Đừng để phụ huynh “ngán” khi đưa con đến trường
Sự thân thiện, văn hóa của một ngôi trường trước nhất sẽ được thể hiện ngay ở cánh cổng trường, qua người bảo vệ, nhân viên trường học.
“Cửa ải” này mà thiếu lịch sự, không có được cảm giác thoải mái, vui tươi thì không hy vọng vào một môi trường thân thiện, văn minh.
Ngày tựu trường, chị H.M, có con học tiểu học ở quận Tân Bình, TPHCM đưa con đến trường với một nỗi lòng nặng trĩu. Những hình ảnh, cảnh tượng đã không còn xa lạ nhưng chị vẫn không quen nổi.
Phụ huynh mang nhiều nỗi niềm tâm tư khi con đến trường (Ảnh mang tính minh họa)
Trước cổng trường học, đoạn đường vào hẹp nên hết sức xô bồ. Phụ huynh chen chân vào gửi xe, ai cũng vội vàng, có khi còn gắt gỏng, mắng mỏ nhau…
Chỉ có hai bác bảo vệ túi bụi với vé xe, thu tiền còn không kịp nói gì đến việc hỏi han nhau. Tuyệt nhiên, không có một ai ở phía nhà trường đón hay hướng dẫn phụ huynh, học sinh ngày đầu các em đến trường.
Năm ngoái, chị M. đã mạnh dạn và nhiệt tình tìm gặp thầy hiệu trưởng, đề nghị đừng để phụ huynh chen chúc khi đứng chờ mua đồng phục, vừa xấu mặt phụ huynh lẫn hình ảnh của trường. Còn cô bán đồng phục thì hỏi phụ huynh một cách trống không, chỏng lỏn: “Tên? Mấy ký? Mấy bộ?”.
Video đang HOT
Năm nay, vẫn là cảnh tượng ấy!
Đây không phải là chuyện “hiếm có khó tìm” tại các trường học. Chưa nói đến việc tiếp cận với giáo viên, quản lý nhà trường, ngay các “hàng rào bên ngoài” đã có thể làm phụ huynh ngao ngán.
Có những bác bảo vệ nhiệt tình, vui tính nhưng nhiều trường, đụng phải những bác canh cửa như là “bác” của thiên hạ. Họ hỏi phụ huynh trống không, nói như quát…
Chị Thu Linh, một phụ huynh có con học tiểu học ở TPHCM kể, cách đây vào hôm, chị đến trường mua đồng phục cho con cũng gặp cảnh bảo vệ thì gắt gỏng, khó chịu. Vào phía trong thì cũng thì là “Tên? Mấy bộ? Mấy ký?” của cô bán đồng phục.
Có phụ huynh mạnh dạn góp ý, hỏi lại “Chị là người của nhà trường hay của phía công ty?” thì được nghe: “Có gì không?”.
Chị Linh thở dài, buồn bã. Hôm đó chị mới kịp mua hai bộ, chưa đủ, nghĩ đến lúc phải quay lại là chị thấy xuống tinh thần. Người mẹ buồn rười rượi khi nghĩ con mình sẽ học tập trong môi trường đó trong nhiều năm tới.
Trường học thân thiện là một tiêu chí của ngành Giáo dục và là mong muốn, khát khao của từng học sinh, phụ huynh.
Tiếng chào, lời hỏi là liều thuốc tinh thần trong giao tiếp hàng ngày, tạo nên những cảm xúc tích cực. Trong môi trường học đường, vượt lên giá trị này còn là hình ảnh, bài học về nhân cách cho học trò.
Nhiều năm qua, vào dịp năm học mới Sở GD-ĐT TPHCM đều nhắc nhở các trường chú ý đến việc tạo không khí thân thiện, phong cách lịch sự, văn minh khi tiếp đón, trao đổi phụ huynh. Đặc biệt, vào dịp đầu năm với học sinh và phụ huynh đầu cấp.
Nhiều trường tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, thân thiện để chào đón học trò ngày đầu đến trường (Ảnh minh họa)
Nhiều trường học ở TPHCM đã có những hoạt động vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện để chào đón, hướng dẫn học sinh, phụ huynh những ngày đầu đến trường. Tuy nhiên, cạnh đó nhiều trường vẫn bỏ trống việc này, các khâu tiếp cận với học sinh, phụ huynh còn cẩu thả, nếu không muốn nói là còn quan liêu, hạch sách. Điều này mang đến cảm giác mệt mỏi cho phụ huynh khi cần “gõ cửa” nhà trường.
Một vị lãnh đạo từng công tác ở Sở GD-ĐT TPHCM nêu quan điểm, sự thân thiện, văn hóa của một ngôi trường trước nhất sẽ được thể hiện ngay ở cánh cổng trường, qua người bảo vệ, nhân viên trường học. “Cửa ải” này mà thiếu lịch sự, không có được cảm giác thoải mái, vui tươi thì không hy vọng vào một môi trường thân thiện, văn minh.
Mà điều này, theo ông phụ thuộc vào khả năng quản lý, cách nhìn nhận, sự cởi mở, chăm chút đến môi trường học đường của chính vị hiệu trưởng…
Hoài Nam
Theo Dân trí
Sách giáo khoa "cháy hàng"
Dù NXB Giáo dục Việt Nam tại TP HCM khẳng định sẽ không diễn ra tình trạng "sốt" sách giáo khoa (SGK) nhưng trước ngày tựu trường, nhiều phụ huynh phải chật vật chạy khắp các nhà sách mà không mua đủ sách cho con.
NXB Giáo dục Việt Nam đã có thông báo về việc chuẩn bị in trước - phát hành lượng SGK nhiều hơn so với năm ngoái 16%, riêng tại TP HCM đã in trước 4 triệu bản, tăng 5% so với năm 2018 nhưng vẫn khan hiếm hàng vào những ngày sát ngày tựu trường.
Không chỉ thiếu SGK lớp 1 mà nhiều đầu sách các khối như lớp 6, lớp 10, lớp 11, lớp 12 cũng bị thiếu. Một số cửa hàng chỉ còn bán SGK lẻ, không đủ bộ và không nhập thêm để bán vì sợ tồn kho. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu SGK cục bộ tại một vài thời điểm.
Ngày 18-8, ghi nhận tại một số nhà sách trên địa bàn TP HCM như nhà sách Minh Khai đã hết các bộ sách từ lớp 6 đến lớp 12, chỉ còn sách lẻ không đủ bộ. Nhà sách Nguyễn Văn Cừ hết tất cả các bộ SGK các cấp. Nhà sách Phương Nam thì sách lẻ hầu như đã hết và SGK bộ cũng còn rất ít. Nhà sách Cá Chép chỉ còn SGK bộ cho lớp 1 và lớp 3... Các nhà sách khác còn vài bộ sách cấp tiểu học. Chiều cùng ngày, vẫn còn nhiều phụ huynh đến hỏi mua. Theo các nhà sách, khi năm học mới gần kề, phụ huynh lại có tâm lý gần đến ngày nhập học mới đi mua SGK nên nhu cầu tăng đột biến.
Phụ huynh mua sách tại một nhà sách tại TP HCM
Nhiều phụ huynh mua thêm sách lẻ cho con nhưng đi nhiều nhà sách mà không thể mua được như toán lớp 2, tiếng Việt lớp 1, các loại sách bài tập...Khi phụ huynh đang lo lắng, chật vật mua sách cho con thì nhiều "cò sách" đã xuất hiện, rao bán với giá hơn 200.000 đồng/bộ SGK đầy đủ. Nhiều phụ huynh sau khi mua mới phát hiện đó là sách cũ được gộp sách lẻ thành một bộ. Có phụ huynh bức xúc vì đã phải mua một bộ SGK với giá cao hơn 100.000 đồng so giá niêm yết của NXB Giáo dục Việt Nam tại một cửa hàng sách trên đường Nguyễn Văn Cừ và phải mua kèm bao bọc vở, các dụng cụ học tập khác.
Nhân viên bán hàng tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ cho biết hiện nhà sách đã hết các bộ đầy đủ SGK các cấp và chỉ còn bán lẻ nhưng chưa có hàng nhập thêm, vẫn đang đợi kế hoạch in ấn - phát hành bổ sung tiếp theo của NXB. "Phụ huynh không nên quá lo lắng và tìm mua sách bên ngoài với giá cao, nên mua trước sách lẻ từ các nhà sách để đủ bộ cho con em nhập học, NXB sẽ bổ sung SGK theo đơn đặt hàng" - nhân viên này lưu ý.
Nguyễn Thuận
Theo nld.com.vn
Năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo áp lực lên trẻ Việc thường xuyên bị bố mẹ so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bị cạnh tranh và mang "bóng ma" tâm lý. Trang VerywellFamily chỉ ra năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo căng thẳng cho trẻ. 1. Mắng mỏ trẻ nhiều hơn là khen ngợi Nhiều phụ huynh thường lơ đi những hành vi tích...