‘Đừng chỉnh sửa sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều theo kiểu chắp vá’
Ngữ liệu và từ ngữ được thay thế mới trong sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều chưa đủ chuẩn mực để có thể đưa vào dạy đại trà cho học sinh 6 tuổi.
Ngày 14/11 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM công bố tài liệu bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu cho sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều và mong nhận được ý kiến đóng góp rộng rãi. Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn bậc phổ thông, sau khi xem xét tài liệu bổ sung, điều chỉnh ngữ liệu cho quyển sách này, thầy giáo Phan Thế Hoài (TP.HCM) đưa ra một số ý kiến, chỉ ra điểm chưa hợp lý.
Phần ngữ liệu
Các bài tập đọc Bờ hồ, Kết bạn, Mẹ thật là ấm, Bạn của Hà, Ông bà em, Mưa, Lịch bàn – ngắn gọn, viết đúng ngữ pháp, câu cú tương đối rõ ràng nhưng ngôn từ lại thiếu chất văn chương khiến học sinh chán học và khó nhớ bài.
Bài tập đọc “Phố Thợ Nhuộm” đang xin ý kiến chỉnh sửa.
Bài tập đọc Phố Thợ Nhuộm, phần tập viết có từ “quả muỗm”, thú thực, tôi cũng không biết quả này là quả gì. Bài tập đọc Hồ sen có 6 câu nhưng lặp lại ý ở 2 câu “Khắp hồ thơm ngát” và “Khi gió về, sân nhà Ngân thơm ngát” làm cho người đọc nhàm chán.
Bài tập đọc Sáng sớm trên biển có câu: ” Từ phía xa tít tắp, một vầng hồng từ từ nhô lên”. Tôi cho rằng, dùng từ “vầng hồng” là chưa chính xác. Người ta thường nói “vầng dương” (mặt trời), “ánh hồng” (mảng ánh sáng có màu sắc hồng)… Như vậy, sáng sớm ở biển ta thấy mặt trời từ từ nhô lên, còn vầng hồng thì không thể nhô lên mà chỉ lan tỏa ánh sáng.
Bài tập đọc “Sáng sớm trên biển” đang xin ý kiến chỉnh sửa.
Video đang HOT
Phần từ ngữ
Bỏ từ “thở hí hóp” trong câu “Vì cố quá, lừa ngã ra bờ cỏ, thở hí hóp” (trang 85) nhưng vẫn dùng từ “chả” (phương ngữ) trong câu “Ngựa chả nghe”. Muốn học sinh hiểu nghĩa của từ “chả” thì trước hết phải dạy cho các em từ phổ thông là “không”. Không dạy từ phổ thông mà dạy phương ngữ cho học sinh lớp 1 là vô lý.
Thay “Tổ của nó nhỏ như hộp diêm mà đẹp” bằng “Tổ của nó đẹp lắm” (trang 92). Nhưng nội dung bài tập đọc khiến người đọc băn khoăn ở chỗ, lớp 1 sao đi họp lớp? Với lại, họp lớp 1 nhưng đã có bạn có cả đàn con: “Nó sắp có lũ cua bé tí bò khắp hồ” là thế nào?
Thay “quà, quà” bằng “quạ, quạ” (trang 95) nhưng vẫn dùng phương ngữ “chộp”, “gà nhép” trong câu: “Thì ra quạ sắp chộp gà nhép”.
Câu văn này còn sai về nghĩa, đó là “quạ chộp…”. Quạ thường bất ngờ bay từ trên cao xuống đất, dùng chân “cắp” gà con chứ không phải “chộp” (đưa tay ra rất nhanh để nắm lấy). Thay “Có kẻ đã cuỗm gà nhép” bằng “Có kẻ đã tha gà nhép đi” nhưng vẫn dùng hai phương ngữ “gà nhép” (từ phổ thông là gà con).
Bỏ từ “hí hóp” (trang 125) nhưng danh từ riêng trong bài tập đọc thì không viết hoa: “Chị gió nghe rô than thở, bèn đi tìm thần mưa. Thần mưa phất cờ”. Viết đúng phải là: chị Gió, thần Mưa.
Phần từ ngữ được thay thế.
Không thể chỉnh sửa theo kiểu chắp vá
Tôi cho rằng, đội ngũ tác giả sách chỉnh sửa ngữ liệu và từ ngữ từ phản ánh của dư luận hơn là quan tâm đến những góp ý của các nhà khoa học chuyên ngành. Muốn chỉnh sửa quyển sách này, các tác giả không thể làm việc kiểu “đẽo cày giữa đường” mà phải theo một quy trình bài bản, khoa học.
Trước hết, cần tổng hợp tất cả các ý kiến được báo chí phản ánh, kể cả trên mạng xã hội cũng có giá trị tham khảo rất lớn. Sau đó, thống kê, phân loại bắt đầu từ việc dùng từ ngữ, câu, bài tập đọc cần chú ý nội dung, tính logich… kể cả việc xem lại phân phối số tiết theo tuần đã hợp lí chưa.
Cuối cùng mới thay thế từ ngữ, bài tập đọc sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi, nội dung bài tập đọc phải gần gũi, dễ hiểu và mang tính chân-thiện-mỹ.
Muốn làm được như vậy, cần đưa tục ngữ, thành ngữ, cao dao, các đoạn trích truyện dân gian hoặc thơ, văn xuôi của những tác giả nổi tiếng như cách làm ở sách giáo khoa cũ.
Các tác giả cần tránh sáng tạo các bài tập đọc mới như Bờ hồ, Kết bạn, Mẹ thật là ấm, Bạn của Hà… bởi đây là văn phong của người lớn, cách hành văn rất khô khan, gượng ép khiến bài tập đọc thiếu chất thơ, chất văn của bộ môn.
Dự thảo chỉnh sửa SGK Cánh Diều: Nhiều góp ý thiết thực
Nhiều ý kiến góp ý ủng hộ sự thay đổi của Dự thảo điều chỉnh, bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều.
Sau 5 ngày Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM công bố dự thảo chỉnh sửa, bổ sung SGK Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều lên mạng xã hội trước khi Hội đồng thẩm định họp cho ý kiến, nhiều thầy cô giáo đã gửi nhận xét, đánh giá, góp ý thẳng thắn về dự thảo chỉnh sửa.
Đa phần ý kiến ủng hộ sự cầu thị, chỉnh sửa từ nhóm biên soạn. Cạnh đó cũng có nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn SGK Tiếng Việt 1 sẽ được chỉnh sửa cụ thể hơn.
Giáo viên Danh Kim Pha, Trường tiểu học và THCS Trần Văn Ơn, xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước, góp ý: Nội dung trong SGK Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều đã rất phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với việc dạy học, phân hóa học sinh.
Còn một thầy giáo ở Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ An cũng đánh giá dự thảo điều chỉnh khá phù hợp và khắc phục được các nội dung chưa tốt, chưa phù hợp trước đây.
Ảnh minh họa
Góp ý với dự thảo chỉnh sửa về việc dùng âm vần, cô Lê Thị Liễu, Trường Tiểu học Trần Bình Trọng, xã Bàu Hàm 2, Thống Nhất, Đồng Nai, đánh giá sách đã hay và sẽ hay hơn nữa với thiện chí cầu thị.
"Theo tôi, khi các cháu bắt đầu vào lớp 1 thì âm, chữ, tiếng từ nào cũng đều mới với các cháu cả. Việc hiểu nghĩa của các cháu cũng thật đơn giản. Vì vậy trong SGK có một vài ngữ liệu có thể phù hợp với vùng này, không phù hợp với vùng kia đó là việc tất yếu (SGK cũ cũng vậy) vì vậy chúng ta có thể chọn từ cùng nghĩa, gần nghĩa để giải thích cho các cháu nhằm cung cấp thêm vốn từ.
Trong Dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung SGK Tiếng Việt Cánh Diều, một số ngữ liệu có thể chọn để điều chỉnh là:
* Về câu từ:- Hổ nhờ thỏ kê đồ - Thỏ lỡ xô đổ ghế (không điều chỉnh vì nghĩa câu từ này nhẹ nhàng hơn)- Nó la cà chỗ nọ, chỗ kia - Giữa trưa, rùa đã...- Tổ của nó đẹp lắm - Có kẻ đã tha gà - Cả xóm ùa ra,...
* Về các bài tập đọc, theo tôi chỉ cần điều chỉnh bài: Quạ và chó - Phố Thợ Nhuộm Các bài còn lại đều ổn. Vì thực tế HS lớp 1 cảm nhận những bài đọc về con vật nhanh hơn những bài văn miêu tả" - cô Pha góp ý.
Còn cô giáo Hà Thị Hiền Vân, Trường Tiểu học Xuân Huy, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, góp ý cần sửa độ rộng của một số nét trong quyển Luyện viết. Ví dụ: từ q nối sang u, từ c nối sang o, từ o, ô, ơ nối sang p, từ o, ô, ơ nối sang t..
Cô Nguyễn Thị Lợi, Tân Phú, Đồng Nai thì cho rằng, phần học vần có thể cho học sinh sử dụng bộ chữ để ghép vần mới học tìm tiếng có vần mới học. Nên cho một quy trình mẫu nhất định cho mỗi loại bài.
Cô Nguyễn Thi Thanh Mai, Trảng Bàng, Tây Ninh nhận xét Dự thảo: Bài đọc: " Phố thợ nhuộm " nghe có vẻ khó hiểu, sao không viết là "Thợ nhuộm ở phố"
"Tôi thấy môn Tiếng Việt ở phần học chữ chưa có bài dạy riêng về chữ "ă, â". Trong quá trình dạy học vần học sinh thường xuyên quên và nhầm 2 chữ này. Rất mong các tác giả cho bài riêng về 2 chữ ă, â để học sinh nắm chắc hơn" - giáo viên Trường tiểu học, THCS Thanh Lâm Thôn Đồng Thầm - xã Thanh Lâm - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến.
Việc lấy ý kiến cho Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu SGK Cánh Diều vẫn tiếp tục diễn ra cho đến ngày 20-11. Ngày 21-11, Hội đồng thẩm định sẽ tổ chức thẩm định dự thảo chỉnh sửa, đóng góp ý kiến trước khi có bản chính thức và bổ sung cho các trường.
Chỉnh sửa sách giáo khoa Cánh Diều: Vẫn mập mờ, khó hiểu Dự thảo tài liệu 'Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1' (bộ sách Cánh Diều) được Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM công bố, nhiều ý kiến cho rằng sửa như vậy vẫn chưa ổn, vẫn mập mờ, khó hiểu. Có nhiều chỉnh sửa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều - ẢNH:...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ranh giới mong manh giữa vay nợ và giúp đỡ, tôi nhận được bài học xương máu về 'tiền mất tình tan' với gia đình nhà chồng
Góc tâm tình
05:20:27 02/05/2025
Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025