Đừng để học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng
Học sinh có quyền tiếp cận đầy đủ kiến thức, văn hóa trên không gian mạng để nâng cao tri thức, kỹ năng ứng xử và hình thành nhân cách.
Giáo viên và phụ huynh cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết và cảnh giác với thông tin độc hại trên internet. Ảnh minh họa: Đ.Phú
Tuy nhiên, hiện nay trên không gian mạng có quá nhiều thông tin xấu, độc, ảnh hưởng tiêu cực đến các em học sinh.
* Nhiều thông tin độc hại
Ngoài sự tiện ích, thuận lợi trong tìm kiếm kiến thức, giải trí, mạng xã hội (MXH) cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho lứa tuổi học sinh khi dễ dàng tìm bất cứ thông tin tiêu cực nào trẻ muốn biết. Đáng chú ý, hiện trên không gian mạng đầy rẫy những bài viết, hình ảnh, phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy; hành vi bạo lực học đường; lối sống đua đòi, hưởng thụ…
Điểm đ, Khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm các hành vi như: hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Video đang HOT
Tác hại của thông tin xấu, độc trên MXH rất khó lường. Trong khi độ tuổi học sinh, nhiều em còn tò mò, muốn chứng tỏ bản thân nhưng không nắm vững các kiến thức pháp luật dễ bắt chước làm theo, sa ngã hoặc vi phạm pháp luật. Cụ thể như: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi); sử dụng ma túy trái phép; tham gia đua xe trái phép hoặc hỗn chiến bằng bom xăng…
Ngày 7-10, TAND tỉnh tuyên phạt bị cáo N.N. (17 tuổi, ngụ P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) mức án 10 năm tù về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Trước đó, vào khoảng tháng 3-2022, thông qua MXH Facebook, N. quen biết, yêu và quan hệ tình dục với cháu T. (12 tuổi, quê tỉnh Kiên Giang) nên cha mẹ cháu T. đã trình báo cơ quan công an vào cuộc xử lý.
* Tránh con trẻ bị nhầm lối
Để bảo vệ con em khi tham gia MXH, ông Nguyễn Tuấn (ngụ KP.6, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) đề nghị cơ quan quản lý văn hóa, an ninh mạng cần có giải pháp, công cụ, chế tài quyết liệt, mạnh mẽ bài trừ, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất những nội dung, hình ảnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường, tổ chức Đoàn Thanh niên cần tăng cường hướng dẫn các em kỹ năng sống, biết cách phòng tránh rủi ro, nguy cơ gặp phải khi tham gia, khai thác thông tin trên mạng.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc phổ biến, giáo dục pháp luật; giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục trong gia đình, nhà trường cần được quan tâm hơn nữa. Mục đích để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng tự phân biệt, sàng lọc những thông tin xấu, độc; tránh các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các ảnh hưởng tiêu cực của MXH.
Luật gia Nguyễn Thanh Sơn, Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh cho rằng, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng những diễn biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao khiến trẻ em, lứa tuổi học đường ngày càng đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại. Trong khi đó, việc xây dựng, cải thiện môi trường mạng an toàn với các em chưa được đầu tư thích đáng. Nhất là việc phát triển các dịch vụ phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa được chú trọng. Chính vì vậy, yếu tố độc hại, lệch lạc vẫn còn cơ hội xâm nhập, tồn tại trên không gian mạng.
“Theo tôi, để bảo vệ học sinh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của thông tin độc hại thì chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trên không gian mạng phải thực hiện nghiêm việc kiểm soát, sàng lọc nội dung do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho học sinh. Riêng cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm soát, cảnh báo, chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn các nội dung độc hại tự do phát tán trên không gian mạng” – luật gia Nguyễn Thanh Sơn kiến nghị.
“Cơ quan có thẩm quyền phải xử lý thật nghiêm, dứt khoát và kịp thời mọi tổ chức, cá nhân có hành vi phát tán văn hóa phẩm, tư tưởng độc hại trên môi trường mạng. Có như vậy học sinh mới được bảo vệ an toàn, lành mạnh trước những thông tin, tư tưởng sai lệch, không chính thống trong quá trình tiếp cận tri thức, kết bạn trao đổi tình cảm” – chị NGÔ THỊ NGA (ngụ P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) đề xuất.
Cả nước có 7 tỉnh dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh mầm non, phổ thông
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình tổ chức dạy học tại các địa phương, tính đến ngày 15/1/2022, cả nước có 7 tỉnh dạy học trực tiếp cho học sinh tất cả các cấp học mầm non, phổ thông, gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Thái Bình và Hà Nam.
Tại các địa phương này, dịch đang ở cấp độ 1 (vùng xanh).
Các học sinh trường THCS Trần Phú (Phủ Lý) thực hiện nghi lễ chào cờ trong buổi khai giảng ngay tại lớp thông qua hệ thống trực tuyến của trường. Ảnh tư liệu: Đại Nghĩa/TTXVN
Đối với các địa phương còn lại, 19 tỉnh, thành phố dạy trực tuyến và qua truyền hình; 37 tỉnh, thành phố kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. Tổng số huyện/thị xã/thành phố dạy học trực tuyến, trên truyền hình là 366/713 (chiếm 51,3%).
Cả nước có 43 tỉnh, thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại; 46 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học đến trường, chiếm 57,38% học sinh tiểu học trên cả nước; 53 tỉnh, thành phố cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp, chiếm 69% học sinh của cả nước.
Ngày 18/1, Văn phòng Chính phủ cũng đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngay Hội thảo trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương thống nhất có lộ trình cụ thể để mở cửa trở lại các cơ sở giáo dục, đào tạo, trường học trên toàn quốc, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết quả và đề xuất cụ thể để xem xét, quyết định.
Hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ cao trong việc tiêm đủ liều vaccine cho đối tượng từ 12-17 tuổi.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để trẻ em, học sinh từ 5-11 tuổi đi học trực tiếp trở lại.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp, đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục, ưu tiên tiêm đủ liều vaccine cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ.
Các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình) tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp. Với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, 2, 6, 9 và 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học... Với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
Người thầy của giáo dục vùng khó Đã 24 năm thầy giáo Trần Đình Phúc gắn bó với giáo dục Nậm Tha (Văn Bàn, Lào Cai). Dù công tác trong điều kiện khó khăn nhưng thầy luôn kiên trì bám trường, lớp mang kiến thức đến với học sinh. Thầy Trần Đình Phúc đã 20 năm gắn bó với giáo dục xã Nậm Tha. Ảnh: NVCC Với thầy Phúc, được...