Đừng để bài tập về nhà lấy mất tuổi thơ

Theo dõi VGT trên

Nếu bạn hỏi đám trẻ rằng “Mỗi ngày đến trường có là một ngày vui?” và yêu cầu chúng trả lời thành thật, tôi tin rằng 99% sẽ nói “không!”.

Không chỉ là bọn trẻ, thế hệ chúng ta và thế hệ con chúng ta bao nhiêu năm qua đã đến trường với cảm giác nặng nề với các kiểu áp lực. Nào là học và làm bài đầy đủ, phải nhiều hoa điểm 10, phải đạt học sinh giỏi, phải học giỏi hơn con nhà hàng xóm, phải đậu đại học, phải học ngành có nhiều tiền…

Tuổi thơ của tất cả chúng ta đều bị ám ảnh bởi những điều ấy!

Nỗi ám ảnh mang tên ‘bài tập về nhà’

Tuy nhiên, nỗi ám ảnh lớn nhất mà cả tôi và các bạn đều vướng phải chính là khối lượng công việc được thầy cô giao cho phải hoàn thành sau khi về nhà.

Thầy cô nào cũng muốn học sinh đạt điểm cao môn của mình nên mạnh ai nấy cho bài tập.

Khổ một điều là nếu ngày hôm sau có 5 môn học khác nhau thì số lượng bài tập cần chuẩn bị có khi lên đến hàng chục. Hầu như rất ít trường xếp thời khóa biểu cân đối môn khoa học tự nhiên xen kẽ môn xã hội và mỗi ngày không quá 4 môn khác nhau.

Bài tập về nhà nhiều và khó, cha mẹ thì không giúp được vì không có chuyên môn sư phạm. Thế là mỗi tối, hầu hết gia đình có con nhỏ đi học thường có chung một kịch bản, đó là tiếng hò hét bắt đi học bài của cha mẹ và cảnh cha mẹ cãi nhau về chuyện học của con.

Câu chuyện học sinh không hoàn thành bài tập về nhà quá đỗi quen thuộc mà hễ em nào thường xuyên làm bài được xem là phi thường và không làm bài là bình thường!

Thực sự sau tám tiếng ở trường, đám trẻ phải ngồi tiếp ở bàn học từ hai hay ba giờ để hoàn thành nhiệm vụ học tập thì quá vất vả và thiếu khoa học.

Vất vả quá rõ rồi, còn thiếu khoa học là thế nào?

Đừng để bài tập về nhà lấy mất tuổi thơ - Hình 1

Ảnh chỉ có tính minh họa: Đinh Quang Tuấn/VietNamNet.

Thiếu khoa học

Trong lớp, thầy cô giảng những thứ cơ bản, nhưng bài tập cho về nhà đa phần là kiến thức vận dụng nâng cao. Các thầy cô mong đợi trẻ làm bài với tư duy của những học sinh giỏi mà thực chất số lượng học sinh có tư chất ấy rất hiếm hoi.

Các thầy cô nghĩ rằng khi làm bài tập ở nhà, đám trẻ có thể nhờ vả cha mẹ giúp đỡ để hoàn thành ư? Các thầy cô quên một điều quan trọng rằng phụ huynh không phải là những nhà giáo nên khó lòng giúp con mình được. Cho dù có trình độ chuyên môn, họ hoàn toàn thiếu sư phạm. Tôi từng biết có những phụ huynh là dược sĩ nhưng không dạy được môn Hóa lớp 8 cho con.

Vậy thì, thứ nhất, việc các thầy cô giáo cần làm là cho học sinh chuẩn bị bài học bằng những câu hỏi định hướng chứ không nên cho bài tập nâng cao để học sinh và phụ huynh cùng bơi với nhau.

Video đang HOT

Để hình thành những kiến thức nâng cao và kỹ năng học tập, chúng ta cần tổ chức các hoạt động tương tác và cộng tác trong lớp học dưới sự giám sát của nhà giáo dục.

Đám trẻ của chúng ta mỗi ngày phải dậy từ 6h sáng để đến trường trước 7h. Sau đó, chúng ở trường cho đến 5h chiều. Sau 5h chiều thì sao? Các em lại tiếp tục đi học ở trung tâm ngoài giờ hoặc nhà thầy cô giáo.

Phần lớn học sinh thành phố quay về nhà sau 9h tối. Ăn xong, các em tiếp tục ngồi vào bàn học đến 11h đêm hay hơn thế nữa. Vòng quay lặp đi lặp lại bất kể cuối tuần và cứ thế cho đến khi vào đại học.

Với cường độ học tập như vừa liệt kê, đám trẻ sẽ phát triển thể chất vào thời điểm nào trong ngày?

Phải chăng tuổi thơ chỉ cần phát triển trí lực mà không quan trong việc phát triển thể lực?

Bất kỳ ai cũng hiểu rằng sau 18 tuổi, trẻ khó lòng phát triển chiều cao. Việc học tập quá nhiều thời gian mà bỏ qua rèn luyện thể thao đã khiến thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng yếu ớt, cận thị, lưng còng và thấp bé. Dễ thấy rằng khi bước vào lớp học thì hơn quá nửa học sinh cấp hai phải đeo kính cận.

Theo luật trí não Brain rule của Join Medina, quy luật số 1 về sự vận động có lý giải rằng não người không thể tiếp thu tốt thông tin nếu cơ thể chúng ta thiếu vận động. Khi thiếu vận động, máu sẽ lên não kém. Vì thế, nếu đứa trẻ thụ động và ngồi lâu quá 8 tiếng một ngày, não sẽ trở nên chậm chạp và tư duy kém. Nghiên cứu cho thấy các hoạt động thể chất rất cần thiết để trẻ nâng cao năng lực tư duy chứ không chỉ nâng cao thể lực.

Thứ nhì, cả phụ huynh lẫn nhà trường cùng quyết tâm giảm bài tập về nhà, giảm đi học thêm mà hãy cố gắng cho trẻ được luyện tập môn thể thao nào đó và được thực hiện mỗi ngày.

Đa phần bài tập về nhà được thiết kế chưa thực sự hiệu quả cho việc hình thành kỹ năng tư duy và các kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh bao gồm quyền công dân, hợp tác và truyền thông, sự sáng tạo và trí tưởng tượng, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề, trình độ kỹ thuật số, lãnh đạo và phát triển cá nhân.

Việc học tập ở thế kỷ này không còn quan trọng là đứa trẻ học được “cái gì” tức là “What”, mà chúng ta cần chú trọng đứa trẻ tư duy về vấn đề ấy “như thế nào”, tức là “How”.

Sáu kỹ năng cốt lõi vừa được liệt kê ở trên sẽ được hình thành như thế nào? Những bài tập nên cho học sinh giải quyết ở nhà là những loại gì?

Thứ ba, các hoạt động học tập nên cho học sinh làm bên ngoài nhà trường đó chính là những hoạt động trải nghiệm theo dạy học tích cực như thuyết trình, hoạt động trải nghiệm thực tế, học qua thực hành, dạy học theo dự án, nghiên cứu khoa học.

Đừng để bài tập về nhà lấy mất tuổi thơ - Hình 2

Ảnh chỉ có tính minh họa: Đinh Quang Tuấn /VietNamNet.

Vai trò của học sinh

Một câu hỏi nữa đặt ra là “Phụ huynh nên làm gì để giúp con phát triển hài hòa về cả thể lực lẫn trí lực với mong muốn giúp trẻ có một tương lai tốt đẹp?”.

Theo tôi, đó là ba hoạt động. Đầu tiên, hãy cùng con xác định lại mục tiêu học tập thực sự.

Điểm số trong học tập chỉ đánh giá về kiến thức. Chính những giá trị từ trải nghiệm thực tế và sự đánh giá thường xuyên từ thầy cô, bạn bè, xã hội mới chính là thước đo chân thực về năng lực đứa trẻ và là nền tảng cho những thành công sau này của trẻ.

Tiếp theo, bạn hãy giúp con sắp xếp thời gian biểu để các em có thời gian cho vận động, giúp phát triển cả thể lực lẫn trí lực.

Và phụ huynh nên chắc chắn một điều rằng yêu con thực sự không phải đáp ứng nhu cầu vật chất đầy đủ hay chăm chỉ chở con đến đủ các lớp học. Yêu con thực sự chính là hiểu rõ năng lực của con cũng như mơ ước của con.

Người lớn chúng ta ơi, xin đừng nhốt bọn trẻ trong chiếc hộp chật hẹp của việc học. Học ngày học đêm và hàng núi bài tập về nhà từng lấy mất tuổi thơ của chúng ta lẽ nào ta lại muốn lặp lại điều ấy với con mình, với học trò mình?

Rất nhiều thứ cần phải học và những điều ấy nằm bên ngoài cánh cửa lớp học. Hãy cho trẻ sống cuộc đời đáng sống, học được những thứ cần phải học và nên học.

Theo Zing

Bài tập về nhà của trẻ em trên thế giới

Trong khi trẻ em ở Tây Ban Nha, Anh hay Rumani bị áp lực vì quá tải bài tập về nhà thì ở xứ Wales hoặc Mỹ, học sinh tiểu học không phải làm bài tập sau giờ học.

"Bài tập về nhà" là cụm từ quen thuộc với học sinh. Tuy nhiên, mỗi nơi trên thế giới lại có những quy định hoàn toàn khác biệt về việc giao nhiều hay ít bài tập về nhà cho trẻ em.

Tây Ban Nha: Học sinh bị quá tải bài tập

"Cháu không muốn làm bài tập về nhà", đây là mong muốn của không chỉ học sinh mà của cả phụ huynh ở Tây Ban Nha. Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con họ phải làm quá nhiều bài khi về nhà và không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi.

Cuối tuần qua, nhiều phụ huynh nước này tập trung phản đối việc giáo viên cho quá nhiều bài tập vào dịp cuối tuần. Thực chất, tình trạng này từ lâu đã là vấn đề nhức nhối với đa số phụ huynh ở "xứ sở bò tót". Họ cho rằng nhà trường đã đặt gánh nặng quá lớn và áp lực lên học sinh, khiến chúng không có thời gian với gia đình.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), mỗi trẻ 15 tuổi ở Tây Ban Nha trung bình phải dành tới 6,5 giờ mỗi tuần để làm bài tập ở nhà, cao hơn nhiều so với mức trung bình 4,9 giờ của 38 quốc gia của OECD.

Bài tập về nhà của trẻ em trên thế giới - Hình 1

Nhiều học sinh mệt mỏi vì bài tập về nhà. Ảnh: Telegraph.

"Bài tập quá nhiều khiến các con tôi có rất ít hoặc không còn thời gian thư giãn, theo đuổi các sở thích khác hoặc chơi đùa cùng mọi người trong gia đình. Đôi khi, bé tỏ ra mệt mỏi và chán nản nên việc làm bài không đem lại hiệu quả.

Tôi nghĩ rằng các em chỉ nên hoàn thành bài trong một cuốn bài tập là đủ và nên có những hoạt động thực hành sáng tạo, hấp dẫn, gắn với thực tế hơn", Ann, một bà mẹ 4 con ở Tây Ban Nha, nói.

Anh: 'Con tôi không còn xem việc học là niềm vui'

"Con tôi mới 6 tuổi mà phải mất tới 6 giờ mỗi tuần để làm bài tập. Số lượng bài quá lớn, nặng nề và không cần thiết", Zainab, phụ huynh 39 tuổi ở London, Anh than phiền.

Cũng theo bà mẹ này, con bà phải dành nhiều giờ để nghiên cứu một chủ đề phức tạp như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất dù còn quá nhỏ tuổi. Cuối cùng, bé chẳng thu được kiến thức gì ngoài căng thẳng và thiếu ngủ.

Việc dạy hoặc cho trẻ tự tìm hiểu những vấn đề hiện tại hoặc sự kiện lịch sử là rất tốt. Tuy nhiên, quá nhiều và phức tạp sẽ khiến trẻ khó hiểu, đôi khi gây phản tác dụng.

Zainab kể rằng ngay trong năm học lớp 1, con trai bà đã có dấu hiệu bị căng thẳng vì quá nhiều bài tập. Bé liên tục tỏ ra hoang mang sợ thi trượt, đồng thời không ngừng so sánh bản thân với học sinh khác.

Tất cả những điều đó cho thấy trẻ không hề coi việc học là niềm vui hay sự hấp dẫn. Chúng cho rằng đó là nhiệm vụ phải hoàn thành.

Rumani: Trẻ thường thức đến nửa đêm làm bài

Hệ thống giáo dục ở Rumani quá quan trọng việc giao bài về nhà cho học sinh. Hầu hết trường công lập ở thủ đô Bucharest đều cho rất nhiều bài để các em hoàn thành mỗi tối.

"Con tôi học ở trường từ 12h -18h mỗi ngày. Khi về đến nhà, cháu chỉ có thời gian ăn, nghỉ một chút và làm bài đến tận nửa đêm. Thậm chí có hôm, cháu phải dậy sớm vào buổi sáng để hoàn thành nốt", phụ huynh của một học sinh 14 tuổi cho biết.

California, Mỹ: Không có bài tập về nhà

Dana McGraw, phụ huynh có con 7 tuổi đang theo học tại trường Country School, bang California, cho biết trường có quy định không giao bài về nhà cho học sinh từ lớp 4 trở xuống.

Dù chính sách như vậy, thực chất phải tận đến cuối năm lớp 5, các em mới được giao bài về nhà làm để chuẩn bị cho kỳ thi vào trường trung học.

"Điều này quả thực tuyệt vời. Mọi việc học của con trẻ đều diễn ra trên lớp học, không hề có áp lực về bài vở sau giờ học. Thời gian còn lại, chúng tôi khuyến khích con vui chơi để thúc đẩy trí tò mò, khám phá", Dana McGraw nói.

Swansea, xứ Wales: Con tôi có quá ít bài về nhà

Alex, 37 tuổi, sống tại thành phố Swansea, cho biết: "Con tôi 12 tuổi và có rất ít bài về nhà. Hơn thế, đó là những bài khá dễ và chẳng giáo viên nào quan tâm bé có làm hay không. Việc thực hiện là tùy ý thích của mỗi học sinh".

Anh này cũng cho biết phụ huynh rất khó bắt ép con ngồi vào bàn học bài, bởi chúng biết rằng sẽ chẳng bị phạt nếu không làm.

Thêm nữa, để hoàn thành bài tập thì thường phải sử dụng tới Internet và máy in, điều này đôi khi khiến trẻ sa đà vào những trò chơi trực tuyến.

Theo quan điểm của vị phụ huynh này, 3-5 giờ học ở nhà mỗi tuần là thời lượng lý tưởng cho mỗi đứa trẻ. Nhưng hiện tại, trẻ em nơi đây chỉ dành khoảng 1 giờ mỗi tuần để làm bài sau giờ học.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân

Thế giới

13:01:13 15/11/2024
Tuyên bố của Washington được đưa ra trong bối cảnh mới đây Tổng thống Pezeshkian nêu rõ Iran sẵn sàng giải quyết những mơ hồ và nghi ngờ về hoạt động hạt nhân hòa bình của quốc gia này.

Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu

Pháp luật

12:38:10 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an tỉnh Phú Yên cho biết đã tạm giữ hình sự ông Nguyễn Bé (45 tuổi, trú huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) để điều tra về hành vi giết người.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

Tin nổi bật

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Những trường hợp sẽ bị khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn từ ngày 25/12

Netizen

12:32:34 15/11/2024
Người dùng Internet tại Việt Nam sẽ bị xóa tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nếu vi phạm các quy định được nêu trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 tới.

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!

Sao việt

12:30:32 15/11/2024
Sáng 15/11 (giờ Việt Nam), 127 thí sinh của cuộc thi Miss Universe 2024 chính thức bước vào đêm thi bán kết được tổ chức tại Mexico.

3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

Trắc nghiệm

12:07:00 15/11/2024
Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

Sức khỏe

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ

Góc tâm tình

11:43:24 15/11/2024
Cuộc sống hôn nhân của tôi như một chuỗi ngày tăm tối, nơi nỗi mệt mỏi đè nặng lên vai mỗi khi chăm sóc người chồng bị liệt giường.

Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

Làm đẹp

11:25:19 15/11/2024
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.