Đừng biến giáo viên thành ‘thợ dạy’
Trước đề xuất của Bộ GD&ĐT, trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia giáo dục, ThS.Nguyễn Quốc Vương cho rằng, thay vì đề nghị dạy thêm là ngành kinh doanh có điều kiện để rồi bắt thầy cô dạy thêm đăng ký thì việc cần làm là tách dạy thêm, học thêm ra khỏi nhà trường.
ThS. Nguyễn Quốc Vương
Theo ông Vương, dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng của cả hai bên và rất bình thường nếu như giáo viên không đóng vai song trùng: vừa dạy học sinh ở trường phổ thông, vừa dạy ở trung tâm hay ở nhà.
Khi song trùng, giáo viên có thể mải dạy thêm thay vì dạy ở trường, đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và không học thêm. Theo ThS. Nguyễn Quốc Vương, có ý kiến cho rằng, cần phải công bằng, bác sĩ đương chức còn mở được phòng khám, làm tại phòng khám thì sao giáo viên không được dạy thêm. Khi bác sĩ đóng vai song trùng, y tế nước nhà sẽ lẹt đẹt và bệnh viện sẽ có rất nhiều tiêu cực. Hình ảnh y bác sĩ cũng sẽ méo mó.
Ở Việt Nam, giáo viên, bác sĩ trong biên chế, hợp đồng dài hạn ở các trường công, bệnh viện công còn là viên chức. Khi là viên chức mà lại có thể làm thêm và có thu nhập bên ngoài là điều vô cùng kì quặc vì nó vi phạm tính chất “công” của nghề nghiệp họ phụng sự. Tuy nhiên, ông Vương nói mâu thuẫn ở đây là “làm sao sống được bằng lương”.
Cả nghề y và nghề giáo có lương rất thấp. Tuy nhiên, không thể lấy cái sai, cái phản tiến bộ để biện minh vì cuối cùng chính người muốn biện minh sẽ trở thành nạn nhân trong một “chuỗi thức ăn” không đầu không cuối. Điều cần đấu tranh và phấn đấu cho bác sĩ, giáo viên và các viên chức, công chức có thể sống được bằng lương và làm việc hết bổn phận để phụng sự dân. Nếu giáo viên, bác sĩ còn đóng vai song trùng và cơ quan quản lý duy trì kẽ hở họ có thể bù đắp phần thiếu hụt trong sinh hoạt chi tiêu bằng dạy thêm, khám thêm thì tình trạng nhốn nháo, phập phù sẽ còn tồn tại.
Theo ông Vương, nếu không tách được vấn đề dạy thêm ra khỏi các trường học, thì dù bất cứ với quy định, luật lệ nào thì các trường vẫn biến tướng thành trung tâm luyện thi trá hình. “Nên nhớ những giáo viên dạy thêm được là các giáo viên có vị thế ở trường, có thâm niên và dạy các môn chính hoặc là giáo viên chủ nhiệm tiểu học. Tức là những vị trí có khả năng ép, đẩy phụ huynh vào thế khó”, ông nói.
Trong khi đó, giáo viên ở trường phổ thông là người làm giáo dục, giáo viên ở trung tâm là bồi dưỡng kiến thức-luyện thi, hai yêu cầu khác nhau. Làm giáo dục cần toàn tâm toàn ý và nghĩ đến cái xa là triết lý, mục tiêu giáo dục, còn luyện thi nó thiên về kĩ năng, kiến thức. “Chính vì lẫn lộn hai yêu cầu này mà giáo viên Việt Nam thành thợ dạy không tầm nhìn, không triết lý, làm việc như cái máy kiếm tiền và hiểu lầm ai dạy thêm tốt, nhiều học sinh là giáo viên giỏi”, ThS. Vương nói.
Lý giải nguyên nhân đề kiểm tra học kỳ 1 luôn khó như... lên trời
Dù đề ra dễ hay khó đều có mục đích của người ra đề. Với góc nhìn của người trong cuộc, chúng ta thử vén bức màn bí mật này.
Video đang HOT
Tại thời điểm này, các trường học ở cả ba bậc học gần như đã hoàn thành việc kiểm tra đánh giá định kỳ lần 2 (kiểm tra học kỳ 1).
Dù đề kiểm tra dễ hay khó thì người ra đề cũng có mục đíc của mình ( ( Ảnh minh họa: vov.vn)
Câu chuyện về đề kiểm tra luôn là đề tài để mọi người bình luận. Mặc dù có chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng tình trạng vẫn thường xảy ra là nơi ra đề dễ quá dễ, nơi lại ra đề khó quá khó.
Dù đề ra dễ hay khó đều có mục đích của người ra đề. Với góc nhìn của người trong cuộc, chúng ta thử vén bức màn bí mật này.
Đề kiểm tra dễ để lấy thành tích
Do tỷ lệ đăng ký học sinh khá giỏi, học sinh lên lớp thẳng của từng lớp, từng trường quá cao. Thế nên một số trường học ra đề kiểm tra khá dễ với mục đích để đạt được chỉ tiêu như mong muốn.
Vì chuyện đề quá dễ đã xảy ra nhiều trường hợp "mưa" điểm 9,10 đến mức một số thầy cô giáo thấy chất lượng học sinh được phản ánh sau bài kiểm tra không đúng như thực tế, thậm chí là quá phi lý nên đã phải dùng hạ sách hạ bớt điểm của một số em.
Ví như ngày thường, học sinh A. chỉ có lực học trung bình thường, em thường xuyên bị giáo viên nhắc nhở về thái độ học tập, về việc tiếp thu bài.
Vậy mà bài kiểm tra lại đạt điểm 10.
Có phụ huynh đã từng nêu thắc mắc khi nhìn thấy điểm bài kiểm tra của con:
"Con tôi học thế này mà thường xuyên cô gọi về mắng vốn là lười học, học ngu là sao".
Đề kiểm tra học kỳ 1 khó để hút học sinh học thêm
Bên cạnh việc ra đề kiểm tra dễ vì thành tích, nhiều giáo viên lại ra đề kiểm tra khó để học sinh ít đạt điểm khá giỏi, bị nhiều điểm thấp. Điều này, sẽ kích cầu cho việc dạy học thêm của những thầy cô giáo có cơ hội "nở hoa".
Theo quy định, đề kiểm tra sẽ được ra trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.
Đề sẽ có 3 phần: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Thường thì phần nhận biết các câu hỏi cơ bản là dễ, kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình học.
Giáo viên chúng tôi thường gọi là Mức 1. Thang điểm cho phần này khoảng 4 điểm (tùy quy định từng nơi nhưng dao động không nhiều).
Phần thông hiểu cũng có thang điểm 4, ngoài câu hỏi mức 1 có thêm một số câu hỏi mức 2.
Phần vận dụng 2 điểm, chủ yếu câu hỏi mức 3 và mức 4.
Nếu đề ra chuẩn, học sinh trung bình sẽ đạt mức điểm từ 5-6, học sinh khá đạt điểm 7,8 và học sinh giỏi, xuất sắc mới đạt điểm 9,10.
Thế nhưng, không ít giáo viên ra đề vượt chuẩn quá nhiều theo quy định (đương nhiên việc này cũng có sự tiếp tay của chuyên môn nhà trường).
Những câu hỏi mức 3, 4 thường được lấy kiến thức trong sách ôn luyện đường lên đỉnh Olympia, sách chọn học sinh giỏi.
Vì thế, những đứa trẻ bé tí lớp 1,2,3 đã phải làm những bài toán "hại não". Có gia đình ba mẹ là kĩ sư nhưng vẫn phải tranh cãi nhau vì bài toán lớp 1, 2 của con. Học sinh 4,5 có một số bài toán dành cho thí sinh đường lên đỉnh Olympia.
Đề khó, tỷ lệ điểm đạt được sẽ khá thấp. Thường học sinh giỏi, xuất sắc rớt xuống khá. Học sinh khá còn trung bình và học trung bình còn yếu.
Khi cầm bài kiểm tra của con về với số điểm thấp như thế, không ít phụ huynh đã sốc, bất ngờ vì nghĩ con mình lực học đã tuột dốc. Và thế là, cha mẹ đành tất tả đến nhờ thầy cô dạy kèm sau giờ học buổi chiều.
Thế nên, không ít nơi sau đợt kiểm tra học kỳ 1 số lượng học sinh đăng ký đi học thêm cao đến bất thường.
Bởi thế, nhiều người đón con trước cổng trường lúc 4 giờ 30 phút chỉ kịp mua cho con ổ bánh mì nhai vội là đến 5 giờ vào lớp để học thêm.
Ngày nào con cũng kết thúc buổi học lúc 6 giờ 30 phút, về đến nhà cũng hơn 7 giờ, tắm rửa xong, soạn sách vở cho ngày mai rồi chỉ kịp lên giường là không còn biết trời trăng mây gió gì cả.
Trúc Hạ
Theo giaoduc.net
Vì sao việc dạy thêm, học thêm lại bị phụ huynh phản đối nhiều đến vậy? Cấp tiểu học vẫn dạy thêm tràn lan, các trung tâm dạy thêm phần nhiều là dạy trước chương trình, giáo viên dạy ở nhà lại dạy học sinh chính khóa của mình. Có nhiều ý kiến cho rằng việc dạy thêm và học thêm đang diễn ra hiện nay là do nhu cầu của phụ huynh và giáo viên dạy thêm là...