Đừng bắt giáo viên thành ‘chủ nợ’ của học sinh
Mong rằng hiệu trường đừng nên bắt giáo viên chủ nhiệm chúng tôi gánh thêm trách nhiệm làm “chủ nợ” này nữa, đừng vì chỉ tiêu, thành tích thêm khổ giáo viên, phụ huynh và học sinh mỗi khi vào đầu năm học.
Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9. Vào đầu năm học, ngoài những công việc chuyên môn đương nhiên, tôi còn phải làm thêm hàng loạt các công việc khác là thu các khoản tiền như học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, phiếu liên lạc, nước uống, giấy thi…, nói tóm lại là tất cả các khoản tiền đầu năm học.
Trong đó, đáng kể nhất là tiền học phí. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi phải trực tiếp thu, viết biên lai cho từng khoản thu sau đó nộp lại cho kế toán và thủ quỹ trường. Tôi băn khoăn liệu giáo viên chủ nhiệm thu tiền học phí có đúng không khi trường đã có thủ quỹ.
Thông tư liên tịch số: 14-LB/TT ngày 4/9/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện thu, chi học phí giáo dục phổ thông, có quy định: “Bộ phận kế toán, tài vụ của các trường chịu trách nhiệm trực tiếp thu và quản lý quỹ học phí”.
Thông tư này cũng quy định: “Chi 5% cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ học phí (3% chi thù lao cho cơ quan trực tiếp thu học phí và 2% chi cho việc quản lý quỹ học phí của ngành giáo dục)”, trong số tiền học phí nhà trường thu được. Theo quy định này, các trường học hàng năm đều có xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó: “Khoản 3% được chi cho người trực tiếp thu và ghi biên lai thu”.
Ảnh minh hoạ
Thông tư là như vậy nhưng hiệu trưởng của không ít trường lại chỉ đạo phân công cho giáo viên chủ nhiệm thu tiền học phí, việc này gây bức xúc trong giáo viên.
Vậy tại sao hiệu trưởng bắt giáo viên chủ nhiệm thu? Hiệu trưởng thừa biết Thông tư liên tịch số14 nhưng vì để thu cho đúng tiến độ thời gian, tránh thất thu, để được cấp trên khen thưởng trường có tỉ lệ nộp tiền học phí cao, hoàn thành sớm… nên giao cho giáo viên chủ nhiệm thu và giáo viên chủ nhiệm tự nhiên trở thành “chủ nợ” mà con nợ là “học sinh”.
Video đang HOT
Điều này làm cho cả thầy giáo và học sinh lúng túng, bối rối và rất tội nghiệp!
Nhiều thầy cô nói, ngoài việc đi dạy thầy cô còn thêm việc đi đòi nợ học sinh. Không ít lần, có học sinh nhận xét thầy cô giáo là “thấy mặt là thấy đòi tiền”, nghe that bi đát và tủi thân, làm cho hình ảnh người thầy trong mắt học sinh rất không hay.
Tất nhiên, mỗi trường chỉ có một thủ quỹ nên giao cho bộ phận thủ quỹ thu các hiệu trưởng sợ không hoàn thành nhiệm vụ thu. Đây là lý do không thuyết phục, hiệu trưởng là người cần phải tìm ra được giải pháp tháo gỡ khó khăn chứ không thể chuyển khó khăn từ người này sang người khác được.
Thật sự không thầy cô chủ nhiệm nào muốn làm công việc này cả nhưng vì đây là lệnh của hiệu trưởng với lý do là công việc chung của trường nên thầy cô chủ nhiệm phải “còng lưng” mà làm là vậy. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm là đồng nghiệp của tôi đều than phiền là rất mỏi mệt vì hàng ngày phải đến lớp để “đòi nợ” học sinh. Các em đâu biết rằng đây là nhiệm vụ của nhà trường giao cho thầy cô phải hoàn thành đúng thời gian nếu không muốn bị nhắc nhở, phê bình, xem xét thi đua.
Tôi còn nhớ mãi tin nhắn của một phụ huynh: “Tôi là phụ huynh của em T. Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp. Tôi rất xấu hổ vì chưa thể đóng tiền được, chồng tôi đang bệnh, mong thầy thông cảm. Cảm ơn thầy!”
Lời khẩn cầu tha thiết của phụ huynh đeo đẳng tôi mãi, khiến tôi suy nghĩ rất nhiều giữa trách nhiệm và tình cảm của một người thầy đối với học sinh của mình. Nếu không thu đủ, thu đúng thời gian thì hiệu trưởng nhắc nhở trong họp hội đồng còn thu triệt để thì rất tôi nghiêp cho học sinh nhất là ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Tin nhắn này giúp tôi rất nhiều điều. Tôi đã vô tâm không tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, và trong một số lần trước đó, tôi đã đọc tên những học sinh chưa đóng tiền trước lớp mà không nghĩ đến cảm xúc, lòng tự trọng của các em.
Tôi thực sự phải cảm ơn vị phụ huynh đó. Từ nay về sau, tôi sẽ không bao giờ đọc tên học sinh chưa đóng tiền trước lớp nữa, cho dù thầy hiệu trưởng có phê bình lớp tôi chưa hoàn thành việc thu tiền.
Trở lại trách nhiệm thu tiền học phí, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của kế toán, tài vụ nhà trường chứ không phải của giáo viên chủ nhiệm. Điều này cần được thực hiện đúng qui định để giáo viên chủ nhiệm bớt chút gánh nặng trên đôi vai gầy bởi “Trăm dâu đổ đầu giáo viên chủ nhiệm thật tội nghiệp!”.
Mong rằng hiệu trường đừng nên bắt giáo viên chủ nhiệm chúng tôi gánh thêm trách nhiệm làm “chủ nợ” này nữa, đừng vì chỉ tiêu, thành tích thêm khổ giáo viên, phụ huynh và học sinh mỗi khi vào đầu năm học.
Nguyễn Văn Lực
(Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
Theo vietnamnet
Tập huấn nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo
Hôm nay (17/8), Sở GD&ĐT Hà Nam tổ chức tập huấn "Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và tăng cường đạo đức nhà giáo" cho 142 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán (bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường và Tổ trưởng chuyên môn) của các trường THPT trong toàn tỉnh.
142 cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các trường THPT tỉnh Hà Nam tham gia tập huấn
Bên cạnh việc quán triệt triển khai Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 7/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, chương trình tập huấn còn có nội dung hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cấp THPT về năng lực ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo tập huấn, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam - khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Bộ GD&ĐT cũng như các chỉ đạo của ngành Giáo dục Hà Nam về đạo đức nhà giáo.
Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam phát biểu tại buổi tập huấn
Theo ông Phạm Anh Tuấn, các kỹ năng ứng xử sư phạm không phải là nội dung mới đối với giáo viên vì vấn đề này đã được đào tạo trong các trường sư phạm và chính các thầy, cô giáo cũng đã sử dụng trong suốt quá trình làm nghề.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, nội dung này được đặt ra với những yêu cầu mới của xã hội và của Ngành, đòi hỏi giáo viên cần tiếp tục phải học tập, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Nhấn mạnh điều này, ông Phạm Anh Tuấn đồng thời giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh về việc tiếp tục triển khai nội dung tập huấn tại cơ sở giáo dục, hoàn thành trước 30/9/2019.
Sở GD&ĐT Hà Nam cũng khuyến khích các trường nghiên cứu, lựa chọn hình thức tổ chức quán triệt nội dung về "Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và tăng cường đạo đức nhà giáo" cho toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của cơ sở.
Tham gia tập huấn, nhiều giáo viên chia sẻ đây là chương trình thực sự có ý nghĩa và hết sức thiết thực, góp phần trang bị, củng cố cho giáo viên THPT thêm các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trước thềm năm học mới.
Theo GDTĐ
GD Cà Mau: Đề cao "chủ động - linh hoạt - trách nhiệm - hiệu quả" Năm học 2019 - 2020, ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau thực hiện chủ đề "Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi" và phương châm "Chủ động - linh hoạt - trách nhiệm - hiệu quả" triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành. Ông Trần Hồng Quân - Phó Chủ...