Đứng bếp chính thay mẹ, 10X làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đủ 4 bát 8 đĩa
Yêu ẩm thực từ nhỏ, Minh Châu (21 tuổ.i) năm nay đứng bếp chính, hoàn thành mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đẹp mắt gồm 4 bát, 8 đĩa.
Văn khấn ông Công ông Táo 2025 được nhiều nhà tin dùngVăn khấn ông Công ông Táo 2025 giúp các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn Táo quân đầy đủ, chi tiết.
7h sáng, cả gia đình chị Tô Thị Hương Giang ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều đã dậy, sẵn sàng chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm nay.
Chị Giang cho biết, năm nào gia đình chị cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng khá đầy đủ. Bắt đầu từ ngày ông Công ông Táo đến Rằm tháng Giêng, nhà chị sẽ có 5 mâm cúng, gồm có: Ông Công ông Táo, tất niên, mùng 1, hóa vàng và Rằm tháng Giêng.
Từ khi các con còn nhỏ, chị đã coi trọng những ngày lễ Tết truyền thống và luôn chuẩn bị mâm cúng thật cẩn thận để tạo thành một cái nếp, giúp các con hiểu hơn về văn hóa, truyền thống dân tộc.
Chính vì thế, bây giờ tất cả các con chị đều hào hứng làm cỗ cúng và rất thích ăn cỗ nhà làm.
Chị Giang có 3 cô con gái: Cô cả đang học năm thứ 3 đại học, cô thứ học lớp 12, cô út học lớp 8. “Cô cả đặc biệt thích nấu nướng từ khi con còn học cấp 2. Những năm học phổ thông, con đã hí hoáy làm bánh và học dần các món ăn từ mẹ.
Từ mấy năm nay, con gái cả là người đứng bếp chính nấu các mâm cỗ cúng cũng như các bữa cơm gia đình. Tôi chỉ đứng bếp phụ, nhiều thứ phải hỏi ý kiến bếp trưởng” – chị Giang hài hước chia sẻ.
Chị Giang và con gái cả vào bếp chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Trước ngày làm cỗ, Minh Châu – con gái cả của chị Giang – cũng là người đi chợ mua sắm nguyên liệu. Một số món chị Giang sẽ hỗ trợ con sơ chế từ hôm trước.
“Măng khô mình mua về sẽ ngâm trước 3 ngày, sáng ngâm chiều đi làm về vớt ra. Bóng bì ngâm, làm sạch từ tối hôm trước. Xôi đồ lần 1 từ tối hôm trước, hôm nay đồ lại lần 2. Nem rán cả nhà cuốn sẵn 200 chiếc để ăn cả Tết và ngày thường”, chị kể.
Bà mẹ 3 con cũng chia sẻ, cô con gái cả không những biết nấu nhiều món mà còn bày biện đẹp hơn mẹ nên chị rất tin tưởng giao cho con làm.
Anh Phí Công Quý, chồng chị Giang cho biết, thời bố mẹ anh, gia đình sống ở phố cổ nên các cụ rất coi trọng phong tục, cỗ bàn, cúng kiếng. Cụ anh trước từng làm cai bếp. Bác anh từng đi nấu cỗ thuê. Mẹ anh từng làm cấp dưỡng cho nhà máy.
“Vì thế, trong nhà tôi luôn có một cái nếp rất tự nhiên, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày xưa khi con cái còn bé, hai vợ chồng tự làm. Khi các con lớn hơn, chúng tôi dạy con về ý nghĩa các phong tục và cách bày biện mâm cỗ sao cho hài hòa.
Vì thế, bây giờ, các con lớn, có thể giúp bố mẹ nhiều. Các cháu cũng làm những việc này một cách tự nguyện, vui vẻ và thuần thục”.
Cả nhà cùng xắn tay chuẩn bị cho mâm cỗ cúng
Hôm nay, cô con gái thứ 2 bận đi chụp ảnh kỷ yếu cuối cấp với các bạn nên cả nhà 4 người chia nhau các việc. Chị cả Minh Châu đứng bếp chính. Mẹ và con gái út đứng phụ, trong khi bố phụ trách thái các món bày ra đĩa.
Thực đơn đã được chị Giang và Minh Châu lên từ trước, in và dán lên tủ lạnh để cả nhà cùng biết, tránh nhầm, sót.
Video đang HOT
Thực đơn mâm cỗ cúng năm nay gồm 4 bát, 8 đĩa: Gà luộc, nem rán, thịt xá xíu nướng, tôm chiên giòn, lòng gà xào dứa, giò lụa, chả quế, giò xào, canh bóng, canh măng, canh miến và chim câu nhồi mọc hầm hạt sen.
Ngoài ra, mâm cỗ cúng còn có xôi gấc, bánh chưng, cơm trắng, trái cây, bánh kẹo, mứt, trà, rượu trắng, trầu cau…
Mâm cúng hoa quả, tiề.n vàng… đã được chị Giang chuẩn bị từ trước
Chị Giang chia sẻ: “Bọn trẻ con nhà tôi đều thích Tết chứ không sợ. Vì cả nhà cùng nhau làm nên sẽ đỡ vất vả hơn. Cả nhà ai cũng thích ăn ngon nữa nên rất hào hứng vào bếp”.
Chị nói, thực ra nhà chị ăn uống rất đa dạng – cả món truyền thống lẫn các món Tây, Âu, Á đủ cả. Nhưng ngày Tết, cả nhà luôn ưu tiên cho các món truyền thống.
Để ngày Tết bớt vất vả, cả nhà hay sơ chế, nấu trước một số món để đến bữa chỉ việc nấu, làm nóng và bày biện. “Ví dụ như mâm cúng mùng 1, chúng tôi chỉ mất khoảng 1 tiếng là đã lên mâm”.
Nhiều gia đình trẻ ngày nay thường ngại làm những mâm cúng cầu kì, hay mua sẵn, đặt sẵn hoặc cúng đơn giản. Theo chị Giang, thực ra cái đó tùy vào điều kiện, mong muốn của mỗi gia đình, không nhất thiết phải cứ cầu kì mới là đúng, là đủ.
“Với gia đình tôi, do mọi người đều thích không khí cùng làm, cùng ăn nên không ai thấy mệt hay phiền gì cả.
Tôi cũng muốn khi đến các ngày lễ Tết truyền thống, gia đình có không khí ấm cúng, sum vầy để nhà trở thành nơi các con đi đâu cũng muốn quay về. Hơn nữa, nếu qua mâm cúng mà các con hiểu và yêu thêm văn hóa, truyền thống của dân tộc thì thật đáng quý” – chị Giang chia sẻ.
Minh Châu bắt đầu bằng việc sơ chế một số nguyên liệu
Xôi gấc đã được đồ lần 1 từ tối hôm trước. Nếp được chị Giang chọn là loại nếp Tú Lệ
Chị cả Minh Châu đứng bếp chính
Con gái út làm nhiệm vụ lau bộ bát đĩa dành riêng cho mâm cúng
Minh Châu làm món chim bồ câu hầm hạt sen
Gia đình không thả cá chép nên sẽ đóng xôi khuôn cá chép
Ông bố kiêm luôn nhiệm vụ bóc bánh chưng, chặt thịt gà, thái giò, thịt xá xíu…
Minh Châu bày biện các món trước khi lên mâm
Anh Quý sắp xếp lại mâm cúng trước khi làm lễ
Mâm cúng gồm 4 bát, 8 đĩa được chuẩn bị trong buổi sáng là thành quả của cả gia đình
10h30, anh Quý bắt đầu thắp hương, làm lễ cúng ông Công ông Táo
Hết tuần hương, cả gia đình chuyển đồ cúng sang bộ bát đĩa khác để cùng nhau thụ lộc
Bà mẹ bức xúc vì ăn cỗ, con chưa no cả mâm đã vội vã chia phần
Từ trước đến nay, đám cưới ở nhiều địa phương vẫn được chuẩn bị túi bóng để chia phần.
Điều này từng gây ra không ít ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Người thì cho rằng đó là phong tục tốt đẹp, các bà, các mẹ muốn nhường con nhường cháu. Người thì cho rằng điều đó khiến việc ăn uống không thoải mái, chỉ chăm chăm lấy phần. Câu chuyện của bà mẹ dưới đây chính là một ví dụ.
Cụ thể, báo Vietnamnet đăng tải câu chuyện của chị Tuyết Mai hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Theo đó, trong một lần đi ăn cỗ để lại cho người phụ nữ nhiều vấn đề không hài lòng.
Ăn cỗ lấy phần là thói quen đã tồn tại ở nhiều địa phương từ lâu. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Theo đó, vợ chồng chị về quê đúng dịp một người họ hàng tổ chức đám cưới cho con trai. Hai vợ chồng cũng hào hứng sửa soạn đi đám cưới. Nhưng vừa đến cổng, chồng chị đã được kéo vào mâm đàn ông. Còn chị và con trai được xếp ngồi mâm phụ nữ. Khi mâm cỗ vừa được bê ra, cả mâm còn chưa ai động đũa thì đã có một người cầm cuộn túi nilon đưa cho mọi người.
Hình ảnh những chiếc túi bóng trút phần thừa từ các mâm đã không còn xa lạ ở đám cưới. (Ảnh minh họa: Dân Việt)
Trong lúc ăn vì con trai chị khá kén ăn nên chỉ thích ăn tôm. Tuy nhiên, khi cháu vừa ăn 1,2 con, mọi người trong mâm đã nhao nhao chia phần vì sợ đứ.a tr.ẻ ăn hết.
"Con trai tôi rất kén ăn. Trong số những món đặt trên mâm, cháu chỉ thích ăn tôm. Sau khi ăn hết một con tôm to, cháu lại đòi ăn nữa. Thấy đĩa tôm chỉ có 6 con trong khi mâm của tôi ngồi 7 người (6 người lớn, 1 trẻ con), tôi hơi ái ngại. Tôi gắp cho con món khác nhưng cháu không chịu, nhất quyết chỉ vào đĩa tôm.
Tôi phải mở lời xin mọi người nhường cho cháu vài con. Các chị trong mâm nhìn nhau, vài người cất lời đồng ý. Nhưng ngay khi tôi vừa gắp cho con, một chị liền bê đĩa tôm chia nốt cho những người ngồi cạnh. Tiếp đó, chị bê lần lượt các đĩa thức ăn khô như giò, thịt gà, thịt nướng... chia thành 6 phần."
Hầu hết các mâm cỗ ở quê đều được chuẩn bị sẵn túi bóng để chia phần. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Vì không muốn lấy phần nên số thức ăn chị Mai được chia dồn lại vào một chiếc đĩa. Lúc này trên mâm chỉ còn lại vỏn vẹn đĩa rau và bát canh. Vì không còn gì ăn nên con trai chị Mai đòi ăn đồ tráng miệng. Thấy vậy, một người phụ nữ ngồi gần hộp nho lại vội vàng chia phần khiến chị Mai cảm thấy vô cùng ái ngại.
"Người phụ nữ ngồi gần hộp nho lại vội vàng chia thành 6 phần và đưa cho con trai tôi 1 phần. Cháu ăn hết lại mè nheo. Một chị trong mâm lấy từ suất của mình cho con tôi mấy quả nhưng lại kèm theo lời bỉ bôi: "Ăn tham thế, ăn hết phần của mình thì phải thôi chứ.
Ngay sau lời nói đó, 5 người trong mâm cùng cười rồi tiếp tục chê thằng bé ăn tham. Con tôi lúc này mặt méo xệch. Tôi nhìn con thương vô tận. Miếng ăn trong miệng tôi trở nên đắng ngắt. Tôi xúc một thìa cơm ăn vội rồi dắt con đi chơi."
Việc lấy phần khi các thành viên còn chưa ăn xong khiến nhiều người bức xúc. (Ảnh minh họa: Nhịp sống Việt)
Phần đồ ăn của chị Mai không lấy mọi người lại tiếp tục chia đều thành 5 phần. Nhìn khung cảnh đó khiến chị lập tức có ác cảm với phong tục ăn cỗ lấy phần ở quê chồng. Bởi lẽ ra việc này chỉ nên làm sau khi tất cả các thành viên trong mâm đã ăn uống xong. Sau khi còn đồ thừa không ăn hết mới nên chia thì việc ăn uống mới thoải mái được. Nhất là những mâm có khách lạ, khách ở xa về.
Sau khi đăng tải, bài viết đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Một số ý kiến cho rằng việc chỉ chăm chăm lấy phần như vậy là không hợp lý. Tuy nhiên, người mẹ cũng cần nhắc nhở con không nên kén ăn. Dù là trẻ nhỏ nhưng mỗi người đều có phần ăn của mình. Những người lấy phần họ cũng muốn mang đồ ăn về cho con cháu của mình. Nếu nhường cho đứ.a tr.ẻ thì con cháu của họ sẽ mất phần. Và tất nhiên không ai có nghĩa vụ phải nhường cho người lạ.
Thói quen đi ăn cỗ lấy phần thường thấy ở nhiều nơi. (Ảnh minh họa: Beatvn)
Một số bình luận của độc giả bên dưới bài đăng này:
"Chị hãy rèn luyện cho con mình một thói quen đó chính là không được phép đòi hỏi thì sẽ hay hơn là chiều theo ý con mình."
"Thế nên đi ăn cỗ ghét nhất ngồi với mấy bà cô. Người ta chưa ăn xong đã gắp bỏ vào túi mất hứng, ăn xong rồi lấy gì thì lấy."
"Ôi đi ăn cỗ mà những món có mỗi người 1 miếng thì ăn phần mình thôi, còn để cho người khác ăn với. Đến khi nào người ta chủ động nhường thì mới nên ăn nha. Dạy con từ bé là vậy, từ bé tui đã biết cái này rồi nhá."
Nhiều người cho rằng người mẹ nên dạy lại con của mình không nên kén chọn và đòi hỏi. (Ảnh: Chụp màn hình FB Him)
Trước đó, mạng xã hội cũng rần rần chia sẻ câu chuyện cậu con trai vứt đi túi phần của mẹ lấy trong bữa cỗ vì xấu hổ. Đây cũng là thói quen của người mẹ nhiều năm. Cụ thể, báo Vietnamnet đưa tin về câu chuyện 1 người mẹ mỗi lần đi ăn cỗ thường xuyên gói ghém phần ăn ngon nhất đem về cho con, cho chồng. Đây đáng nhẽ là phần của mẹ được ăn tại mâm cỗ nhưng mẹ lại không dám ăn. Bà chỉ ăn miếng rau, chút canh để no bụng còn giò, chả, thịt gà liền bỏ vào túi nilon rồi mang về nhà.
Chính vì thói quen lâu năm của mẹ khiến cậu con trai khó chịu ra mặt. Khi thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con trai còn cảm thấy xấu hổ vì bị bạn bè trêu chọc là ham ăn: "Đã nhiều lần, con nhắc mẹ đừng lấy phần. Con nhắc mẹ khi đi ăn cỗ, hãy cứ ăn uống thật thoải mái, đừng nghĩ đến chồng, con ở nhà. Vì bây giờ, con không cần những miếng ăn đó. Thậm chí, đi trên đường, thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con còn thấy xấu hổ."
Thay vì vui nhiều người lại cảm thấy xấu hổ khi được bà, được mẹ lấy phần cho. (Ảnh minh họa: Beatvn)
Trong một lần tình cờ thấy người trong làng đăng hình mẹ đang lấy đồ từ mâm đàn ông rồi bỏ túi nilon mang về. Cậu con trai đã rất tức giận và có hành động vứt đi túi thịt mà mẹ cầm về sau bữa cỗ. Vẫn biết hành động đó là không đúng, khiến mẹ giận và buồn nhưng cậu con trai chỉ mong muốn mẹ đừng lấy phần nữa. Gia đình cũng không còn thiếu thốn nên khi đến đám cỗ, "xin mẹ hãy ăn uống thật thoải mái, đừng cố lấy phần về cho con".
Một người cha từng gây bão khi lấy phần tôm về cho con của mình. (Ảnh: Beat.vn)
Quan điểm của bạn về vấn đề ăn cỗ lấy phần này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Trong xã hội hiện đại ngày này, vấn đề ăn uống đã không còn khó khăn như trước. Mỗi gia đình có thể thoải mái mua sắm các món ăn không khác gì mâm cỗ thường xuyên. Nếu như trước kia trẻ con thường háo hức chờ người lớn ăn cỗ lấy phần về nhà thì giờ đây nó lại khiến chúng cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những nét văn hóa khác nhau. Việc ăn cỗ lấy phần vốn là tình cảm tốt đẹp mà các bà các mẹ muốn nhường cho con cho cháu. Nhưng để các thành viên trong mâm không khó chịu thì mỗi người nên tế nhị hơn trong vấn đề lấy phần.
Người "giữ hồn" bánh đúc mật xứ Huế Dù đã hơn 80 tuổ.i nhưng mệ Gái vẫn ngày ngày cùng đôi quang gánh thong dong đi khắp phố phường ở Huế để bán món bánh đúc mật cổ truyền. Bánh đúc mật là thức quà quê hương bình dị gắn liền với tuổ.i của biết bao thế hệ người con xứ Huế và người hiếm hoi còn lưu giữ món bánh...