nghệ An.
Tại buổi tập huấn ở Nghệ An, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT - cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2017 có trên 866.000 thí sinh (TS) dự thi, trong đó 75% TS dự thi có đăng ký xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).
Gần 50% TS đăng ký bài thi khoa học xã hội, đó là kết quả tác động của việc thay đổi hình thức thi. Năm nay, cả nước có 2.364 điểm thi, khoảng 37.000 phòng thi, 40.000 giám thị. Tỉ lệ cán bộ coi thi là 50-50 của trường ĐH và các sở.
Khâu vận chuyển đề an toàn tuyệt đối
Ông Trinh cho biết thêm đến nay, các địa phương đã chuẩn bị thi rất chu đáo, toàn diện cả về tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, nhiều chính sách hỗ trợ cho TS, bảo đảm an toàn cho kỳ thi. Công tác ôn tập, chuẩn bị cho TS được các sở chỉ đạo các trường làm đúng kế hoạch.
Ngày 10/6, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc chuyển đề thi cho các tỉnh - thành, hiện nay các tỉnh - thành đã tiến hành in sao đề thi.
"Băn khoăn lớn nhất của Bộ GD&ĐT là về công tác in sao đề thi và giữ trật tự ở các điểm thi, phòng thi vì năm nay có tới 2.364 điểm thi. Đến nay, khâu vận chuyển đề thi, in sao đề thi được bảo đảm tuyệt mật, an toàn. Chúng tôi bảo đảm đến ngày 22/6, khi kỳ thi diễn ra, mọi việc được diễn ra suôn sẻ, an toàn tuyệt đối", ông Mai Văn Trinh nói.
Tập huấn phần mềm máy tính tại TP.HCM sáng 12/6. Ảnh: Người Lao Động.
Cũng theo ông Trinh, năm nay, do chuẩn bị tốt hạ tầng công nghệ thông tin nên phần mềm thi và đăng ký xét tuyển được vận hành thông suốt. Phần mềm chấm thi cũng đã được chạy thử, cho kết quả tốt.
"Nói chung năm nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi rất chu đáo từ Bộ GD&ĐT đến các địa phương để bảo đảm an toàn, khách quan, nghiêm túc nhất. Kỳ thi này không chỉ để xét tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH mà quan trọng hơn là để thay đổi cách dạy và học phổ thông", ông Trinh nhấn mạnh.
Năm nay, Bộ GD&ĐT thành lập 5 đoàn để kiểm tra công tác thi. Thanh tra thi sẽ làm quyết liệt hơn các năm trước vì là kỳ thi do các sở chủ trì. Để hạn chế gian lận thi, nhất là việc sử dụng các công nghệ cao, bộ đã phối hợp với công an để có những hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho cán bộ coi thi.
Xử lý mạnh tay với trường tuyển vượt
Tại buổi tập huấn ở TP.HCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết năm nay, Bộ GD&ĐT dùng phần mềm để lọc ảo chung cho gần 350 trường ĐH, CĐ sư phạm.
TS được điều chỉnh nguyện vọng (NV) theo một trong hai hình thức: Điều chỉnh online hoặc ghi phiếu. TS điều chỉnh online sẽ không thể tăng số lượng NV. Sau khi kết thúc thời gian điều chỉnh NV (từ ngày 15 đến 23/5, điều chỉnh trên phiếu kéo dài đến hết ngày 25/7), các trường sẽ lập danh sách TS có khả năng trúng tuyển, sau đó chuyển về Bộ GD&ĐT để tham gia quy trình lọc ảo 3 lần.
Sau mỗi lần lọc ảo, các trường có thể điều chỉnh điểm chuẩn và sau 3 lần lọc ảo sẽ ra kết quả chính thức. Các trường công bố kết quả chính thức vào ngày 1/8.
Ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết đang có cách hiểu chưa đúng rằng số TS đăng ký NV1 nhiều hơn chỉ tiêu là thuận lợi cho việc xét tuyển của các trường bởi ngoài NV1 còn có các NV tiếp theo và khi xét tuyển thì bình đẳng như nhau. Trường hợp TS bằng điểm nhau thì ưu tiên xét tuyển NV1.
Đối với các trường tham gia nhóm xét tuyển, việc lọc danh sách có khả năng trúng tuyển sẽ được thực hiện liên tục trong nội khối trước khi đưa phần mềm lọc ảo chung của Bộ GD&ĐT. Việc này sẽ giúp giảm ảo đáng kể so với trường không tham gia nhóm.
"Bộ sẽ dùng công cụ kỹ thuật để giám sát trường tuyển vượt chỉ tiêu, sau 3 lần nhắc nhở nếu trường không điều chỉnh, bộ sẽ xử lý mạnh tay", ông Tuấn nói.
Mỗi TS sẽ có một phiếu kết quả thi, trên đó có mã vạch. Khi TS trúng tuyển ở một trường ĐH và làm thủ tục nhập học thì không thể xét tuyển ở trường khác.
Theo Yến Anh - Huy Lân / Người Lao Động
Không thể có tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định kỳ thi THPT quốc gia 2017 được giao về địa phương và sẽ không có hiện tượng tiêu cực. - Thưa thứ trưởng, qua kiểm tra công tác chuẩn bị thi của nhiều địa phương trong thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào? - Năm nay, Bộ GD&ĐT công bố phương án...