Đừng bao giờ nói với con: ‘Nhà mình không đủ tiền đâu’, nếu không bạn sẽ hối hận
‘Nhà mình không đủ tiền mua đâu’ một câu nói phổ biến của cha mẹ phương Đông và cả phương Tây khi muốn từ chối yêu cầu mua một món đồ gì đó của con cái nhưng thực tế đó là một câu nói rất nguy hiểm.
Bài viết sau đây của Chuyên gia hoạch định tài chính Shanon Ryan sẽ bàn về vấn đề này.
Trẻ em luôn quan sát người lớn và bắt chước cách hành xử của người lớn, kể cả trong cách hành xử và suy nghĩ về tiền bạc. Cho dù cha mẹ không chủ động dạy con về chuyện tiền bạc, chúng cũng sẽ tự học được.
Tuy nhiên, cha mẹ thường cho rằng trẻ con không hiểu chuyện và không cần biết nhiều về tiền.
“Là một Chuyên gia hoạch định tài chính (CFP), đam mê của tôi là giúp đỡ các cá nhân và gia đình xây dựng quan hệ lành mạnh với tiền bạc. Tôi hi vọng có thể giúp bạn nuôi dạy những đứa con tự tin về tài chính.”
Shannon Ryan – CFP
Hơn 20 năm làm người tư vấn tài chính, tôi đã nhận thấy các khách hàng của mình bị ảnh hưởng thế nào bởi những sự quan sát và niềm tin thuở nhỏ.
Có nhiều niềm tin và thói quen của họ bắt nguồn từ cha mẹ họ, và một cách vô ý, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những lời nói của cha mẹ đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, và rồi họ lại gieo những suy nghĩ ấy vào con cái mình.
Những câu nói cần tránh khi nói chuyện với con cái về tiền bạc
Làm cha mẹ, chúng ta cần ý thức và có trách nhiệm với những lời nói của mình với con về tiền bạc và cảm xúc sau những lời nói ấy.
Có thể chúng ta đều đang có những thói quen và niềm tin sai lầm có thể gây tác động tiêu cực đến con cái về tiền bạc.
‘Nhà mình không đủ tiền’
Một câu nói mà phụ huynh nào cũng từng nói: khi con đòi chúng ta mua một món đồ chơi không cần thiết, chúng ta liền vận lại một lý do ‘Nhà mình không đủ tiền’.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi câu trả lời thật phải là ‘Đồ chơi này không cần thiết’.
Khi con cái vòi vĩnh mua đồ, bố mẹ hay nói ‘Nhà mình không có tiền’
Video đang HOT
Năm chữ đơn giản ‘Nhà mình không đủ tiền’ – với bạn có thể là vô hại, nhưng với trẻ nhỏ, chúng có thể vô cùng đáng sợ.
Trẻ nhỏ không hiểu bóng gió. Bạn nói ‘Nhà mình không đủ tiền’ sẽ gieo rắc trong lòng trẻ nỗi sợ hãi về tài chính.
Chúng sẽ cho rằng nhà mình thiếu tiền thật và bắt đầu lo lắng.
Khi ấy trẻ sẽ có hai kiểu diễn biến như sau:
1. Bố mẹ thật sự không có đủ tiền mua đồ chơi, đồ ăn hay là mua nhà. Nhà mình sẽ nghèo đói, không có chỗ ở…
2. Bố mẹ nói bố mẹ không có tiền, nhưng vẫn suốt ngày tiêu tiền các thứ. Bố mẹ là kẻ nói dối.
Có thể cha mẹ cũng không cố ý, nhưng họ không biết đâu là cách trả lời tốt nhất với con, vì nếu con muốn cái gì cũng mua cho thì cũng không đúng.
Khi con gái tôi muốn mua một thứ gì đó và xin tôi mua cho nó, tôi sẽ nhắc cho con về những mục tiêu của gia đình.
Ví dụ tôi đặt mục tiêu là cả nhà sẽ đi du lịch ở đâu đó, đây là điều mà cả tôi và con đều thích. Tôi giải thích với con những món đồ không cần thiết và ngoài kế hoạch có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của chúng ta như thế nào.
Rồi tôi cho con lựa chọn xem có muốn dùng tiền để mua đồ chơi hay không. Thường thì chúng sẽ nhận ra tiêu phí tiền bạc (và trì hoãn chuyến du lịch) là không đáng, từ bỏ việc mua đồ chơi nhưng không thất vọng.
‘Thẻ tín dụng xấu lắm, con không được dùng’
Tôi đã chứng kiến nhiều cha mẹ nói với con rằng thẻ tín dụng là xấu và không cho con dùng thẻ, thay vì dạy con cách sử dụng thông minh.
Vấn đề là con bạn sẽ thấy rất nhiều người khác dùng thẻ tín dụng, kể cả người thân trong gia đình.
Con có thể chứng kiến ông bà dùng thẻ tín dụng, hoặc chính bố mẹ dùng. Cái này cũng giống trường hợp trên, bố mẹ nói con không được làm, nhưng chính bố mẹ lại làm, khiến trẻ bối rối không hiểu sao.
Có thể có nhiều người làm dụng thẻ tín dụng, nhưng điều đó không có nghĩa là thẻ tín dụng hay người dùng thẻ tín dụng là xấu.
Bài học quan trọng hơn mà bạn cần dạy cho con đó là thẻ tín dụng không phải là miễn phí, và dùng thẻ tín dụng không phải là sành điệu.
Bạn nên giải thích một chút cho trẻ biết rằng dùng thẻ tín dụng thì cuối tháng sẽ phải thanh toán lại những hóa đơn đã dùng trước đó, và chỉ cho trẻ cách dùng thẻ tín dụng đúng, có trách nhiệm và có lợi.
‘Bố/mẹ vất vả cả ngày rồi nên xứng đáng sắm thứ này’
Sau một ngày vất vả hay buồn bực, chúng ta có thói quen thưởng cho mình thứ gì đó để giải tỏa.
Với nhiều người, cách giải tỏa chính là tiêu tiền mua sắm thứ gì đó mình muốn, nhưng thật ra không cần thiết lắm hoặc khá đắt đỏ.
Và chúng ta giải thích với trẻ rằng ta ‘xứng đáng’ có thứ đó vì đã lao động vất vả cả ngày.
Dần dần, con bạn cũng sẽ cho rằng việc mua sắm để giải tỏa tâm trạng là điều bình thường vì mình ‘xứng đáng’.
Một thời gian sau, khi chúng ta nhận ra món đồ đắt đỏ mà mình mua thật sự là không cần thiết, chúng ta mới bắt đầu hối hận.
Mua sắn để đỡ buồn, sau đó nhận ra mình lãng phí và lại buồn hơn – một vòng luẩn quẩn
Tôi muốn dạy con gái mình dành công sức vất vả và số tiền kiếm được cho những thứ thật sự khiến con hạnh phúc.
Tôi minh họa điều này cho con bằng cách đặt ra những mục tiêu và lý do.
Tôi nói với con rằng khi tôi mệt mỏi và buồn chán, tôi sẽ thấy muốn mua thứ gì đó để giải tỏa. Rồi tôi giải thích vì sao tôi lại không làm vậy: mục tiêu của tôi to lớn hơn, và tôi biết ngày hôm sau tôi sẽ hối hận về món đồ mình đã mua, và tậm trạng sẽ càng tồi tệ hơn.
Còn nếu đến ngày hôm sau tôi vẫn cảm thấy mình muốn thứ đó, tôi sẽ tiết kiệm tiền để mua, và suy xét cẩn thận khi ra quyết định có mua hay không, tham khảo giả cả, chất lượng, thay vì mua nó chỉ vì đang tức giận, bực mình, cô đơn, buồn chán,…
Shannon Ryan – CFP (chuyên gia hoạch định tài chính)
Theo ngao.vn
10 dấu hiệu cho thấy bạn quá khắt khe với con
Nếu thấy trẻ thường xuyên nói dối hay bị giới hạn quá nhiều thứ so với bạn bè, bố mẹ nên dành thời gian suy ngẫm về cách dạy con.
Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu bản thân có đang quá nghiêm khắc khi nuôi dạy con? Kỳ vọng của bạn có khiến trẻ áp lực? Hậu quả của việc này là gì?
Dưới đây là 15 dấu hiệu cho thấy bạn đang khắt khe thái quá với trẻ.
Bạn áp dụng chính sách không khoan nhượng
Đặt ra các quy tắc rõ ràng là rất quan trọng, nhưng bạn nên tránh áp dụng cứng nhắc. Hãy thoải mái nghĩ đến một số ngoại lệ và đánh giá hành vi của trẻ dựa vào bối cảnh cụ thể.
Trẻ nói dối rất nhiều
Nghiên cứu chỉ ra rằng kỷ luật khắc nghiệt khiến trẻ tự học cách nói dối hoặc lấp liếm để tránh bị trừng phạt. Dù nói dối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác, bạn nên nghĩ đến khả năng con đang bị giáo dục quá nghiêm khắc và tìm cách điều chỉnh.
Ảnh: Getty Images
Trẻ bị giới hạn quá nhiều thứ so với bạn bè
Không có gì sai khi bạn đặt ra những quy tắc riêng trong gia đình, không giống bất kỳ bậc cha mẹ nào. Tuy nhiên, nếu bạn luôn là phụ huynh nghiêm khắc nhất trong một đám đông, đó có thể là dấu hiệu cho thấy kỳ vọng của bạn quá cao.
Bạn không kiên nhẫn với những "chuyện trẻ con"
Hầu hết trẻ em thích đùa nghịch hoặc chơi những trò ngớ ngẩn. Dù bận rộn đến đâu, bạn hãy cố gắng dành ra một ít thời gian để vui vẻ với con, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Bạn khó chấp nhận cách kỷ luật của những người lớn khác
Cha mẹ nghiêm khắc thường khó chịu mỗi khi thấy ai đó xử lý mọi việc không theo ý mình, từ cách giáo viên điều hành lớp học cho đến cách bà dạy cháu. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng việc trẻ tiếp xúc với nhiều người lớn và các quy tắc kỷ luật khác nhau là hoàn toàn bình thường.
Bạn lập ra quá nhiều quy tắc
Đừng tạo ra hẳn một danh sách dài quy tắc, hãy chỉ tập trung vào việc thật sự quan trọng, cố gắng trình bày đơn giản để trẻ có thể tiếp thu đầy đủ và nhớ lâu.
Trẻ có quá ít thời gian để vui chơi
Nhiều trẻ được bố mẹ xếp lịch trình kín mít, sau khi kết thúc hoạt động này phải sẵn sàng cho hoạt động khác mà không kịp nghỉ ngơi. Thực tế, thời gian rảnh trong ngày rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ, do đó phụ huynh cần chú ý đến cả những khoảng trống trong lịch.
Bạn tránh tối đa việc để con mắc lỗi
Trẻ thường học hỏi được rất nhiều điều từ sai lầm hoặc thất bại. Việc phụ huynh cố gắng ngăn cản con làm một số việc hoặc chỉ dẫn từ đầu đến cuối thay vì để con tự khám phá sẽ tác động xấu đến sự tự lập và tính linh hoạt của trẻ.
Bạn cằn nhằn quá nhiều
Phụ huynh nghiêm khắc thường cằn nhằn, nhiếc móc liên tục để ép con ngồi vào bàn làm bài tập về nhà đúng giờ hay bắt đầu luyện tập piano. Tuy nhiên, việc này vô tình ngăn trẻ học cách quản lý thời gian và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Bạn cố gắng sửa hành vi của trẻ liên tục
Liên tục nói những câu ra lệnh như "Ngồi thẳng lưng lên", "Đừng đung đưa chân nữa", "Đừng uống nước ừng ực như thế!" sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Bạn hãy quan sát để biết hành vi nào muốn con sửa đổi, lựa lúc khuyên nhủ nhẹ nhàng và tránh quá để tâm đến chi tiết.
Thùy Linh
Theo Verywell Family
Người Mỹ dạy con thế nào? Dù con ở lứa tuổi nào, là người làm cha làm mẹ bạn cần phải có những định hướng, những hoạt động chung để cùng con có trải qua những giai đoạn đó một cách vui vẻ nhất. "Helping your child" chính là bộ sách giúp các bố mẹ biết cách nắm bắt cách đồng hành cùng con trong mỗi hoàn cảnh cụ...