Đừng để học sinh nghĩ việc học nghề là không cần thiết nữa

Theo dõi VGT trên

Trước băn khoăn việc bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ có thể làm các em học sinh sẽ nghĩ việc học nghề không còn cần thiết nữa, nhiều lãnh đạo Sở GD cho rằng, đúng là có thể xảy ra vấn đề này.

Vì vậy, ngành giáo dục cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh, nhà trường và học sinh thấy được ý nghĩa của việc tiếp cận giáo dục nghề nghiệp từ khi còn trên ghế nhà trường.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT vừa được Bộ GD&ĐT công bố và đang lấy ý kiến rộng rãi dư luận. Trong đó, đáng chú ý là sẽ bỏ quy định cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ giáo viên, phụ huynh và những nhà quản lý giáo dục.

Đừng để học sinh nghĩ việc học nghề là không cần thiết nữa - Hình 1

Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là phù hợp.

Tạo động lực để học sinh biết ý nghĩa của học nghề

Đánh giá về chủ trương cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được thực hiện trong nhiều năm qua, bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ cho rằng, đó là chính sách nhằm khuyến khích học sinh tiếp cận với một số nghề nghiệp qua đó giúp các em biết được sở trường cũng như năng khiếu hoặc niềm đam mê ở một số lĩnh vực. Khuyến khích học sinh học nghề phổ thông góp phần thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS. Cộng điểm khuyến khích không phải mục đích của việc dạy học nghề phổ thông.

Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại, điểm cộng khuyến khích dần trở thành mục tiêu chính so với việc tìm hiểu nghề, học nghề của học sinh. Cũng chính vì vậy mà chất lượng giáo dục nghề trong trường phổ thông thời gian qua đã phát sinh một số vấn đề bất cập. Vì vậy, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ thông trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là phù hợp.

Trước băn khoăn việc bỏ cộng điểm khuyến khích thi nghề phổ có thể làm các em học sinh sẽ nghĩ việc học nghề không còn cần thiết nữa, bà Thắm cho rằng, đúng là có thể xảy ra vấn đề này. Vì vậy, ngành giáo dục cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh, nhà trường và học sinh thấy được ý nghĩa của việc tiếp cận giáo dục nghề nghiệp từ khi còn trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, danh mục giáo dục nghề trong nhà trường phải có sức hút, bám sát nhu cầu xã hội. Các địa phương cũng cần quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đầu tư về đội ngũ giáo viên dạy nghề. “Nếu chúng ta thực hiện được các việc này, dạy nghề trong trường phổ thông sẽ tự khắc “hút” học trò, các em sẽ tìm học một cách hứng thú chứ không phải học để được cộng điểm như hiện nay” – Bà Thắm cho hay.

Bỏ điểm thi nghề không phải bỏ hết các chính sách ưu tiên khác

Video đang HOT

Theo ông Lê Ngọc Bữu, Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre, việc không cộng điểm thi nghề vào tuyển sinh lớp 10 là chủ trương hợp lý nhằm tạo sự công bằng trong thi cử.

Cũng giống như thi THPT Quốc gia, các thí sinh đã thi bằng năng lực của mình và kết quả là thực chất, không cộng điểm nghề mà chỉ có chính sách ưu tiên. Thi tuyển vào lớp 10 cũng nên tham khảo và áp dụng theo. Bỏ cộng điểm thi nghề không có nghĩa là bỏ hết các chính sách ưu tiên khác. Vì thế cần phải hiểu tường minh về vấn đề này.

Bỏ cộng điểm thi nghề sẽ giúp các trường THPT tuyển sinh được những học sinh có chất lượng thực chất hơn, đúng với năng lực của các em hơn. Bởi thực tế, cũng đã có những trường hợp vì được cộng điểm này nên đã tìm cách để con em mình có điểm, nhằm tạo “hồ sơ đẹp” cho con.

Điều này đã làm biến tướng mục tiêu của việc dạy – học nghề, thi nghề bậc THCS. Phụ huynh, học sinh học và thi nghề chỉ vì mục đích để được cộng điểm chứ không vì mục đích hướng nghiệp.

Ngoài ra, cộng điểm thi nghề cùng với một số điểm cộng khác sẽ làm khó cho công tác phân luồng sau THCS, bởi hầu hết các em học sinh sẽ tiếp tục học THPT. Do đó, nếu bỏ được cộng điểm thi nghề sẽ góp phần thực hiện công tác phân luồng được tốt hơn. Đồng thời sàng lọc được những học sinh có chất lượng và có khả năng tiếp tục học ở bậc cao hơn.

“Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần thẳng, nhìn thật vào thực tế, cái gì không còn phù hợp thì cần điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí là bãi bỏ, đơn cử như cộng điểm thi nghề vào tuyển sinh lớp 10″ – Ông Bữu nhấn mạnh.

Theo Dân Trí

'Săn' học sinh học nghề

Một số chuyên gia và đại diện các trường cho rằng dự thảo Đề án phân luồng học sinh sau THCS tại TP.HCM đến năm 2020 xa rời thực tế.

Sẽ có 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; 100% các trường THCS của TP.HCM có 1 - 2 giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp... là những nội dung dự thảo Đề án phân luồng học sinh sau THCS tại TP.HCM đến năm 2020 do Sở GD&ĐT soạn thảo.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia và đại diện các trường, dự thảo đang đi xa rời thực tế.

Săn học sinh học nghề - Hình 1

Phân luồng học học sinh sau THCS đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Tiền Phong.

30% học nghề

Mấy năm nay, trường Trung cấp Kỹ thuật cơ khí giao thông ở TP.HCM không tuyển được học sinh, phải giải thể. Lượng học viên khan hiếm khiến nhiều trường không mở được lớp. Đơn cử như trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật miền Nam trong đợt tuyển sinh vừa qua không mở được lớp vì số lượng người nhập học đếm trên đầu ngón tay.

Trong khi đó, theo báo cáo của Phòng giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT TP.HCM, việc phân luồng để đạt 30% học sinh sau tốt nghiệp cấp 2 đi học nghề vào năm 2020 là cần thiết để định hướng tương lai cho học sinh.

Công tác phân luồng học sinh thời gian qua không hiệu quả được báo cáo nhận định là do xã hội vẫn còn xem trọng bằng cấp, nhất là bằng đại học, mà chưa thấy được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp.

Trong khi đó, một số cơ sở đào tạo vẫn chưa hấp dẫn người học, phương pháp giảng dạy lạc hậu, thiếu thốn trang thiết bị, học sinh tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nên khó tìm việc.

Vì vậy, dự thảo Đề án phân luồng học sinh sau THCS tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020 do Sở GD&ĐT soạn thảo nêu các quận huyện định hướng phân luồng ngay từ đầu cấp và huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ năm 2017 là 18%, năm 2018 là 20%, 2019 là 25% và năm 2020 là 30%...

Ông Lương Quang Ngọc, Hiệu trưởng trường Trung cấp Bến Thành, TP.HCM cho rằng tỷ lệ 30% vào học giáo dục nghề nghiệp là viễn vông và xa rời thực tế. Theo ông, hàng năm, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 đã trên dưới 90%, gồm các loại hình như trường công, tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên... nên "lấy đâu ra 30% học sinh đi học nghề".

"Năm học 2010 - 2011, tỷ lệ học sinh vào hệ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là 7,9%; năm học 2011- 2012, tỷ lệ này là 10,6%; năm 2012- 2013 chỉ 1,7%; năm 2013 - 2014 là 2,5%; năm 2014 - 2015 là 3,6% và năm 2015 - 2016 khoảng 6 - 7%. Nếu chiếu theo đề án thì năm 2017, tỷ lệ học sinh vào TCCN là 18% tăng gần gấp 3 lần so với năm trước đó và đến năm 2020 là 30%, tôi cho rằng không thể nào đạt được", ông Ngọc nói.

Cần thực tế

Ngoài mục tiêu 30% học sinh tốt nghiệp THCS theo học nghề, dự thảo còn đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% các trường THCS của TP.HCM có từ 1 - 2 giáo viên chuyên trách làm công tác hướng nghiệp, hỗ trợ 100% học phí cho học sinh học nghề đối tượng tốt nghiệp THCS, đầu tư 50 - 100 tỷ đồng/trường/năm...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Nhơn, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh cho rằng mục tiêu đầu tư từ 50 đến 100 tỷ đồng/trường/năm để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia đề án là không khả thi.

"Có trường nghề tại quận Bình Thạnh xin 3 tỷ đồng/năm mà còn chật vật giờ nghe 50 tỷ không biết lấy nguồn đâu ra?", ông Nhơn nói.

Ông Lương Quang Ngọc nói để đạt được con số theo đề án, sở GD&ĐT cần phải phân bổ lại chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trường công, trường tư và đặc biệt là phải xóa bỏ mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay.

"Nếu mô hình này vẫn tồn tại, cộng với tâm lý ưa chuộng bằng cấp thì những em tốt nghiệp THCS không vào được lớp 10 sẽ chuyển hết qua các trung tâm giáo dục thường xuyên", ông Ngọc nói.

Theo quy định, học sinh học nghề đối tượng THCS được hưởng chế độ miễn giảm học phí nhưng buộc các em phải đóng tiền rồi sau đó mới trả lại.

"Nhiều em phải 2 - 3 lần lên xuống mới lấy được tiền nên cảm thấy mệt mỏi, chán nản", ông Ngọc nói.

Bên cạnh đó, việc hệ trung cấp, cao đẳng chuyển về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý ít nhiều đã gây khó khăn trong tâm lý người học như quản lý chương trình, liên thông giữa các cấp học khiến việc học nghề càng mất sức hấp dẫn.

Vì vậy, theo các chuyên gia, chính sách phân luồng nghề nghiệp chỉ đạt hiệu quả khi có một hệ thống giáo dục thống nhất, không bị cắt cúp hay ngắt quãng, không phân biệt trường công trường tư...

Trao đổi với phóng viên về tính thực tế của dự án, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho rằng, đây chỉ là dự thảo, đưa ra để góp ý. Những con số này là dựa trên cơ sở pháp lý của các văn bản pháp luật, hiện đang tìm giải pháp để đạt được con số này.

Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Quang Dũng bị nhồi máu cơ timĐạo diễn Quang Dũng bị nhồi máu cơ tim
12:51:02 24/04/2025
Tài tử đình đám Vbiz từng vung tay tiêu 3 cây vàng trong 1 đêm: Cuối đời sống nghèo khổ, bệnh tật đeo bámTài tử đình đám Vbiz từng vung tay tiêu 3 cây vàng trong 1 đêm: Cuối đời sống nghèo khổ, bệnh tật đeo bám
12:44:24 24/04/2025
Kẻ "ngáo đá" đến Công an phường khai nhận dùng ma túy có 3 khẩu súng và 39 viên đạnKẻ "ngáo đá" đến Công an phường khai nhận dùng ma túy có 3 khẩu súng và 39 viên đạn
13:27:53 24/04/2025
Lộ clip Á hậu Phương Nhi đón sinh nhật sang chảnh sau khi ở ẩn làm dâu nhà tỷ phú?Lộ clip Á hậu Phương Nhi đón sinh nhật sang chảnh sau khi ở ẩn làm dâu nhà tỷ phú?
14:56:27 24/04/2025
Giữa bão giá vàng, 1 sao Vbiz cưới lúc bầu bí quyết không nhận sính lễ: Bất ngờ khi biết lý do thật sựGiữa bão giá vàng, 1 sao Vbiz cưới lúc bầu bí quyết không nhận sính lễ: Bất ngờ khi biết lý do thật sự
12:32:15 24/04/2025
Mẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới vềMẹ Quý Bình bật khóc, ôm chặt một nữ NSƯT từ Mỹ mới về
15:17:51 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
13:02:07 24/04/2025
Phát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứPhát hiện vợ ngoại tình, tôi sợ không dám nói vì một bí mật trong quá khứ
15:46:55 24/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Diện quần jeans sang trọng, linh hoạt hơn bạn tưởng

Diện quần jeans sang trọng, linh hoạt hơn bạn tưởng

Thời trang

16:40:08 24/04/2025
Quần jeans không chỉ là đại diện cho phong cách đường phố năng động, thoải mái và bền bỉ mà còn cực kỳ lịch sự, sang trọng khi được kết hợp đúng cách.
Năm thanh niên lĩnh án tù vì đánh cha của bạn tử vong

Năm thanh niên lĩnh án tù vì đánh cha của bạn tử vong

Pháp luật

16:30:13 24/04/2025
Theo cáo trạng, do mâu thuẫn cá nhân nên vào tối 20/9/2024, Ngư đã rủ thêm 4 thanh niên trên, chuẩn bị hung khí là cây gỗ, vỏ chai bia để đến nhà đánh Đ.T. (SN 2006, trú tại làng Klên, xã Ia Khươl).
Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH

Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH

Netizen

16:20:37 24/04/2025
Nhiều nàng dâu cảm thấy lo lắng khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân và đi làm dâu. Bởi sống chung với bố mẹ chồng thường sẽ nảy sinh không ít mâu thuẫn.
Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ

Vụ điện mặt trời: Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 cán bộ

Thế giới

15:42:32 24/04/2025
Bộ Công an đề nghị tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 người là lãnh đạo, cán bộ thuộc các sở, ngành từng tham gia giải quyết các công việc liên quan dự án Điện mặt trời Long Thành 1.
Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Tin nổi bật

15:33:32 24/04/2025
Một vụ tai nạn giao thông liên hoàn đã xảy ra trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến tài xế ô tô tải bị mắc kẹt trong cabin.
Phim của Tống Tổ Nhi dài dòng, gây tranh cãi

Phim của Tống Tổ Nhi dài dòng, gây tranh cãi

Phim châu á

15:27:32 24/04/2025
Dù Vô Ưu Độ sở hữu một đề tài hay và đạo diễn có tiếng, tuy nhiên, bộ phim đang vướng phải một số tranh cãi về kịch bản.
'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ

'Mùa hè kinh hãi': Nỗi ám ảnh từ vụ án mạng bị vùi lấp trong quá khứ

Phim âu mỹ

15:24:33 24/04/2025
Sau gần 3 thập kỷ, I know what you did last summer sẽ trở lại với một chương mới - tàn bạo, kinh dị và ám ảnh hơn.
Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight

Thái độ của "công chúa Kpop" khi bị thành viên cùng nhóm giật spotlight

Nhạc quốc tế

15:14:37 24/04/2025
Jang Wonyoung lại gây tranh luận vì lạnh lùng, không nở nụ cười nào suốt đường đi. Góc mặt của công chúa Kpop xinh đẹp, kiêu kỳ như tiểu thư nhà tài phiệt.
Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?

Netizen bóc loạt MV bị gắn hashtag Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, đơn vị quản lý dùng chiêu trò hút fame?

Nhạc việt

15:10:24 24/04/2025
Sự việc liên quan đến Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai này đang tạo nên luồng tranh cãi trái chiều trên sóng mạng.
Mỹ nhân làng bóng đá ở nhà mặc đồ như "bà thím", ra ngoài với chồng cầu thủ lại sexy, quyến rũ ngỡ ngàng

Mỹ nhân làng bóng đá ở nhà mặc đồ như "bà thím", ra ngoài với chồng cầu thủ lại sexy, quyến rũ ngỡ ngàng

Sao thể thao

15:03:23 24/04/2025
Võ Nhật Linh - cái tên không còn xa lạ trong giới WAGs Việt - luôn khiến dân tình xuýt xoa mỗi lần xuất hiện bên cạnh ông xã Phan Văn Đức.
Mẹ biển - Tập 29: Hai Thơ 'ngã ngửa' khi gặp lại Đại sau 20 năm xa cách

Mẹ biển - Tập 29: Hai Thơ 'ngã ngửa' khi gặp lại Đại sau 20 năm xa cách

Phim việt

15:02:31 24/04/2025
Đại bất ngờ đến nhà Ba Sịa để gặp mặt Hai Thơ khiến cô không thể tin rằng người chồng những tưởng đã chết cách đây 20 năm lại quay trở về.