Đừng để cái nghèo đeo đuổi mới khởi nghiệp thành công
Ông Vũ Hữu Kiên cho rằng các bạn trẻ đừng bao giờ để cái nghèo đeo đuổi mà hãy nuôi dưỡng lý trí, tinh thần khởi nghiệp để đi đến thành công.
Trong cuộc tọa đàm “Sinh viên thủ đô sáng tạo, khởi nghiệp” do Thành đoàn Hà Nội phối hợp Học viện Ngân hàng vừa tổ chức mới đây, nhiều sinh viên đặt ra một số câu hỏi tới các chuyên gia với mong muốn lý giải những nguyên nhân chính nào dẫn đến thành công hay thất bại khi khởi nghiệp.
Trả lời câu hỏi của các bạn trẻ, ông Vũ Hữu Kiên, giảng viên cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết Mỹ và nhiều quốc gia khác đã thống kê, mỗi năm có khoảng 100 cá nhân, công ty khởi nghiệp thì có đến 20% thất bại.
Có rất nhiều nguyên nhân thất bại nhưng một vấn đề hết sức quan trọng mà nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ là họ chưa định hình được sở trường, năng lực của mình có kinh doanh được không.
Ông Vũ Hữu Kiên. Ảnh: VOV.
Theo ông Kiên, để khởi nghiệp thành công, mỗi người cần tìm ra thế mạnh của mình và chuyên tâm vào thế mạnh đó vì không phải ai cũng giỏi mọi thứ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama rất giỏi nhưng không thể đá bóng như cầu thủ David Beckham. Điều này nhắc nhở các bạn trẻ là muốn thành công trong công việc phải tập trung vào phát huy thế mạnh của mình.
Ban đầu, nhiều thanh niên có tinh thần, nghị lực khởi nghiệp rất hào hứng nhưng mới thất bại khi làm một cái gì đó thì sự nhiệt tình lại bị tắt ngấm. Thành công sẽ không đến với những người như vậy.
Việc kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi rõ, nhiều khi “họa nhiều hơn phúc”. Tuy nhiên, các bạn phải chiến đấu đến cùng giống như người dân miền Trung chống chọi bão lũ.
Các bạn trẻ đừng bao giờ để cái nghèo đến, đeo đuổi chúng ta hay tự bằng lòng với nghèo khó. Chúng ta phải thấy được cái nghèo là sự sợ hãi, tủi nhục mà hãy luôn nuôi dưỡng lý trí, tinh thần khởi nghiệp để đi đến thành công.
Ông Vũ Hữu Kiên đưa ra ví dụ năm 71 tuổi, người chế biến ra gà rán KFC Harland Sanders mới bán được mặt hàng của mình. Trước đó, ông đã tìm đến các cửa hàng và bị từ chối nhưng rồi ông vẫn thành công, tạo ra một thương hiệu gà rán có mặt khắp nơi trên thế giới.
Khi bắt đầu khởi nghiệp, các bạn trẻ phải xác định được ý tưởng độc đáo cho riêng mình. Ví dụ một thanh niên ở TP.HCM đã có ý tưởng làm dưa xoài rất đặc biệt nên đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động và mỗi năm thu được vài tỷ đồng.
Video đang HOT
Một đạo diễn, người viết kịch bản, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ luôn đi tìm những ý tưởng độc đáo cho những bộ phim hoạt hình dành cho trẻ nhỏ.
Ví dụ như đang ngồi uống cà phê, người đạo diễn này đã nhìn thấy hình ảnh con mèo đuổi con chuột và ngay lập tức có ý tưởng mới là trong nhiều hoạt động thì con chuột vẫn thắng con mèo.
Từ đó, đạo diễn này và các đồng nghiệp đã cho ra đời bộ phim Tom & Jerry, thu hút sự yêu thích đông đảo người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là các em thiếu nhi.
Tuổi khởi nghiệp không giới hạn
Chia sẻ với các bạn sinh viên về độ tuổi khởi nghiệp, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Nexttech cho rằng độ tuổi để khởi nghiệp trải rộng từ 18 đến 72, thậm chí là hơn thế.
Mặc dù rất thành công trong kinh doanh nhưng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tham gia chính trị ở tuổi 70 và thắng cử. Như vậy có thể thấy rằng, tuổi tác không phải rào cản nếu con người có quyết tâm đối với một công việc cụ thể.
Độ tuổi để khởi nghiệp rất rộng nhưng thời điểm thích hợp nhất lại phụ thuộc hoàn cảnh từng cá nhân và ngành nghề mà mỗi người theo đuổi.
Ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp là mọi người quá tự tin vào ý tưởng của mình, để rồi lao vào làm những thứ xã hội không cần.
Lãnh đạo của một doanh nghiệp bây giờ không phải người làm ra sản phẩm tốt nhất mà phải là người bán hàng tốt nhất. Trước khi khởi nghiệp, nếu chúng ta không khảo sát, nghiên cứu thị trường, tham khảo ý kiến các chuyên gia thì ý tưởng có hay đến mấy cũng không thành công.
Cùng với đó, việc không xây dựng được kênh bán hàng phù hợp, không nhanh nhạy với thị trường, không có vốn để kinh doanh hay dùng sai người cũng là những nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại.
Theo Bích Lan / VOV
Người tạo sân chơi khởi nghiệp cho giới trẻ Việt
Trong kinh doanh, mối quan hệ quan trọng không kém tiền bạc. Với suy nghĩ đó, Phan Võ Trung Hiếu và cộng sự sáng lập VietChallenge, sân chơi ý tưởng kinh doanh cho người Việt trẻ.
Hai mùa VietChallenge đã kết thúc thành công. Năm 2016, VietChallenge thu hút đông đảo tài năng kinh doanh trẻ tham gia. Ở vòng loại, gần 400 thí sinh từ 21 quốc gia gửi 82 hồ sơ về ý tưởng kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, công nghệ...
Nhiều dự án đến với cuộc thi có sức hấp dẫn với nhà đầu tư tại Mỹ và Việt Nam. Một số dự án của bạn trẻ Việt được đánh giá có cơ hội vươn ra thế giới và được tài trợ để hiện thực hóa. Tháng 10 vừa qua, VietChallenge năm 2017 chính thức khởi động với nhiều điểm mới và quy mô hoành tráng hơn.
'Quý các cháu bác mới tài trợ'
Nhớ những ngày đầu gây dựng VietChallenge, Hiếu và bạn lo lắng đặt câu hỏi dự án có viển vông. Chàng trai sinh năm 1989 còn nhớ một doanh nhân Việt uy tín từng nói thẳng với cậu rằng: "Quý các cháu bác mới tài trợ, chứ chẳng doanh nghiệp nào hứng thú đâu".
Câu nói rất thực và có phần phũ phàng của vị doanh nhân như cú thúc rất mạnh, rất đau nhưng cả nhóm không bỏ cuộc mà quyết định tập trung sức lực "làm đến cùng".
Bước sang năm thứ ba, VietChallenge trở thành cầu nối giúp cộng đồng khởi nghiệp trẻ Việt ở toàn cầu học hỏi, biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.
"Thuyền trưởng" Trung Hiếu là người đưa VietChallenge vượt qua nhiều khó khăn. Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm kinh doanh, bố mẹ chính là nguồn cảm hứng để chàng trai lựa chọn và quyết tâm theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Suffolk, Mỹ (khóa 2011-2015).
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh (thứ hai từ trái sang), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga (thứ 4 từ trái sang) và Phan Võ Trung Hiếu (giữa) tại VietChallenge 2016. Ảnh: NVCC.
Từng là hạt nhân Ban điều phối của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Mỹ, Hiếu đã gặp nhiều anh chị, bạn bè và mời họ chung tay xây dựng mạng lưới liên kết các bạn trẻ Việt tại Mỹ.
VietChallenge cũng chính là "đứa con tinh thần" của 8X và những anh chị em cùng chí hướng trong việc tạo sân chơi giúp bạn trẻ đam mê kinh doanh gặp đúng người họ cần, mở rộng các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh và rút ngắn quãng đường khởi nghiệp.
Theo chàng trai "máu kinh doanh" này, khó khăn lớn nhất của nhóm là format cuộc thi. Với tính chất là cuộc thi khởi nghiệp được cho là đầu tiên hướng đến quy mô người Việt trẻ khắp thế giới, VietChallenge không bám theo mô hình mẫu nào.
Mặt khác, các thành viên ban tổ chức đều là những bạn trẻ đang học, đi làm cả ngày nên ai cũng ít thời gian. Bộ phận nòng cốt có 12 người, mỗi bạn ở một bang của Mỹ và thậm chí ở quốc gia khác nên ít nhiều gặp khó khăn trong công tác bàn bạc, tổ chức.
Những cuộc thảo luận bàn tròn cởi mở với nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau của cuộc thi có khả năng định hướng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người trẻ.
Trả lời câu hỏi về bí quyết giúp nhóm mời được các diễn giả uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước ở mỗi mùa thi, Hiếu bảo: "Nhóm may mắn có những bạn trẻ tài năng và đam mê, quyết liệt trong công việc".
Một cuộc họp của các bạn trẻ VietChallenge. Ảnh: NVCC.
"Bạn có thể hình dung năm đầu tiên trong tay chúng mình không có gì ngoài tập giấy kế hoạch. Điều gì có thể thuyết phục những diễn giả uy tín nếu không phải sự chân thành và nghiêm túc? Những người thành công đều rất bận, họ không bỏ thời gian đến với những sự kiện qua loa, thiếu chuyên nghiệp hoặc mơ hồ", Hiếu nói.
Mỗi mùa chạy sự kiện, chàng trai 8X và cộng sự lại có thêm những ngày căng mình thức đến 4h sáng để đêm chung kết cuộc thi thành công.
GS Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ (AVSPUS) đánh giá VietChallenge là đại diện xuất sắc cho một trong những sứ mệnh và nguyện vọng của sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đó là cầu nối giữa giới trẻ Việt Nam và thế giới.
"Những thành viên VietChallenge một lòng tin tưởng Hiếu và đó là yếu tố quan trọng đối với lãnh đạo của bất kỳ tổ chức nào. Hành trình này dài nhưng với năng lực của cả nhóm VietChallenge, tôi tin các bạn sẽ đến đích", GS Phú nói.
Đối tượng dự thi VietChallenge là các nhóm (tối thiểu 2 thành viên) từ 18 tuổi trở lên và có ít nhất một người Việt hoặc gốc Việt.
Cuộc thi bao gồm 3 vòng và các đội sẽ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Ở vòng hồ sơ, mỗi đội nộp một ý tưởng dự thi (gồm slide và video trình bày ý tưởng của đội) trực tuyến ở các lĩnh vực, chủ đề ban tổ chức đưa ra. Cụ thể, năm 2017, cuộc thi tập trung 4 lĩnh vực: Công nghệ, nông nghiệp, năng lượng sạch và chăm sóc sức khỏe.
Tiếp đó, 16 đội xuất sắc lọt vòng bán kết được tham gia chương trình cố vấn VietChallenge kéo dài gần 2 tháng, do những doanh nhân tại Hoa Kỳ đảm nhiệm.
Đêm Chung kết được tổ chức tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ vào ngày 1/4/2017 với tổng giải thưởng dự kiến 30.000 USD.
Diễn giả danh dự là tiến sĩ Kerry Healey, Hiệu trưởng Đại học Babson (xếp hạng nhất thế giới ở ngành Khởi nghiệp), đồng thời là cựu Phó thống đốc bang Massachusetts.
Theo Zing
'Bàn tay vàng ASEAN' giờ ra sao? Nguyễn Hải Đính - người đạt Chứng chỉ nghề xuất sắc 2008 tại Malaysia - hiện là giám đốc công ty chuyên hoạt động về cơ khí. Anh cho rằng để vào đời, có chứng chỉ thôi chưa đủ. Nguyễn Hải Đính tốt nghiệp ĐH công nghiệp Hà Nội năm 2010. Anh được mời ở lại trường làm giảng viên nhưng đã từ...