Đừng “đánh cắp” giờ ra chơi của học trò
Trẻ con ngày nay bị người lớn “đánh cắp” tuổi thơ bởi nhiều lý do, trong đó có việc học – học cả ngày chưa đủ còn phải học “ca đêm”, thậm chí học cả trong giờ ra chơi. Tối ngày mụ người vì học, vì điểm số…
Học sinh cần được ra chơi để vận động, thư giãn sau những giờ học căng thẳng – Ảnh: Lê Thanh
Không ra chơi để học giỏi, điểm cao
Việc giáo viên không cho học sinh ra chơi là phản khoa học. Đâu phải quy định thời gian tiết học 35 – 40 phút là để cho vui mà đã có sự nghiên cứu xuất phát từ tâm sinh lý, sức khỏe của lứa tuổi
PHẠM THÚY HÀ (chuyên viên Phòng Giáo dục Q.4, TP.HCM)
Hai câu chuyện sau đây là minh chứng cho việc học sinh (HS) đã và đang bị giáo viên (GV) đánh cắp giờ ra chơi.
Cô bé cháu của chị đồng nghiệp kể với tôi rằng, cháu ám ảnh nhất là những giờ ra chơi khi học lớp 4. Trong khi HS các lớp được tung tăng chạy nhảy ở hành lang, sân trường thì cả lớp của cháu phải… ngồi trong lớp. Tôi hỏi cháu lý do, cháu cho hay, vì muốn HS “học giỏi, điểm cao” nên cô bắt học trò ngồi trong lớp học bài. Chỉ những trường hợp đi uống nước, vệ sinh hay mua vật dụng gì đó cần thiết mới được ra ngoài. Những dịp gần thi cử, cô càng “quan tâm” học trò nhiều hơn. Thế là suốt năm học, thi thoảng cô mới cho học trò ra chơi, còn lại là ngồi trong lớp… ôn bài. Vì bệnh thành tích mà cô đã đánh cắp giờ ra chơi của hàng chục HS.
Chủ nhật vừa qua, chúng tôi thuê xe đến gia đình người thân chơi. Trên đường đi, qua chuyện trò cùng những người bà con, tôi được biết thời gian gần đây, một cháu nhỏ trong họ không ra sân vào giờ ra chơi. Nghe thế, tôi ngạc nhiên hỏi thì mới hay, cô chủ nhiệm chỉ cho HS ngồi chơi trong lớp vì nhiều bạn ra chơi chạy nhảy nhiều, mồ hôi nhễ nhại nên khi vào lớp vừa ướt đồ vừa… có mùi. Chính vì thế, các HS phải… ra chơi tại lớp. Tuy cô không gây áp lực học tập nhưng trường hợp này cũng đã đánh cắp giờ ra chơi của HS.
Video đang HOT
Phản khoa học
Điều này khó chấp nhận được. Giờ ra chơi là thời gian để học trò được thoải mái vui đùa, giải trí, xua đi mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời cũng là thời gian để các em vận động rèn luyện sức khỏe nhiều hơn nhưng GV đã đánh cắp một phần tuổi thơ của học trò. Ở thành phố không gian có hạn, nhất là những đứa trẻ ở trọ, ngôi nhà diện tích hẹp, ít có điều kiện đi đây đó thì việc cô giáo giữ HS ở lại trong lớp càng khó chấp nhận hơn.
Về việc này, cô Bùi Thị Hải Yến, Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), nói rằng khả năng tập trung của HS ở lứa tuổi tiểu học chưa cao nên không thể và nếu có ép các em ngồi học quá lâu so với quy định cũng không hiệu quả. Vì vậy, cần cho các em thay đổi không khí, vận động cơ thể và thư giãn thì các em mới có thể có sự hứng thú trong những tiết học sau.
Mỗi ngày trẻ cần được vận động 60 phút bằng các trò chơi, chạy nhảy, thể dục – Đào Ngọc Thạch
Tương tự, bà Phạm Thúy Hà, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.4, TP.HCM, khẳng định: “Việc GV không cho HS ra chơi là phản khoa học. Đâu phải quy định thời gian tiết học 35 – 40 phút là để cho vui mà đã có sự nghiên cứu xuất phát từ tâm sinh lý, sức khỏe của lứa tuổi. Ngoài ra, riêng với HS lớp 1, ngành giáo dục còn bố trí thời gian nghỉ giữa tiết vào sau phút thứ 20 vì khả năng tiếp nhận, tập trung của HS lớp 1 còn rất thấp”.
Một GV Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM) nói thêm, thực tế sau tiết dạy, có một số HS chậm, chưa làm xong bài tập, đôi khi GV “ráng” một chút cho học trò làm xong. Tuy nhiên tình huống này không nhiều và không thường xuyên thì còn có thể chấp nhận. Chứ việc “ăn cắp” giờ ra chơi để bắt HS cả lớp ngồi học, làm bài… thì khó chấp nhận. Sau tiết học căng thẳng, các em cần sự vận động, thư giãn để có thể vào tiết học sau một cách hiệu quả.
Về góc độ sức khỏe, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cũng từng cho hay, việc thiếu vận động là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao trong thời gian dài, gây nên béo phì. Mỗi ngày trẻ cần được vận động 60 phút bằng các trò chơi, chạy nhảy, thể dục cũng như giúp việc ở trường lớp và ở gia đình.
Đừng đánh cắp giờ ra chơi của HS. Hãy để HS có bầu trời tuổi thơ ngay trong giờ ra chơi ở “ngôi nhà thứ hai” của các em mà chúng ta thường gọi “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Theo Thanh niên
Kỳ tích ở ngôi trường làng có nhiều thí sinh đạt điểm cao
Trong khi học sinh nơi khác có điều kiện thuê gia sư hay đi học thêm ở các trung tâm thì học sinh ở ngôi trường này chỉ học ở trường, hết giờ học về phụ việc nhà nông.
Kỳ thi THPT năm 2019 tại Nghệ An có nhiều trường làng vùng khó khăn đã đạt những thành tích nổi bật. Trong số những ngôi trường như vậy phải kể đến trường THPT Đặng Thúc Hứa (huyện Thanh Chương).
Điều đặc biệt là điểm chuẩn đầu vào lớp 10 của trường Đặng Thúc Hứa thấp hơn nhiều trường khác trên địa bàn, nhưng lại đứng top đầu với thành tích lớp 12C có 27 học sinh đạt trên 20 điểm trong kỳ thi THPT vừa qua.
Tập thể lớp 12C đoàn kết chụp hình kỷ yếu.
Cụ thể, cả nước có 30 học sinh khối C đạt trên 27 điểm thì lớp 12C trường này có tới 3 em, 24 em còn lại cũng đạt trên 20 điểm. Trong đó em Đậu Thị Hường đạt 9,5 điểm môn Văn đã lọt top 17 học sinh điểm cao nhất môn ngữ văn cả nước.
Thầy Trần Đình Hiền, Hiệu phó trường THPT Đặng Thúc Hứa, chia sẻ kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng của cả học sinh và các giáo viên bộ môn. Năm vừa qua lớp 12C do cô Nguyễn Thị Tâm phụ trách môn địa lý kiêm chủ nhiệm đã luôn bám sát, động viên hỗ trợ các em rất nhiều. Cô Tâm cũng là giáo viên xuất sắc đã từng đạt rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Danh sách 27 học sinh trên 20 điểm của lớp 12C trường Đặng Thúc Hứa.
"Nhiều năm trước trường từng có thủ khoa, á khoa quốc gia kỳ thi THPT, nhiều học sinh đậu vào các trường Đại học Y dược, Bách khoa... được tỉnh khen thưởng. Năm nay ngoài tổ hợp môn khoa học xã hội thì tổ hợp môn khoa học tự nhiên cũng có hai em đạt trên 27 điểm", thầy Hiền cho biết.
Cũng theo thầy Hiền, "bí quyết" để học sinh có thành tích cao trong thi cử bắt đầu ngay từ việc sắp xếp học sinh vào lớp 10. Thường các em có số điểm tương đương, cùng nguyện vọng sẽ xếp vào một lớp. Tiếp đó là chọn nhóm giáo viên kinh nghiệm, tâm huyết và hiểu nhau để đồng hành cùng học sinh suốt khóa học ba năm.
"Các học sinh thuộc nhóm mũi nhọn của trường Đặng Thúc Hứa điểm chỉ bằng điểm đầu vào của các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, chuyên Phan Bội Châu... Nhưng đáng nói kết quả đầu ra không chênh lệch bao nhiêu so với các trường đó đã cho thấy trường có hướng đi riêng trong giảng dạy", thầy Hiền cho biết thêm.
Em Trần Thị Hồng Ngọc lớp 12C với số điểm 27,25 cùng cô giáo chủ nhiệm.
Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C, chia sẻ: "Nếu như các em ở thành phố có điều kiện thuê gia sư hay đi học thêm ở các trung tâm thì học sinh ở trường tôi chỉ học ở trường. Ngoài giờ học còn phụ giúp ba mẹ việc nhà, đồng áng vì hầu như gia đình nào ở đây cũng làm nông. Thành tích các em đạt được vừa qua tôi cũng không bất ngờ lắm vì trong quá trình ôn luyện các em cũng làm khá tốt, cạnh đó luôn tự ý thức được việc học của mình".
Cũng theo cô Tâm, dịp nghỉ hè này hơn nửa số học sinh lớp 12C đã xuống biển Cửa Lò, thành phố Vinh tranh thủ làm thêm kiếm tiền đi học. "Ba tháng hè trung bình mỗi em kiếm được khoảng 10 triệu đồng. Tiền học trong năm hết khoảng 5 triệu, số còn lại các em phụ gia đình. Những ngày lễ như 30-4, 1-5 người ta được đi chơi, còn các em vẫn dành thời gian đi làm thêm, thực sự rất đáng quý", cô Tâm xúc động.
Theo PLO
Bí quyết giúp thí sinh ôn thi THPT Quốc gia đạt điểm cao Đề thi sẽ ra theo cấu trúc đề thi minh họa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Chỉ còn một tuần nữa là kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đề thi sẽ ra theo cấu trúc đề...