Đừng bàn chuyện có thi tốt nghiệp không mà nên hiến kế làm sao kết quả thật nhất
Phải tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu không thi thì trò không học tuy nhiên cần cải tiến cách thức triển khai để kỳ thi này nhẹ nhàng, công bằng.
Vì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông rất cao, hay nói cách khác tỷ lệ trượt tốt nghiệp chỉ vài ba phần trăm, nên nhiều năm qua người ta đã đặt vấn đề: có cần thiết tổ chức 1 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cồng kềnh, tốn kém hay không mà thay vào đó là xét tốt nghiệp và để các trường đại học tự chủ tổ chức thi riêng?
Câu chuyện này một lần nữa được thảo luận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nội dung định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021-2025.
Nhìn nhận từ thực tế và kinh nghiệm các nước, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục khẳng định: “Phải tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông bởi nếu không thi thì trò sẽ không học. Tuy nhiên cần cải tiến cách thức triển khai để kỳ thi này nhẹ nhàng, công bằng và khách quan hơn”.
Thầy Bảo cho rằng, tại Singapore, học sinh học hết bậc tiểu học cũng phải trải qua một kỳ thi, học sinh trung học cơ sở cũng như vậy. Bởi lẽ họ quan niệm: “Thi sẽ thúc đẩy trò học, thầy dạy”.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Đặng Quốc Bảo, để chống bệnh thành tích trong kết quả thi tốt nghiệp thì ngoài vấn đề con người, cải tiến công nghệ thông tin thì hàng năm đừng nên so sánh điểm thi tỉnh A hơn tỉnh B, tỉnh này bét bảng, tỉnh kia đầu bảng và đặc biệt trong từng tỉnh, thành phố cũng không nên có sự so sánh giữa các quận, huyện. Thay vì so sánh thì hãy để họ tự nhìn vào kết quả để đánh giá, nỗ lực.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhìn từ các văn bản quy phạm pháp luật, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội nhận định:
“Thời gian qua bàn bạc cũng đã nhiều, từ ý kiến của người dân, hội nghị hội thảo từ cấp thấp đến cấp cao, câu hỏi đó đã có câu trả lời rất rõ tại khoản 3, Điều 34, Luật Giáo dục 2019 quy định: “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông”.
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)
Thầy Khang nhấn mạnh, Luật Giáo dục 2019 mới có hiệu lực gần 3 tháng. “Vì vậy có bàn về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2021-2025 thì chỉ nên tập trung vào mấy việc chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo làm gì? Địa phương làm gì? Phương thức thi (tự luận, trắc nghiệm khách quan, trên giấy, trên máy tính…)? Môn thi, số môn thi bắt buộc, tự chọn? Số lần thi trong 1 năm?…”, thầy Khang nói.
Nhìn nhận qua 6 năm khi thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì đổi mới thi, đánh giá, kỳ thi được hoàn thiện theo hướng năm sau tốt hơn năm trước.
Đặc biệt, năm 2020, mặc dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng tiến trình đổi mới kỳ thi vẫn theo xu hướng tốt, kiên định, kỳ thi đã được tổ chức thành công thì các chuyên gia đều đang chờ đón dự thảo của Bộ về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho ít nhất 5 năm tới để nghiên cứu, góp ý kiến.
Tôn trọng quyền tự chủ
Chủ đề về tuyển sinh ĐH, CĐ tuy không mới nhưng là vấn đề thời sự luôn được dư luận quan tâm. Ở đó, câu chuyện về "đầu vào, đầu ra" được nhắc đến nhiều hơn cả.
Ảnh minh họa.
Vẫn câu chuyện "biết rồi, khổ lắm nói mãi", thế nhưng, mỗi mùa tuyển sinh lại "lùm xùm" các ý kiến bàn luận về vấn đề "mở đầu vào, siết đầu ra". Không bàn đến chuyện đúng - sai, nhưng nếu nhìn theo hướng hội nhập thì việc mở rộng đầu vào và tập trung "lọc" trong quá trình đào tạo, kiểm định chất lượng và "siết chặt" chuẩn đầu ra đang là xu thế của nhiều trường ĐH uy tín trên thế giới.
Ngay như Trung Quốc, các trường ĐH đang quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn đầu ra. Nghĩa là, để tốt nghiệp và được nhận bằng, sinh viên phải đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu về tín chỉ trong quá trình đào tạo. Hay như ở Đức, để đỗ vào ĐH không phải là chuyện khó, nếu không muốn nói là đơn giản. Tuy nhiên, để tốt nghiệp và nhận tấm bằng ĐH thì sinh viên phải thực sự nỗ lực trong học tập và phải đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra.
Trở lại câu chuyện ban đầu, ai cũng biết, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực. Điểm nhấn của luật này là cơ chế tự chủ ĐH; trong đó có tự chủ về tuyển sinh. Điều này được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ. Khi đã trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, đồng nghĩa với việc các trường có quyền xác định phương thức tuyển sinh cho mình. Cơ hội song hành cùng thách thức, vì thế khi đã bước vào cuộc đua, đồng nghĩa với việc các trường sẽ tự quyết định vận mệnh của mình.
Ảnh minh họa.
Suy cho cùng, việc "mở đầu vào, siết chặt ở đầu ra" hay "siết đầu vào, rào đầu ra" đều thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, các trường sẽ có trách nhiệm giải trình với người học, với xã hội, trên hết là uy tín, là thương hiệu và là sự tồn tại để phát triển hay tự đào thải chính mình trong hệ thống.
Tạo cơ hội cho thí sinh được tiếp cận với giáo dục ĐH, rộng hơn là để người học được học ĐH là xu hướng tuyển sinh chung. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Vì thế, dù là hình thức tuyển sinh nào đi chăng nữa thì nhà trường vẫn phải trách nhiệm trước xã hội và xã hội cũng như thị trường lao động luôn giám sát, đánh giá công bằng sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo.
Hơn nữa, tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Nếu bản thân các trường cố tình tuyển không đúng, hoặc tuyển chất lượng quá thấp so với yêu cầu của ngành nghề đào tạo, thì sản phẩm đầu ra sẽ không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Và đương nhiên, uy tín thương hiệu của nhà trường sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, liệu các trường còn cơ hội để bàn chuyện "đầu ra, đầu vào" hay không? "Bóc ngắn, cắn dài", "vơ vét" cho đủ chỉ tiêu có thể "cứu" các cơ sở giáo dục ĐH trong trước mắt, nhưng về lâu dài, hậu quả ra sao, không riêng các trường mà cả xã hội đều nhận thấy. Bởi việc tuyển sinh chắc chắn sẽ gặp khó khăn, thậm chí là dừng hẳn.
Về mặt pháp lý, nếu cơ sở giáo dục đại học nào vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo hướng trừ chỉ tiêu năm sau, xử phạt hành chính, không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường và các bên liên quan tham gia công tác tuyển sinh theo các quy định hiện hành, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng Thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất. Vậy nếu đã xác nhận nhập học, thí sinh có được tham gia xét tuyển ở các trường khác không? Ngày 19/9, thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến kéo...