Đừng để học phí cản đường vào đại học của thí sinh nghèo!
Tăng học phí đại học đang là vấn đề “ nóng” trong mùa tuyển sinh ĐH-CĐ hiện nay.
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ảnh: PA
Lướt qua đề án tuyển sinh của các trường đại học, trường nào cũng lần lượt tăng học phí, ít thì tăng 10% theo lộ trình nhưng nhiều thì cũng một loạt trường tăng theo cơ chế tự chủ, gấp 2-3 lần mức thu cũ.
Là các trường công lập mà học phí toàn từ 20 đến tận 70 triệu đồng/năm học, nhất là khối ngành y dược, cũng xêm xêm với không ít trường tư hiện nay.
Tôi nhớ đến thời năm 2006, khi tôi trở thành tân sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Học phí ngày đó rất thấp, cả năm chỉ chừng 1,8 triệu đồng mà đi học đã trầy trật, trầy trật với cả gia đình tôi. Nhà tôi có bốn anh em nhưng chỉ có mình tôi được học lên ĐH, thế mà giờ mỗi lần nhắc đến giai đoạn đó là mẹ tôi “khiếp”. Nhà nông đi làm thuê ngày được 20.000 đồng, cà phê trong vườn chưa đến mùa đã bị chủ nợ xiết hết, vay chồng vay, lãi chồng lãi.
Ngày nhập học, chỉ mới thủ tục yêu cầu phải đóng học phí hơn một triệu mà cả nhà nâng lên đặt xuống để đưa ra quyết định cho tôi, rằng có nên đi học hay không?
Xã ở Lâm Đồng rất “nhân văn”, cứ nhà ai có con đi học ĐH là mặc định đưa nhà đó vào diện hộ nghèo. Nhà tôi cũng được vào diện đó, nhờ vậy mà học phí của tôi được giảm 50%, nhưng vẫn chả thấm vào đâu với hoàn cảnh éo le ngày ấy. Vì tiền học, tiền sách vở, tiền ăn, tiền ở…
Video đang HOT
Tôi cũng đi làm thêm, mà với tiền làm thêm đủ việc ngày ấy cũng chỉ bớt được phần ăn trưa và tối, ngày được 10.000 đồng thật chẳng thấm vào đâu. Cứ mỗi tháng tôi mua trữ hẳn một thùng mì 30 gói (30.000 đồng) mà ai cũng xót.
Lên được năm thứ ba, tôi được vào diện miễn học phí theo chính sách khu vực vùng cao, nhà nước cũng triển khai chính sách cho sinh viên vay tiền học với lãi suất thấp nên gia đình tôi mới ổn hơn chút, có chỗ vay tiền cũng đỡ đần được nhiều.
Mãi đến khi vừa thực tập vừa đi làm thêm, thu nhập tôi bắt đầu có được chút để góp trả nợ và lo tiền ăn ở. Đến nỗi ngày ra trường, lớp tôi muốn tổ chức lễ ra trường riêng, mỗi người đóng vài trăm ngàn gì đó, tôi nghe là từ chối luôn, tiếc tiền và cũng vì không có tiền.
Kể dông dài vậy chỉ để thấy rằng đi học ĐH là cả một vấn đề lớn, bao nhiêu khoản phải lo, học phí là nỗi đáng sợ chứ không phải đùa, nhất là với những gia đình mức sống trung bình đổ lại.
Bây giờ học phí cao ngất, là nỗi lo không nhỏ của biết bao sinh viên tỉnh lẻ.
Mỗi lần tôi được mời dự lễ khai giảng của các trường ĐH, thấy nhà trường trao học bổng rất lớn cho thủ khoa, á khoa đầu vào, vài tỉ hay thậm chí hàng chục tỉ đồng, tôi cứ thấy lấn cấn điều gì đó.
Các em học giỏi, các em được khen thưởng là xứng đáng nhưng nếu các em ấy không thuộc diện khó khăn thì liệu có cần tài trợ nhiều như vậy không? Hay nhà trường nên có cách khen thưởng nào khác, để vừa vẫn khuyến khích những em giỏi mà vẫn dành được các nguồn học bổng ấy cho sinh viên khó khăn hơn?
Vì những em khó khăn mà học giỏi thực sự không nhiều và cũng khó có vị trí giỏi nhất để dành được những suất học bổng đó. Các em đậu được ĐH đã là nỗ lực lắm rồi. Ngay cả những chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên nghèo cũng chẳng được bao nhiêu so với mức học phí khổng lồ trên vai các em.
Vừa học vừa làm thêm lại càng khó để được vào diện khá giỏi mà nhận học bổng trong quá trình học.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng học phí cũng thực sự cần những giải pháp đa dạng khác để cơ hội vào ĐH rộng mở đến mọi người hơn. Có thể xã hội hóa bằng thu hút nhiều nguồn học bổng từ doanh nghiệp, từ cựu sinh viên… dành cho những em có năng lực học nhưng không có điều kiện tài chính….
Tăng học phí theo cơ chế tự chủ là tất yếu, là điều kiện cần thiết để có nguồn lực đầu tư, để nâng chất lượng đào tạo nhân lực thay vì cứ mãi phụ thuộc vào bao cấp của nhà nước. Nhưng hãy tăng làm sao để con đường vào đại học rộng mở cho học sinh.
Tạm 'khóa' đề xuất tăng học phí ở đại học công lập tự chủ tài chính
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tạm dừng tăng mức thu học phí cho đến khi ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ để các trường đại học công lập xây dựng giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo phù hợp với thu nhập bình quân trên đầu người, để học phí không trở thành gánh nặng của người học, đặc biệt là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa.
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với 25 trường đại học công lập tự chủ tài chính đã cho thấy hàng loạt sai phạm, từ công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo đến thu chi tài chính.
Tuyển sinh sai quy định
Theo Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán cho thấy, một số trường đại học thực hiện việc tuyển sinh chưa đảm bảo quy định hiện hành như xác định chỉ tiêu, thực hiện tuyển sinh vượt năng lực đào tạo về giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất. Một số trường không xác định chỉ tiêu tuyển sinh hệ liên kết đào tạo quốc tế trong xác định chỉ tiêu đào tạo, hoặc sử dụng cơ sở vật chất đi thuê để xác định điều kiện cơ sở vật chất khi xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh.
Tại nhiều cơ sở đào tạo mở mã ngành đào tạo mới nhưng chưa chú trọng khảo sát tính cấp thiết của việc mở mã ngành dẫn đến số lượng tuyển sinh của một số ngành này đạt kết quả thấp, nhiều ngành không tuyển sinh được. Giai đoạn 2016-2018 tại 9/25 trường được kiểm toán cho thấy có 22 ngành mở mới số lượng tuyển sinh rất thấp, không thu hút được sinh viên theo học.
Bên cạnh đó, nhiều trường được kiểm toán còn sai sót trong việc xây dựng các chương trình đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra và tăng gánh nặng học phí của người học như xây dựng chương trình tiếng Anh không đủ số tín chỉ hoặc không có môn tiếng Anh trong chương trình đào tạo, chưa tương xứng với chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định điều kiện xét tốt nghiệp của các trường.
Để đủ điều kiện tốt nghiệp thì người học phải trả thêm chi phí để đủ điều kiện đầu ra về tiếng Anh. Điều này chưa đúng với tinh thần của chính sách tự chủ mà Đảng, Chính phủ đã ban hành. Tại một số trường, số tín chỉ của các môn học điều kiện (Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng) không được xét trong tổng số tín chỉ toàn khoá khi xác định đơn giá một tín chỉ là không đúng quy định, dẫn đến người học phải trả thêm chi phí học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng gần 56,8 tỷ đồng.
Tại một số trường còn tình trạng thực hiện liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước khi điều kiện về cơ sở vật chất chưa được đảm bảo, chương trình chưa được kiểm định, giáo trình chưa tự xây dựng, giảng viên giảng dạy không bảo đảm, học viên chưa đủ điều kiện đầu vào... Cá biệt, có tình trạng nhiều học viên không được công nhận bằng tốt nghiệp từ các chương trình liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài.
Chưa chú trọng chất lượng
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị. Việc đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo mới chủ yếu điều chỉnh một số tín chỉ môn học phù hợp với thực tế đào tạo, cập nhật đề cương môn học, giảm bớt số tín chỉ các môn học đại cương, tăng tín chỉ tiếng Anh hoặc tăng giảm số tín chỉ các môn học tự chọn.
Một số trường xây dựng chương trình tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên gặp nhiều trở ngại và không đem lại hiệu quả. Có 18/23 trường được kiểm toán thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có đổi mới chương trình đào tạo, 5 trường còn lại vẫn sử dụng chương trình đào tạo từ nhiều năm trước, chỉ cập nhật, điều chỉnh đề cương môn học, xây dựng giáo trình. Chủ yếu các trường đang quan tâm đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chưa chú trọng trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Bên cạnh những tồn tại, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng ghi nhận những nỗ lực của các trường trong việc điều chỉnh công tác thu, chi trong bối cảnh bị cắt giảm chi ngân sách thường xuyên. Tỷ lệ chi cho con người tăng từ 49% lên 55% trong tổng cơ cấu chi, tỷ lệ chi nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 39% lên 43%, các khoản chi khác được cắt giảm từ 12% còn 2%. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp nhiều trường đại học công lập chủ động tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng cao của người dân.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị còn bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại trên các khía cạnh như công tác ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản về cơ chế tự chủ tài chính; việc thực hiện phân bổ, giao dự toán của cơ quan chủ quản; cơ cấu chi từ nguồn học phí.
Báo cáo của kiểm toán Nhà nước cũng cho thấy một trường đại học công lập tự chủ tài chính chưa thực sự chú trọng công tác đổi mới nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Chi phí đổi mới, cải tiến chương trình, đề cương môn học, xây dựng giáo trình chỉ chiếm 0,34% tổng chi thường xuyên của các đơn vị.
Lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng do việc thực hiện tự chủ ở các...