Đừng để các khoản “tự nguyện” không đóng không được tái diễn trong năm học này!

Theo dõi VGT trên

Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh – đó là điều mà phụ huynh mong muốn nhất.

Năm học 2020-2021 vẫn là một năm học rất khó khăn đối với ngành giáo dục bởi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang là nỗi ám ảnh đối với mọi người.

Vì thế, phần lớn phụ huynh trên cả nước đã bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh nên đời sống nhiều gia đình phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Nhưng, việc cho con đi học thì là chuyện bắt buộc nên dù khó khăn đến đâu thì các bậc phụ huynh cũng đều cho con đến trường học tập và tất nhiên là phải đóng góp các khoản tiền trường cho con em mình.

Hơn lúc nào hết, các Ban giám hiệu nhà trường phải nhìn thấy được những khó khăn của phần lớn gia đình học trò để không đưa ra những khoản đóng góp trên “tinh thần tự nguyện” như những năm qua là một điều vô cùng cần thiết.

Đừng để các khoản tự nguyện không đóng không được tái diễn trong năm học này! - Hình 1

Nhiều khoản đóng góp tự nguyện đã trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh – (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Đầu năm học với vô vàn khoản mà phụ huynh học sinh phải chi cho con em mình

Tiền học phí hàng năm (tùy cấp học) nhưng những cấp phải đóng học phí thì mức dao động từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn/ tháng.

Tiền sách giáo khoa (không kể lớp 1) thì các lớp còn lại có ít cũng vài ba trăm ngàn vì ngoài sách giáo khoa ra thì học sinh đều phải mua thêm sách bài tập, sách tham khảosách tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc mới (các sách giáo khoa năm 2000 của các môn học này đa phần các địa phương đã bỏ từ lâu).

Có điều, sách giáo khoa 4 môn học này có giá gấp nhiều lần bộ sách hiện hành.

Video đang HOT

Hiện nay, nhiều địa phương đang thực hiện việc mua đồng phục trên lớp, đồng phục thể dục, áo khoác mùa Đông nên khoản này có ít cũng phải tầm 500.000 đồng trở lên/ 1 học sinh.

Có một khoản tiền không bắt buộc nhưng học sinh đa số phải theo là khoản học thêm một số môn học chính, giá dao động bây giờ mỗi môn khoảng 300-400 ngàn/ tháng.

Chỉ những khoản này thôi thì khi bước vào đầu năm học mới, mỗi học sinh cũng được cha mẹ chi ra khoảng vài triệu đồng/ 1 học sinh.

Nếu như nhà trường mà phát động thêm một số khoản tự nguyện nữa như: tiền trông xe, tiền vệ sinh, tiền xã hội hóa, tiền quỹ Hội cha mẹ học sinh, vận động quỹ khuyến học….thì chắc chắn mỗi phụ huynh có ít cũng vài ba trăm ngàn đồng.

Và, tất nhiên cho dù Bộ hay Sở có cấm thì cũng khó có Ban giám hiệu nào lại chỉ “cam lòng” thu mình các khoản bắt buộc mà thôi.

Tự nguyện phải trên tinh thần …tự nguyện

Việc vận động xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của các địa phương và ngành giáo dục. Bởi, thực tế ngân sách dành cho giáo dục vẫn còn nhiều thiếu thốn mà trường học lại cần đầu tư nhiều hạng mục, cần giúp đỡ học sinh nghèo.

Nhưng, tự nguyện phải trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh chứ không thể là tự nguyện bắt buộc, chia đều trên đầu học sinh.

Đó là, những cá nhân, tổ chức có điều kiện thì họ đóng góp cho các nhà trường và không ràng buộc bởi lý do nào.

Tự nguyện của phụ huynh cũng vậy, cái phụ huynh cần là những đồng tiền mà họ đóng góp sẽ được chi vào mục đích gì và có được công khai, minh bạch hay không.

Tự nguyện có nghĩa là phụ huynh có thể tự đóng góp, chung tay với nhà trường trong khả năng có thể để lo cho con em mình được học tập, vui chơi tốt hơn. Và, số tiền tự nguyện thì phụ huynh có cũng được mà không có cũng chẳng sao.

Tự nguyện là Ban giám hiệu không khoán chỉ tiêu, không chia đều cho các lớp rồi mượn tay của Hội cha mẹ học sinh hay giáo viên chủ nhiệm đứng ra đảm nhận công việc vận động đóng góp và thu tiền.

Nếu êm đẹp thì không sao, nếu có chuyện xảy ra lại đẩy trách nhiệm cho Hội cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Còn mình là giả đò không biết, lại cho là người này, ban kia đứng ra vận động chứ nhà trường…không có chủ trương.

Đừng để năm nào Bộ, Sở cũng phải ra công văn cấm nhưng lạm thu vẫn hoàn lạm thu. Lạm thu từ tờ giấy kiểm tra của học trò đến hàng chục thứ dịch vụ, các khoản vận động đóng góp ở trong các nhà trường.

Việc vận động xã hội hóa giáo dục là cần thiết nhưng nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường phải ký tên, đóng dấu và nội dung các kế hoạch này đã được thảo luận kĩ càng với Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng sư phạm nhà trường và sự cho phép của địa phương và lãnh đạo ngành.

Đừng để những khoản tiền trường trở thành nỗi ám ảnh phụ huynh, đừng để phụ huynh phải né tránh những buổi họp phụ huynh của lớp- đó là điều mà phụ huynh học sinh mong muốn nhất.

Sách bổ trợ núp bóng SGK: Ai dung túng?

Bộ GD&ĐT nói không được ép học sinh mua sách tham khảo, nhưng tại nhiều trường học, sách tham khảo, bổ trợ được trộn chung sách giáo khoa khiến không ít phụ huynh tưởng tất cả là sách bắt buộc.

Sách bổ trợ núp bóng SGK: Ai dung túng? - Hình 1


Phụ huynh bó tay trước số lượng SGK và sách bổ trợ được trộn chung Ảnh: Như Ý

Có con năm nay lên lớp 3, chị Nguyễn Thị Hằng (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nói rằng, từ cuối năm học trước, chị đã nhận được thông báo mua SGK cho con. Trong thông báo này có 3 mục: SGK và sách bổ trợ, thiết bị tối thiểu và sách tự chọn. SGK và sách bổ trợ có 25 đầu sách trị giá 456.400 đồng. Hồi con học lớp 2, chị Hằng nhận thấy có một số đầu sách cả năm con không dùng đến. Vì thế, năm nay, chị thắc mắc với ban giám hiệu nhà trường và được giải thích trường làm theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội giải thích, sở dĩ phải có sách bổ trợ vì hiện nay các trường đều triển khai chương trình nhà trường do từng địa phương lựa chọn và được dạy lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hà Đông (Hà Nội) thừa nhận, học sinh không nhất thiết phải mua những sách bổ trợ đó.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Hà Nội, ngày 18/5, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn số 1515 gửi các Phòng GD&ĐT, các trường THPT trực thuộc. Trong văn bản này, Sở GD&ĐT đưa ra danh mục sách từ lớp 1 đến lớp 12 mà NXB Giáo dục Việt Nam gửi đến các Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và các đơn vị trực thuộc tổ chức đăng ký đặt mua theo nhu cầu trên tinh thần tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.

Ngoài các sách theo quy định, các trường không được tổ chức để bắt buộc học sinh mua thêm các loại sách, tài liệu tham khảo khác, các loại vở và học liệu khác. Tuyệt đối không lạm dụng việc thu nộp từ phụ huynh học sinh làm ảnh hưởng uy tín và công tác quản lý của nhà trường.

Tuy nhiên, văn bản của Sở GD&ĐT có kèm theo công văn của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội với danh sách các loại sách từ lớp 1 đến lớp 12 mà phụ huynh cần mua, gồm cả SGK và sách bổ trợ. Danh sách không phân biệt đâu là SGK, đâu là sách bổ trợ.

Nguyên nhân

Đại diện Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm cho biết, không có quy định nào bắt buộc phụ huynh mua SGK hay sách bổ trợ. Trong văn bản gửi các trường, Phòng Giáo dục đều yêu cầu các trường lựa chọn danh mục sách phù hợp với nhu cầu dạy và học tại đơn vị mình để phụ huynh học sinh đăng ký. Phụ huynh có thể đăng ký mua ở trường hoặc bất kỳ đâu.

"Ban hành văn bản là để đảm bảo học sinh có sách. Còn lựa chọn sách nào, mua hay không mua thì không ép buộc học sinh", vị đại diện này nói. Tuy nhiên, theo phản ánh của chị Hằng, nếu đăng ký mua ở trường, đối với sách bổ trợ và SGK, phụ huynh phải mua theo danh sách đã quy định, không được lựa chọn mua cuốn nào và bỏ cuốn nào.

Trong khi đó, đại diện Phòng Giáo dục Bắc Từ Liêm nói rằng, sách bổ trợ và sách tự chọn không bắt buộc học sinh phải mua. Tuy nhiên, trước câu hỏi tại sao không tách bạch SGK và có chú thích sách bổ trợ không bắt buộc phải mua, vị đại diện này cho rằng, đó là quyền lựa chọn của phụ huynh. Vị này cũng thừa nhận danh mục NXB Giáo dục Việt Nam đưa xuống còn nhiều hơn, phòng đã bỏ đi một số cuốn.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, trong công văn của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội gửi các Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS, THPT tại Hà Nội, số lượng SGK và sách bổ trợ từ lớp 2 tới lớp 9 dao động từ 30 đến 40 cuốn. Các lớp bậc THPT là 34 cuốn. Theo lý giải từ phía đơn vị phát hành, sách bổ trợ là tên gọi chung cho vở bài tập ở cấp tiểu học, sách bài tập ở cấp THCS và THPT. Loại sách này nằm trong tổ hợp SGK trong SGK chương trình giáo dục phổ thông năm 2000.

Những năm đầu tiên khi mới thay sách, sách bổ trợ được Bộ GD&ĐT đưa vào danh mục chung (gồm cả sách học sinh và sách giáo viên) thành tổ hợp SGK để hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng. Sau đó, trong danh mục SGK hướng dẫn các cơ sở của Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra sách học sinh và sách giáo viên.

Vở bài tập và sách bài tập được đưa vào danh mục sách bổ trợ được Bộ GD&ĐT công bố riêng để các cơ sở giáo dục tự chủ lựa chọn sử dụng. Theo Công văn số 1752 của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010, sách bổ trợ từ tiểu học đến THPT có 165 tên sách. Đến năm học 2017-2018, số lượng này tăng lên 291. NXB Giáo dục Việt Nam khẳng định, những cuốn sách bổ trợ này đều đã được Bộ GD&ĐT thẩm định.

Dù NXB Giáo dục Việt Nam hay các cơ quan quản lý giáo dục đều khẳng định, sách bổ trợ chỉ có tính chất tham khảo, phụ huynh, học sinh có quyền quyết định chọn mua hay không, Sở GD&ĐT cũng nghiêm cấm các hình thức bắt ép mua các loại sách dưới mọi hình thức, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo tài liệu mà phóng viên Ti n Phong có được, trong thông báo gửi đến phụ huynh, không có chữ nào nói rằng đây là sách bổ trợ và là sách tự nguyện. Bộ GD&ĐT cũng không có quy định nào yêu cầu NXB, các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT phải tách riêng SGK và sách bổ trợ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cậu bé nói về mẹ câu đầu bị châm chọc, nghe đến cuối lại bật khóc, nể phục: Thành công của bố mẹ là đây!

Netizen

11:21:55 22/11/2024
Có một đứa con ngoan ngoãn, hiểu chuyện là niềm ao ước của bất kì bậc phụ huynh nào. Nhìn vào cách hành xử của một em bé, nhiều người có thể đánh giá ngay được phương pháp nuôi dạy của ba mẹ.

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

Thế giới

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Hồ Ngọc Hà: Có lúc tôi bế tắc, không biết phải làm gì!

Nhạc việt

10:50:06 22/11/2024
Có lúc tôi bế tắc, không biết mình cần phải làm gì, không biết còn được yêu thương không... , Hồ Ngọc Hà trải lòng.

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

Tin nổi bật

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.