Đừng để nghiện, sẽ không phải cai
Nhu cầu muốn “được yên” khi con vòi vĩnh điều gì đó khiến tôi thường xuyên vứt cho con chiếc điện thoại.
Tôi có đứa con đang độ tuổi lên mười. Như bất kỳ bà mẹ nào, tôi cũng có lúc mệt mỏi vì công việc, vì chuyện cơm nước, nhà cửa. Nhu cầu muốn “được yên” khi con vòi vĩnh điều gì đó khiến tôi thường xuyên vứt cho con chiếc điện thoại.
Rồi khi con mê đến nghiện, xao lãng học hành, tính tình bẳn gắt… tôi mới giật mình mà thay đổi.
Trước tiên, tôi cố gắng để bản thân không bị stress trong công việc, vì khi quá căng thẳng ngoài đường thì về nhà càng muốn được “yên thân”. Dù có bất đồng với đồng nghiệp hay bị sếp đối xử bất công, tôi cũng nhủ lòng rằng “người nào hay phàn nàn ta, người đó là thầy ta”. Tôi để mọi việc lại công ty để về nhà với tâm trạng nhẹ nhàng.
Khi giải quyết được bài toán tâm lý ấy, mọi việc ở nhà nhẹ nhõm đi. Ví dụ chồng đi làm về trễ, không giúp tôi việc nhà và trông con, thì tôi sẽ không suy luận “vì sao anh ấy lại thế, hết yêu vợ rồi chăng” mà hỏi thẳng anh ấy đang bận việc gì. “Công việc đó có quan trọng không? Có cần em giúp không? Không à, chỉ là đi nhậu xả stress thôi à. Em cũng stress vì việc nhà, việc công ty, con cái đây. Cho em nhậu chung với anh nhé”. Bảo đảm ba mươi phút sau chồng sẽ về hoặc sẽ đồng ý “em và con ra quán với anh”.
Vậy là không còn việc để bực mình rồi. Khi tâm lý thoải mái, ta không còn muốn “ở một mình” và sẽ có tâm trạng vui vẻ chơi cùng con. Thật ra, đứa trẻ nào cũng thích chơi với cha mẹ hơn là điện thoại, nhưng vì chúng ta cứ đóng cho mình cái dấu “bận quá” và vứt cho con chiếc điện thoại. Rồi khi con nghiện điện thoại, tính tình bẳn gắt hoặc có dấu hiệu trầm cảm thì mẹ lại quáng quàng chạy chữa hoặc than trách rằng mình vô phước.
Mỗi tối sau khi hết việc nhà, tôi cũng không ôm điện thoại một mình mà sẽ cùng con… xem bộ phim cổ trang nào đó. May mắn, con tôi cũng thích nghi được với sở thích của mẹ và còn biết bình phẩm ý nghĩa, chi tiết của bộ phim.
Video đang HOT
Với phim trẻ em, con tôi vẫn thích Doraemon, Chuyện của Đốm, Ấu trùng tinh nghịch… Tôi đồng ý cho xem nhưng quy định thời gian và sau đó hỏi về ý nghĩa của tập phim. Gợi ý về phim hay cho trẻ em như các câu chuyện cổ tích, tìm hiểu thiên nhiên, đời sống động vật… cũng là cách tôi cho con sử dụng điện thoại hợp lý.
Và điều quan trọng là tôi không bao giờ ôm điện thoại khi ăn uống. Lúc chồng dạy con học, tôi cũng tìm việc gì đó để làm như vệ sinh nhà cửa, ủi quần áo, dọn tủ bếp… Tôi đã buông điện thoại để dành thời gian cho con như thế.
Trang Đào
Theo phunuonline.com.vn
Chàng trai bị trầm cảm do tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh, thạo 2 ngoại ngữ nhưng về Việt Nam xin việc không ai nhận
Một sự thật đau lòng mà du học sinh phải chấp nhận đó là tốt nghiệp trường top, bằng cấp cao không đồng nghĩa với việc sẽ có việc làm ngon lành khi về nước.
Trước khi đi du học, ai cũng khao khát được đến một chân trời mới, học tập ở một quốc gia mới với mục đích không lại định cư cũng sẽ có một công việc ưng ý, lương cao, được trải thảm đón khi về nước.
Tuy nhiên, tình không như là thơ và đời chẳng phải là mơ... Sự thật đắng lòng mà du học sinh về nước phải chấp nhận đó là cạnh tranh không mệt mỏi với sinh viên trong nước - những người hiểu thị trường, có kinh nghiệm.
Nhiều người dù tốt nghiệp trường top ở Anh, Úc, Singapore, Mỹ... vẫn phải chịu cảnh về nước không có việc làm, đi xin việc lên xuống khắp nơi chẳng ai nhận.
Câu chuyện dưới đây của một anh chàng du học sinh Việt tại Anh cũng không ngoại lệ.
Anh trai mình đi du học ở Anh 4 năm (3 năm cử nhân 1 năm Thạc sĩ) liên quan đến Tài chính kế toán. Anh ấy về nước mùa hè năm ngoái nhưng... tới bây giờ vẫn thất nghiệp.
Anh ấy đã kiếm việc miệt mài, về Việt Nam thậm chí còn đi học thêm tiếng Nhật nhưng vẫn không xin được việc, kể cả thực tập. Cứ được gọi phỏng vấn xong là rớt. Càng ngày thấy ông ấy càng chán nản, thất vọng và gầy đi rất nhiều so với hồi còn ở Anh.
Đỉnh điểm là anh ấy lại vừa chia tay người yêu. Chị người yêu xin được việc ở công ty lớn nên vô cùng bận, cuối tuần thì chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi cùng gia đình, 2 người ngày càng xa nhau và cuối cùng thì chia tay.
Mình thấy anh ấy dạo này bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm, thường nói nhảm, nói một mình. Tuần trước đi phỏng vấn với một công ty, người ta bảo anh ấy còn non kém và hơi hiền. Bị từ chối liên tiếp, anh ấy về nhà lăn đùng ra giường khóc hu hu như đứa con nít. Ba mẹ mình rất lo và buồn vì anh là con trai duy nhất trong nhà.
Mình cũng không hiểu tại sao anh không xin được việc. Anh ấy apply mấy job liên quan tới Tài chính, và còn cả mấy job không liên quan ví dụ như nhân sự nhưng cũng không có kết quả. Người ta nhìn CV thấy đẹp gọi tới phỏng vấn rồi sau đó trượt, cứ vậy lặp lại hoài. Nộp CV đủ các công ty từ lớn, trung bình tới nhỏ vẫn rớt.
Trước đây, anh là người vui vẻ, hài hước và lạc quan, nhưng có lẽ do thất nghiệp quá lâu nên bây giờ bắt đầu trầm cảm...
Cớ sao có bằng Thạc sĩ ở Anh, thạo 2 ngoại ngữ mà về nước vẫn thất nghiệp?
Chuyện du học sinh về nước thất nghiệp chắc chắn không phải là chuyện mới, nó diễn ra suốt bao năm nay và sẽ vẫn tiếp tục trở thành chủ đề được bàn tán.
Nguyên nhân người ta cũng đã phân tích trong hàng loạt bài báo, bài viết như việc chủ quan có bằng cấp cao, không nắm chắc tình hình thực tiễn tại Việt Nam, không chịu đầu tư học hỏi kỹ năng mềm, nâng cao trình độ bản thân...
Vê nươc ăt hăn du học sinh se găp nhiêu điêu shock trong ca văn hoa va đơi sông hăng ngay, tuy nhiên cai shock lơn nhất găp phai la: "Tai sao tôt nghiêp cư nhân xuât săc, co băng thac si nươc ngoai ma cac công ty ơ Viêt Nam vân không chiu nhân?"
Co môt sư xâu hô không hê nhe khi ban be trong nươc ra trương co luôn viêc lam, thăng tiên âm âm nhưng ban thân vân i ach môt chô, trôn tranh không dam găp ai vi cư găp la bi hoi đang lam ơ đâu, lam viêc gi, lương bao nhiêu?
Nhiều bạn không được nhận vào làm ở bất cứ đâu còn có thêm tư tưởng: "Tôi hoc ơ Tây vê, tôi co kho kiên thưc hang đâu vê linh vưc tôi đang theo đuôi, tôi co kinh nghiêm thưc tâp ơ cac công ty lơn bên kia... vi thê lương cua tôi phai gâp 2, gâp 3 lân nhân viên binh thương ơ đây."
Nghiêm Đức Manh, cựu du học sinh Việt tại Ý
Nghiêm Đức Manh, cưu sinh viên trường Đại học tổng hợp Cassino, Lazio, Italy, ngươi tưng nhân học bổng Master của trường Saitama, Nhật Bản va học bổng Master trường Cassino, Italy, hiện là chủ một nhãn hiệu thời trang lớn ở Hà Nội cho biết: "Du hoc sinh hay bị "ảo tưởng sức mạnh", nghĩ mình về nước phải làm này làm nọ và phải ứng dụng cái mình học vào luôn. Nhưng lý thuyết và thực tết tại Việt Nam rất khác, nên cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp.
Những cái bạn học được từ nước ngoài, có thể trong một thời điểm nao đo nó đa lỗi thời ở Việt Nam. Quá kỳ vọng và khả năng thích ứng kém nên khi về nước nhiêu bạn sẽ rất nhanh bị nản và tiếp tục tìm đường quay lại."
Theo soha.vn
2 năm sống thử chỉ "ăn chay", ngày tôi dọn đi anh quỳ gối nói ra sự thật choáng váng Tôi cứ tưởng ra ngoài sống thử thì phải sẵn sàng đối diện với chuyện đó, ai ngờ. Anh không bao giờ đòi hỏi, chỉ nằm bên cạnh tôi rồi ôm tôi ngủ. Nhưng sau một hồi nghe anh thuyết phục, nào là sống thử sẽ tiết kiệm được chi tiêu, nào là sẽ không phải lo chuyện cơm nước, cũng được ở...