Đừng áp đặt quy định một cách máy móc về cách xưng hô của thầy cô với học sinh

Theo dõi VGT trên

Khi giao tiếp trong các nhà trường, nên xưng hô theo cách gọi đại trà tại mỗi địa phương, không nên quá cứng nhắc về cách xưng hô ra sao, điều đó không cần thiết.

Ngày 11/2, trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm rằng, yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con”.

Vị này cũng đồng thời yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thảo một quy chế về xưng hô trong nhà trường, trong đó giáo viên và học sinh, sinh viên cần thay đổi cách gọi. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng chỉ ra 3 điều thiết yếu trong quy chế cụ thể là, cấm giáo viên không gọi học trò là “con”, “các con”; phải gọi là “trò”, “các trò”, “các em”, “các bạn”[1].

Xung quanh ý kiến này, đã nảy sinh nhiều quan điểm trái chiều.Nhiều người cho rằng việc xưng hô giữa giáo viên và học sinh như thế nào cũng chỉ là một phương thức giao tiếp, không nên quá đặt nặng và cầu kỳ những tiểu tiết như vậy. Cái quan trọng và cốt lõi vẫn là làm sao để có thể đạt được một môi trường giáo dục thân thiện, chất lượng giáo dục được nâng cao.

Đừng áp đặt quy định một cách máy móc về cách xưng hô của thầy cô với học sinh - Hình 1

Cô Ngô Thị Lễ – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong, Tam Điệp, Ninh Bình. Ảnh: T.D

Trao đổi về vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Ngô Thị Lễ – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong, Tam Điệp, Ninh Bình cho rằng: “Theo tôi, việc giáo viên hoặc cán bộ giáo dục trong nhà trường gọi học trò là ” các em” hay “các con” thì cũng chỉ là một phương ngữ trong giao tiếp, không nên quá nặng nề về từ ngữ trong lúc xưng hô như vậy. Giáo viên có thể gọi học trò của mình bằng “em” cũng được, bằng “con” cũng không vấn đề gì.

Với cương vị của người làm quản lý giáo dục như chúng tôi, cái quan trọng cần hướng tới trong các nhà trường là chất lượng học tập phải được nâng cao. Còn trong giao tiếp cần làm sao cho môi trường học tập đó phải thể hiện được kỷ cương giữa thầy trò và đảm bảo được sự tôn trọng, lễ phép. Không nhất thiết phải đưa ra cách xưng hô như thế nào vào khuôn khổ nhất định”.

Để làm rõ hơn điều này, cô Lễ cũng nêu lên ví dụ về phương ngữ địa phương khi áp dụng tại địa phương cô sinh sống. Cô Lễ dẫn chứng việc, một bộ phận lớn người dân ở Ninh Bình hay dùng từ “như vầy” thay vì cách nói phổ thông là “như thế này”, nhưng đối tượng tiếp nhận cũng hiểu được và hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến tâm lý. Dù rằng, cách nói như vậy người dân tại địa phương của cô đã sử dụng qua rất nhiều thời gian.

Cô Lễ chia sẻ thêm: “Trong việc giao tiếp ở các nhà trường, nhiều khi giáo viên họ dùng cách gọi học sinh của mình là “con” còn có tác dụng là làm cho khoảng cách giữa cô và trò được rút ngắn, đôi khi nó có sự gần gũi hơn, thân thiện hơn.

Thực tế cho thấy, trẻ con hiện đại rất nhạy cảm, khi ở trên lớp, nếu nói nhỏ nhẹ dịu dàng có thể các em còn vâng lời và làm theo. Nhưng nếu cũng một sự việc như nhau, giáo viên chọn cách xử lý là quát lớn có khi lại có tác dụng ngược lại. Như vậy để thấy rằng, việc dùng từ ngữ xưng hô mang tính gần gũi, nhẹ nhàng đôi khi cũng có tính giáo dục rất lớn.

Trong việc giao tiếp thường ngày chúng ta nên sử dụng cách xưng hô theo cách đại trà tại mỗi địa phương, không nên quá áp đặt hoặc đề ra tiêu chí bắt buộc về cách xưng hô là phải như thế này hoặc như thế kia, không cần thiết. Xa xưa, các thầy đồ lên lớp dạy học trò thì phần lớn cũng dùng cách xưng hô là “thầy” với “con” nhưng điều đó cũng đâu có ảnh hưởng gì đến tâm tính của người học”.

Bày tỏ quan điểm để có thể dung hòa được vị trí giữa thầy và trò trong các nhà trường mà không bị chi phối theo cách xưng hô, cô Lễ cho rằng: “Theo tôi, các nhà trường nên quan tâm nhiều đến việc giáo dục cho học sinh về thái độ lễ phép, tôn trọng thầy cô và quý mến bạn bè. Còn cách xưng hô giữa cô và trò như thế nào thì có thể linh hoạt theo cách gọi tại các địa phương đó chứ không nên quá nặng nề”.

Video đang HOT

Cùng chung quan điểm về vấn đề này, thầy Nguyễn Danh Bắc – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, Việt Yên (Bắc Giang) cho rằng: “Việc này, theo tôi nên để cho các trường tự điều chỉnh và linh hoạt chứ không nên đưa nó vào khuôn khổ và quy định với các giáo viên nên gọi như thế nào.

Bởi lẽ, xưng hô ra sao nó còn phụ thuộc vào từng lứa t.uổi và từng cấp học. Chẳng hạn, ở độ t.uổi mẫu giáo hoặc cấp tiểu học, khi khoảng cách về độ t.uổi giữa giáo viên và học sinh lớn, các em cũng dễ dàng xưng hô là “con” hoặc là “em” với giáo viên. Ngược lại, khi khoảng cách về t.uổi tác lớn thì giáo viên gọi các học trò là “con” hoặc “em” cũng tự tin hơn.

Ở độ t.uổi này, giáo viên cũng muốn gọi các học trò của mình là “con” để tạo ra sự gần gũi, thân thiết. Trong khi giảng dạy, nhiều khi cách gọi gần gũi cũng giúp giảm bớt sự căng thẳng, khoảng cách của học trò, làm cho chất lượng học tập, tinh thần trao đổi, học hỏi kiến thức cũng cao hơn.

Nhưng ở cấp Trung học phổ thông hoặc cao hơn, một bộ phận giáo viên có độ chênh lệch về t.uổi tác với học sinh là không nhiều, khi ấy cách gọi học trò là “con” cũng ít được sử dụng. Có trường hợp giáo viên mới ra trường, chênh lệch chưa đến 10 t.uổi với học trò, nếu cứ ép gọi học trò là “con” thì cũng không hợp lý lắm.

Vì vậy, cách xưng hô như thế nào nên phụ thuộc vào tình hình thực tế, vào từng cấp học chứ không nên đưa nó vào quy định, khuôn khổ nhất định. Cái quan trọng là tạo ra được sự thoải mái, tiếp thu kiến thức tốt nhưng vẫn đảm bảo được sự tôn kính, lễ phép. Còn cứ nhất thiết phải yêu cầu xưng hô như thế nào là quá máy móc”.

Đừng áp đặt quy định một cách máy móc về cách xưng hô của thầy cô với học sinh - Hình 2

Thầy Nguyễn Danh Bắc- Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, Việt Yên (Bắc Giang). Ảnh: facebook nhà trường

Chia sẻ thêm về cách làm hài hòa trong xưng hô giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường, thầy Nguyễn Danh Bắc cho biết: “Tại trường Lý Thường Kiệt nói riêng và các trường ở Bắc Giang nói chung chúng tôi đều xây dựng các quy chế về quy tắc ứng xử.

Trong đó cũng quy định rõ về cách xưng hô giữa thầy và trò, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa học trò cùng khối và học trò khối trên, khối dưới với nhau.

Về việc này, Sở Giáo dục Bắc Giang cũng không bắt buộc các trường làm theo một quy chuẩn nào cả, mà để cho các nhà trường linh hoạt, nghiên cứu cho thật phù hợp. Sau đó, chúng tôi xin ý kiến của phụ huynh, học sinh để tạo sự thống nhất trong cách xưng hô để làm sao tạo được văn hóa ứng xử thiết thực trong các nhà trường.

Điều này cần theo từng đơn vị cụ thể, theo đặc trưng của từng vùng miền sao cho tốt và đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất “.

Điều 6, Chương II, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về ứng xử của giáo viên trong các cơ sở giáo dục với người học như sau:

Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, b.ạo h.ành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

Tư liệu tham khảo:

[1]. https://laodong.vn/ban-doc/tranh-cai-gay-gat-truoc-de-xuat-giao-vien-khong-goi-hoc-sinh-la-con

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Trong những ngày học trực tuyến đầu tiên, mặc dù gặp một số trục trặc về đường truyền internet nhưng cả giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã nỗ lực khắc phục, duy trì nền nếp dạy và học theo hình thức mới này.

Để chuẩn bị cho công tác dạy học trực tuyến, Trường TH&THCS Quang Thọ đã đầu tư lắp đặt thêm đường truyền, kéo mạng về tận lớp để tạo điều kiện cho giáo viên dạy học. Tuy nhiên, việc học không hoàn toàn suôn sẻ đối với học sinh, nhiều em ở vùng sóng yếu vẫn bị out ra khỏi lớp.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh - Hình 1

Tại Trường TH&THCS Quang Thọ (Vũ Quang), học sinh không có thiết bị học trực tuyến được nhà trường bố trí học tại lớp với số lượng 3 đến 5 em.

Thầy Hoàng Duy Khánh - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Quang Thọ chia sẻ: "Để đảm bảo chất lượng các buổi học trực tuyến, trước mỗi giờ học, ban giám hiệu Trường TH&THCS Quang Thọ cùng các giáo viên chủ nhiệm đều có mặt tại các phòng học để kiểm tra số lượng học sinh, kịp thời gọi điện cho phụ huynh, đề nghị nhắc nhở các em vào học đúng giờ và phối hợp quản lý con em trong quá trình học".

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh - Hình 2

Giáo viên Trường TH&THCS Quang Thọ tập trung cao độ trong mỗi bài giảng, vừa để truyền thụ kiến thức, vừa nhắc nhở, hỏi thăm và động viên học sinh trong quá trình học.

Các giáo viên cũng đã khảo sát và vận động 20 học sinh ở các thôn có địa hình bắt sóng kém, mạng yếu di chuyển đến nhà các bạn khác ở vùng có sóng để học. Một số em không thể khắc phục được khó khăn do đường truyền, nhà trường đã linh động cho các em đến học tại lớp. Quá trình học, các em đều thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K".

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh - Hình 3

Em Nguyễn Anh Tú - học sinh lớp 8B đã vượt quãng đường 30 km đến nhà bà ngoại ở thôn Tân Hạ, xã Điền Mỹ (Hương Khê) để thuận lợi hơn cho việc học online.

Em Nguyễn Anh Tú - học sinh lớp 8B, Trường TH&THCS Quang Thọ cho biết: "Nhà em ở thôn 7, xã Quang Thọ (Vũ Quang). Dù đã lắp đặt mạng nhưng sóng yếu nên không thể vào học. Vì thế, những ngày này, bố mẹ đã đưa em lên ở nhà bà ngoại tại thôn Tân Hạ, xã Điền Mỹ (Hương Khê). Ở đây mạng ổn định hơn nên việc học của em được đảm bảo. Quá trình học, các thầy cô cũng gọi điện, hỏi thăm tình hình học tập và gửi bài tập cho chúng em qua nhóm lớp".

Tại Trường THCS Hà Linh (Hương Khê), sau những bỡ ngỡ của buổi học đầu tiên, đến nay, việc dạy học trực tuyến đã đi vào nền nếp.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh - Hình 4

Cô Nguyễn Thị Hương Lý - giáo viên Trường THCS Hà Linh đã dùng cả máy tính kết nối mạng ở trường và mạng 4G trên điện thoại để dạy học, nhằm hạn chế tình trạng giờ học bị gián đoạn.

Cô Nguyễn Thị Hương Lý - giáo viên Trường THCS Hà Linh cho biết: "Dạy học trực tuyến vất vả hơn bởi ngoài truyền đạt kiến thức, giáo viên còn phải ứng phó với những trường hợp học sinh thỉnh thoảng bị "out mạng" trong quá trình học tập; hoặc khi đường truyền mạng chập chờn thì chúng tôi lại phải khởi động lại từ đầu. Để khắc phục những tình huống ấy, ngoài việc sử dụng mạng của trường, tôi còn sử dụng thêm mạng 4G qua điện thoại trong quá trình dạy học để tránh gián đoạn".

Trục trặc về đường truyền cũng chính là khó khăn chung của việc học trực tuyến trên địa bàn miền núi Hương Khê. Trong ngày đầu tiên, nhiều học sinh phải đăng nhập vài ba lần trong một buổi học khiến chất lượng dạy và học chưa được đảm bảo. Hiện nay, các trường học đã khắc phục bằng cách đến tận nhà để khảo sát, phối hợp với chính quyền địa phương, các gia đình vận động các em ghép đôi để học tập hoặc đến học nhờ ở những gia đình có đường truyền tốt hơn... Nhờ đó, đến nay, các khó khăn cơ bản được khắc phục, đảm bảo việc dạy và học.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh - Hình 5

Cán bộ, giáo viên Trường THPT Phúc Trạch họp rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn sau 2 ngày triển khai dạy học trực tuyến.

Thầy Phan Quốc Thanh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT Hương Khê cho biết: "Đến nay, toàn huyện đã có 5.909/6.196 học sinh THCS học trực tuyến (đạt 95%). Toàn huyện còn 180 em chưa có thiết bị nên chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các gia đình để ghép các em học với những bạn có máy trên cùng địa bàn. Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tiếp tục kêu gọi nguồn hỗ trợ để tạo điều kiện giúp đỡ các em mua sắm phương tiện phục vụ học tập".

Những ngày qua, một số học sinh vùng sâu, vùng xa trường THPT Phúc Trạch cũng gặp phải tình trạng nhiều lần bị out khỏi lớp học do đường truyền chập chờn, nhất là khi thời tiết không thuận lợi.

Thầy Hồ Đức Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Trạch chia sẻ: "Đến nay, hơn 95% học sinh của trường đã ổn định nề nếp học tập. Đối với các em gặp trục trặc về đường truyền, chúng tôi đã thống nhất phương án, sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ hệ thống lại bài giảng, chuyển kèm bài tập cho các em qua các đường link hoặc nhóm lớp trên Zalo, Facebook, qua đó, đảm bảo các em không bị hổng kiến thức ".

Qua kiểm tra đ.ánh giá tại các địa phương, trong 3 ngày học đầu tiên, chúng tôi thấy cơ bản các trường đã duy trì tốt hình thức học tập trực tuyến. Mặc dù có những khó khăn, trở ngại trong việc triển khai học trực tuyến nhưng ngay những ngày đầu tiên, các trường học trên toàn tỉnh đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo tìm phương án khắc phục. Nhờ đó, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo. Hiện nay, Sở GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị phương án tổ chức dạy học trực tiếp để có thể triển khai ngay khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

10 vitamin và khoáng chất dễ bị thiếu ở phụ nữ

Sức khỏe

12:19:12 28/06/2024
Kết hợp các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng. Sữa và ngũ cốc thực vật tăng cường cũng có thể bổ sung vitamin B12 cho người ăn chay và thuần chay.

Vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng ở Bắc Ninh, tạm hoãn xuất cảnh chủ hụi

Pháp luật

11:57:45 28/06/2024
Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ hụi Ngô Thị L. trong vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.

Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu

Sáng tạo

11:37:28 28/06/2024
Một anh chồng năm nay 26 t.uổi đã có bài đăng muốn nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ trong việc quản lý chi tiêu của gia đình mình, thế nhưng càng đọc chi tiêu của gia đình này, người ta càng hoang mang tột độ

Độc đáo hòn 7 sao - thiên đường hoang sơ giữa quần đảo Cô Tô

Du lịch

11:36:47 28/06/2024
Nghe nói đến hòn 7 Sao bạn đừng vội nghĩ những nơi nghỉ dưỡng sang xịn mịn như kiểu khách sạn Dubai, mà có lẽ nên liên tưởng đến khách sạn ngàn sao nơi bạn sẽ trải nghiệm một chuyến du lịch không hề tiện nghi

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 2: Chị chồng mắc chứng OCD dọn nhà từ 3h sáng

Phim việt

11:33:05 28/06/2024
Khanh - chị ruột của Nghiêm - trở về nhà và rất không hài lòng khi hai vợ chồng em trai để nhà cửa bừa bãi ngoài sự cho phép của mình.

Cách mix màu vàng khiến người mặc nổi bật trong nắng hè

Thời trang

11:27:20 28/06/2024
Vàng là gam màu sáng, đem lại vẻ đẹp tươi tắn, nổi bật cho người sử dụng nó. Những ngày hè sôi động đang vẫy gọi, để nổi bật trong nắng hè, các quý cô đừng quên những công thức mix màu vàng dưới đây.

Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin

Netizen

11:25:31 28/06/2024
Từng khiến bố mẹ lo lắng khi hẹn hò với chàng trai châu Phi qua mạng xã hội, cô gái Đắk Lắk giờ đây có cuộc sống khó ai ngờ.

4 kiểu tóc đen trẻ trung nhất, nàng không thích nhuộm tóc nên tham khảo

Làm đẹp

11:18:55 28/06/2024
Nhuộm tóc không phải là cách duy nhất giúp chị em trẻ hóa nhan sắc. Với những nàng không thích đụng chạm nhiều hóa chất, vẻ ngoài vẫn có thể được hack t.uổi khi chọn kiểu tóc đen phù hợp.

"Gangnam Style" mở đường cho Blackpink, thay đổi cuộc đời "gã tâm thần" Psy

Nhạc quốc tế

11:18:09 28/06/2024
11 năm trước, nam ca sĩ Hàn Quốc Psy làm khuynh đảo thế giới với ca khúc đình đám Gangnam Style . Điệu nhảy ngựa tưởng như... ngớ ngẩn đã giúp văn hóa đại chúng Hàn Quốc phủ sóng toàn cầu.

Ý nghĩa của cây hoa sống đời trong phong thủy vào ngày Tết?

Trắc nghiệm

10:41:32 28/06/2024
Hoa sống đời gì? Bạn có biết vì sao cây hoa sống đời lại được nhiều người ưa chuộng vào ngày Tết không? Cùng tìm hiểu với Bách hóa XANH qua bài viết này nhé.

Jisoo luôn diện đồ đắt đỏ tại sự kiện, có lần đeo vòng trị giá 1 triệu USD

Phong cách sao

10:32:53 28/06/2024
Nhờ sở hữu sức ảnh hưởng lớn, nữ thần tượng Hàn Quốc luôn nhận được sự đãi ngộ đặc biệt từ thương hiệu mà cô làm đại sứ.