Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ
Theo các nhà tâm lý, những đứa trẻ đạt thành tích học tập xuất sắc thường là những người gắn chặt với các quy tắc và nghe lời giáo viên một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại là điểm yếu của trẻ khi trưởng thành.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Irish Movido, chỉ số thông minh (IQ) chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định.
Nói một cách khác, thành công của một người không phụ thuộc vào điểm số, giải thưởng mà người đó đạt được trong khi đi học. Bởi theo bà Movido, những đứa trẻ đạt thành tích học tập xuất sắc thường là những người gắn chặt với các quy tắc và nghe lời giáo viên một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại là điểm yếu của trẻ khi trưởng thành.
Nhà tâm lý học Irish Movido
Nói chung, cuộc sống rất lộn xộn và không có bất kỳ quy tắc nào. Do đó, trên thực tế, những đứa trẻ thành công không phải là những học sinh xuất sắc mà là những người biết sáng tạo, đổi mới, và vượt ra khỏi những rào cản của bản thân và xã hội.
Trong buổi nói chuyện tại lớp học “Nuôi dạy con thông minh: Chuyên đề trẻ mới biết đi”, bà Movido đã giải thích rằng trí tuệ cảm xúc là gì. Đó là: Sự hiểu biết về bản thân, hiểu về người khác, thúc đẩy bản thân phát triển, biết đồng cảm và biết tạo dựng các mối quan hệ. Tất cả những điều này giúp nuôi dưỡng nên những đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong tương lai.
Và để cụ thể hơn, bà Movido đã chỉ ra 5 bước để các bậc phụ huynh xây dựng và nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con mình.
1. Dạy con định vị cảm xúc của mình
Theo nhà tâm lý học Movido, muốn phát triển trí tuệ cảm xúc thì đầu tiên con phải có sự hiểu biết về bản thân, bao gồm nhận thức về cảm xúc. Vì trẻ em thường gặp khó khăn khi diễn tả những cảm xúc mà con đang phải chịu đựng. Do đó, trẻ lựa chọn “ném” cảm xúc của mình ra ngoài bằng màn ăn vạ, khóc lóc và la lối.
Cha mẹ cần phải tỏ ra nhẹ nhàng và thấu hiểu trong những trường hợp này. Tránh ra lệnh cho con hay bắt con kìm nén cảm xúc. Thay vào đó, hãy cho phép con được nói về cảm giác của mình. Điều quan trọng cha mẹ cần dạy con rằng, con không thể lựa chọn cảm xúc khi cảm nhận sự việc nhưng con có thể lựa chọn sẽ xử lý chúng như thế nào.
2. Đặt ranh giới cho các hành vi
Video đang HOT
Thiết lập ranh giới về hành vi sẽ giúp con dễ dàng kiểm soát khi bùng nổ trong cảm xúc. Bản tính tự nhiên của trẻ em là bốc đồng, và nếu cha mẹ không biết kiềm tính bốc đồng đó thì sẽ trở thành thói quen, tính cách của con. Và khi lớn lên, con cũng sẽ cư xử giống như hồi còn bé.
Thế nên, cha mẹ hoàn toàn có thể bước vào can thiệp hoặc phạt khi con cư xử không đúng mực, ví dụ như khi con biến thành “quái vật” làm tổn thương người khác hoặc chính mình.
Trong trường hợp phải xử lý những cơn khủng hoảng của con, bà Movido đề nghị cha mẹ sử dụng phương pháp “đèn giao thông”. “Nghĩa là bước đầu tiên là dừng lại, vì đang là đèn đỏ. Hãy cho phép con được bình tĩnh trong một giây. Tiếp theo là đèn vàng, là suy nghĩ đến những giải pháp để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng là đèn xanh, đó là lúc con đã chọn được giải pháp tốt nhất”, bà Movido cho biết.
“Đây không chỉ là các bước gỡ rắc rối, mà nó là công thức chung để giải quyết mọi vấn đề”, bà Movido nhấn mạnh. “Nếu cha mẹ không dạy con điều này thì khi con lớn lên và gặp phải một điều gì đó đầy thách thức, con không biết phải xử lý như thế nào thì con rất dễ rơi vào trầm cảm. Do vậy, cha mẹ luôn nhớ dạy con rằng dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra thì cũng sẽ có nhiều cách để giải quyết”.
3. Ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực của con
Bước thứ ba trong quá trình nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc là thúc đẩy bản thân. Quan tâm và coi trọng những nỗ lực của con hơn kết quả là một yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con. Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở con rằng sự kiên trì và chăm chỉ đáng giá hơn nhiều so với thành tích mà con đã đạt được.
4. Dạy con về sự đồng cảm
Theo bà Movido, những đứa trẻ từ hai tuổi trở lên đã có dấu hiệu của sự đồng cảm, mặc dù lúc đó con vẫn có thể hoàn toàn không hiểu đồng cảm là gì. Chẳng hạn, khi con nhìn thấy em bé khóc, con cũng khóc theo, vì trong suy nghĩ của con, người khác cảm thấy thế nào thì con cũng cảm thấy thế đấy. Cho đến khi lớn lên, con mới nhận ra rằng nỗi đau của người khác không liên quan đến mình.
Tuy nhiên, sự đồng cảm, biết xót thương người khác lại là một yếu tố quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Cho nên, cha mẹ cần duy trì và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của con. Ví dụ khi con kể về một việc gì đó xảy ra ở trường, cha mẹ hãy yêu cầu con tưởng tượng xem bạn đó cảm thấy như thế nào. Học cách kết nối với người khác thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ giúp con trở nên tinh tế, ân cần và để ý hơn đến hành động của chính mình.
5. Dạy con cách tạo dựng mối quan hệ
Bước cuối cùng để xây dựng nên trí tuệ cảm xúc là biết cách tạo dựng các mối quan hệ. Bà Movido chia sẻ: “Những người hạnh phúc luôn tạo ra sự khác biệt, và sự khác biệt duy nhất của họ là họ có sự đồng thuận mạnh mẽ từ xã hội vì họ biết cách xây dựng các mối quan hệ”.
Ở nhà, cha mẹ hãy giao tiếp với con một cách cởi mở để con có thể học cách kết nối, trao đổi ý tưởng và phát triển ý thức tôn trọng người khác như một hình thức nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc. Bởi khi được tiếp xúc với nhiều quan điểm, con sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ, khiến con dễ chấp nhận và khoan dung hơn với người khác và bản thân mình.
Theo Helino
Ngoài kỹ năng, người trẻ cần trang bị thêm gì để thành công?
Tại Hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng", chia sẻ của các cựu sinh viên đã từng trải nghiệm nền giáo dục New Zealand đã mang đến cái nhìn trực quan về hành trang người trẻ cần chuẩn bị để thích ứng với tương lai.
Hội thảo giải đáp thắc mắc của người trẻ về những kỹ năng cần chuẩn bị cho tương lai
Kỹ năng công nghệ, thái độ tích cực và chủ động không ngừng học hỏi
Từng xuất sắc nhận được Học bổng Chính phủ New Zealand năm 2015 và theo học bậc thạc sỹ chuyên ngành Tài chính tại Đại học Massey, anh Trần Minh Duy hiện đang giữ chức vụ Phụ trách Khu vực, Giám đốc Điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia). Với xuất phát điểm là ngành tài chính - ngân hàng sau đó rẽ hướng sang lĩnh vực công nghệ, anh Minh Duy cho biết: "Blockchain (công nghệ chuỗi khối) đang là nhân tố hàng đầu của công nghiệp 4.0 và chính những công ty công nghệ đang tạo ra những sản phẩm, cũng như sức ép bắt buộc ngành tài chính phải thay đổi tư duy truyền thống, con người và bộ máy bên trong của họ". Qua đó, anh cũng dành lời khuyên đến những bạn trẻ chưa đi làm hãy tận dụng cơ hội trang bị kiến thức, kỹ năng quan trọng để thích ứng với ngành nghề, lĩnh vực mà mình sẽ theo đuổi.
Anh Trần Minh Duy - Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia) chia sẻ tại hội thảo
Ở góc độ nhà tuyển dụng, anh Minh Duy đề cao sự chủ động của ứng viên như cách nền giáo dục New Zealand đang hướng tới. Trước sự đổi mới nhanh chóng của công nghiệp 4.0, một ứng viên sẽ được đánh giá cao khi hội đủ sự tự mày mò về kiến thức, khả năng thích ứng tốt với môi trường và thái độ tích cực khi tiếp nhận công việc.
Trang bị tư duy toàn cầu, tôn trọng văn hóa bản địa
Theo đuổi lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là văn hoá TP.HCM - Nam Bộ với vai trò Quản lý Dự án tại công ty Green Horizon, chị Lê Kim An Nhiên đã chia sẻ góc nhìn một cựu du học sinh ngành Truyền thông Quốc tế và hiện đang thực hiện các dự án cộng đồng - xã hội.
Khoảng thời gian theo học tại New Zealand, được tiếp xúc với văn hoá Maori từ những ngày đầu nhập học thông qua lễ chào đón tại nhà truyền thống, chị An Nhiên nhận ra một trong những chìa khoá giúp quốc gia này phát triển chính là ngoài việc chạy theo những cái mới, họ rất trân trọng giá trị truyền thống. Qua đó chị cũng nhấn mạnh sự thấu hiểu về nguồn gốc xuất xứ, bản sắc văn hoá để giới thiệu ra thế giới chính là cốt lõi của việc hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó mỗi cá nhân cũng nên trau dồi kiến thức, "không ngừng đặt câu hỏi" để phát triển tư duy và đặc biệt luôn tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của từng nền văn hoá.
Chị Lê Kim An Nhiên - Quản lý Dự án tại công ty Green Horizon, đồng thời là đồng sáng lập thư viện Đủng đỉnh đọc
Một điều đặc biệt được An Nhiên bật mí chính là trong thời gian theo học Thạc sĩ tại New Zealand, chị được dẫn con theo cùng để thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến tại xứ sở Kiwi. Qua quá trình con tiếp nhận kiến thức cũng giúp chị nhận ra phương pháp dạy tối ưu, xem trọng nhận thức toàn cầu hoá tại đây: bé được học nhiều ngôn ngữ ngay từ nhỏ, tiếp xúc với tiếng Maori và trải nghiệm những giờ học vừa viết, vừa vẽ thú vị...
An Nhiên nhấn mạnh rằng, chính quan điểm chỉ có "đúng và chưa đúng", loại bỏ khái niệm "sai" hà khắc đã khiến New Zealand trở thành nền giáo dục hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, trong suốt qua trình học chị cũng được dịp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và được khám phá văn hoá cũng như cọ sát thực tế bằng chính dự án lên kế hoạch truyền thông cho trường. Chị cũng dành lời khuyên đến các bạn sẽ hãy năng nổ trải nghiệm nhiều hơn, nhìn lại mình nhiều hơn để thêm trau dồi bản thân.
Xây dựng kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện
Nắm giữ vị trí Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á tại công ty EcoStore - một trong những doanh nghiệp hàng đầu New Zealand phát triển ngành tiêu dùng xanh với những sản phẩm thân thiện với sức khoẻ và môi trường, anh Ngô Duy Quang đề cao kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện trong việc thích nghi với sự thay đổi của xã hội ở thời đại công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, theo anh mỗi cá nhân cần hiểu rõ bản thân để chọn cho mình một mảng phù hợp phát triển. Vì chỉ khi thấu hiểu bản thân, bạn sẽ nhận ra mình còn thiếu điều gì để tiếp tục trau dồi và chọn được nơi có thể tập trung phát huy tối đa năng lực.
Anh Ngô Duy Quang - Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á tại công ty EcoStore
Về kinh nghiệm bản thân, hai kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện đã giúp anh Duy Quang làm việc hiệu quả và cải thiện tối đa chất lượng công việc. Anh cho biết đó cũng là một đặc tính tiêu biểu của các doanh nghiệp New Zealand khi chỉ với tiềm lực nhân sự nhỏ nhưng công ty vẫn có thể tối ưu nguồn lực để mang sản phẩm đến nhiều nơi trên thế giới.
Chia sẻ về cơ duyên làm việc ở công ty hiện tại, anh Duy Quang cho biết chính nhờ hội thảo do trường Đại học Auckland tổ chức để kết nối sinh viên với doanh nghiệp mà anh có cơ hội được tiếp cận với EcoStore, từ đó tìm hiểu và quyết định đầu quân cho công ty này. Quá trình học tại đây anh cũng được dịp cùng các sinh viên ở nhiều chuyên ngành khác nhau tham gia dự án thực tế "đặt hàng" bởi cảng Auckland với "đề bài" làm sao để mở rộng quy mô cảng mà không tổn hại đến môi trường. Đó cũng là dịp để anh vận dụng kiến thức và nâng cao khả năng làm việc nhóm theo đúng tiêu chuẩn giáo dục New Zealand.
New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu thế giới trong bảng xếp hạng Chuẩn bị kỹ năng tương lai trong hai năm liên tiếp (2017-2018) do tổ chức quốc tế The Economist Intelligence Unit (EIU) bình chọn. Tham khảo thêm tại: https://www.studyinnewzealand.govt.nz
Doãn Phong
Theo vietnamnet
Người trẻ cần chuẩn bị gì để bắt kịp tương lai? Hội thảo "Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng" vừa diễn ra tại Hà Nội. Tại đây, các diễn giả tập trung giải đáp thắc mắc của người trẻ về việc chuẩn bị kỹ năng, kiễn thức gì để làm chủ tương lai, những tố chất mà các nhà tuyển dụng đã và đang tìm kiếm, ... Hội thảo do...