Dùng 5 bộ sách giáo khoa để “cởi trói” sự sáng tạo trong dạy và học
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2019 – 2020 trên toàn quốc trong đó, có cả những vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1.
Đảm bảo “mục tiêu kép”
Sau 2 đợt dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, sự an toàn của học sinh, sinh viên và giáo viên luôn được đảm bảo nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, không bị “đứt gãy” giáo dục. Trái lại, các hình thức giáo dục mới được các thầy cô, các nhà trường sáng tạo, linh hoạt, nhất là trong dạy học trực tuyến, góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm học và tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Giáo dục.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020. Ảnh: Thế Đại.
Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra an toàn và nghiêm túc. Kỳ thi đã đáp ứng được mục tiêu kép: vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, hiệu quả, khách quan, công bằng.
Nội dung đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, bảo đảm “vừa sức”, không đánh đố thí sinh, có độ phân hóa hợp lý, đáp ứng được mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.
“Cởi trói” sự sáng tạo trong dạy và học
Bộ GDĐT cho rằng việc sử dụng 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 do các nhà xuất bản biên soạn nhằm cởi trói cho sự sáng tạo trong dạy và học của các nhà trường đồng thời, phá bỏ việc độc quyền biên soạn và phát hành, tạo sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách giáo khoa.
Video đang HOT
Bộ GDĐT khẳng định sẽ không để sai sót như trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1. Ảnh: LĐO.
Bộ GDĐT cũng khẳng định sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình, không để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như sách giáo khoa tiếng Việt 1 trong thời gian qua.
Đẩy mạnh tự chủ đại học
Nếu như trước đây chỉ có 2 đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao về chuyên môn, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện.
Cùng với hai đại học quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt nam. Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín là 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới.
Đại diện các trường đại học đưa ý kiến về tự chủ đại học. Ảnh: Thiều Trang.
Lần đầu tiên Việt Nam có 3 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 88 trường đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu Châu Á (10 năm trước đây chúng ta chưa từng có trường nào đạt được). Mới đây nhất, Việt Nam có 22 đại học nằm trong tốp 101-150 Bảng xếp hạng thế giới các trường đại học trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS. Bên cạnh đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường đại học trong “độ tuổi vàng”.
Từ những thành công này, Bộ GDĐT đã tổ chức tổng kết, thể chế hóa thông qua việc trình Chính phủ, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019 và Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ hướng dẫn triển khai một số điều của Luật để tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học trong thời gian tới.
Gỡ khó mùa tuyển sinh 2020 - cánh cửa đại học rộng mở hơn?
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng thay đổi trong phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020 dù là áp lực không nhỏ đối với học sinh, giáo viên, phụ huynh và các trường học, nhưng lại mở ra nhiều cánh cửa cho mùa tuyển sinh năm nay.
Con đường vào đại học, cao đẳng năm nay dường như mở rộng hơn sau những tháng ngày học tập bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh năm 2020 với điều chỉnh một số điểm về kỹ thuật để khắc phục những bất cập của năm 2019 cùng với phương án thi tốt nghiệp THPT 2020. Dù không còn là kỳ thi THPT quốc gia nhưng thực chất quy mô và tính chất quan trọng của kỳ thi này không khác mọi năm. Đặc biệt, công tác nhân sự của kỳ thi đang được Bộ rất quan tâm để có thể đáp ứng yêu cầu nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và minh bạch.
Khi địa phương là đầu tàu thi tốt nghiệp
Tại buổi họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, kỳ thi năm nay sẽ giao trách nhiệm toàn diện cho địa phương và sẽ có nhiều thay đổi trong tổ chức, thanh tra, giám sát... nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực từng xảy ra. Theo Bộ trưởng, các kỳ thi trước để xảy ra tiêu cực do có cá nhân thiếu trách nhiệm, kể cả người chịu trách nhiệm chính cũng bỏ bê nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương có trách nhiệm cao nhất.
Theo PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là tăng cường hơn về tính tự chủ của các địa phương. Tuy nhiên, trách nhiệm của Bộ vẫn rất lớn trong việc chỉ đạo tổ chức kỳ thi; xây dựng quy chế, các văn bản hướng dẫn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, nghiệp vụ thanh tra; xây dựng, cung cấp đề thi cho các hội đồng thi; cung cấp các phần mềm phục vụ thi dùng chung cả nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Một điểm mới của kỳ thi năm nay là ngoài thanh tra cấp sở và bộ sẽ có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ và thanh tra tỉnh. Điểm này gây băn khoăn cho địa phương về sự chồng chéo nhưng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, lực lượng thanh tra sẽ làm việc độc lập. TS. Trần Tiến Khoa - Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng đây là giải pháp tốt và quan trọng để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc. Việc tăng cường thanh tra, giám sát với sự tham gia của lực lượng thanh tra chuyên môn ngoài ngành giáo dục là điều cần thiết và chắc chắn mang lại hiệu quả.
Đáng chú ý, công tác chấm thi năm nay hoàn toàn do địa phương thực hiện, cả trắc nghiệm và tự luận. Việc chấm thi phải thực hiện bảo đảm đúng quy trình, quy định trong Quy chế và đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi thành phần với điểm trung bình môn học lớp 12 nhằm bảo đảm kết quả kỳ thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. Theo PGS.TS Mai Văn Trinh, phải lưu ý công tác chấm thi bởi đây là khâu dễ phát sinh gian lận, tiêu cực.
Bài toán nhiều lời giải của các trường
Để chủ động gỡ khó công tác tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học, cao đẳng đã kịp thời cập nhật phương thức xét tuyển, thời gian nhận hồ sơ và hình thức đăng ký xét tuyển mới để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh. Đến nay, các trường đại học trên cả nước đều đã công bố đề án tuyển sinh chính thức. Hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia và các phương thức kết hợp khác.
Điển hình là trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hiện là trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh nhất với việc áp dụng đồng thời sáu phương thức: kết quả thi THPT; học sinh giỏi các trường THPT theo quy định của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; thi tuyển - kỳ kiểm tra năng lực do trường tổ chức; xét tuyển học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài; xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Đây là năm đầu tiên trường Đại học Ngoại thương áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập ba năm THPT và trường Đại học Bách khoa Hà Nội có ba phương thức tuyển sinh: xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lạc Hồng... bổ sung phương thức xét tuyển học bạ ba học kỳ (gồm học kỳ 1 của lớp 12 và hai học kỳ của lớp 11).
Không chỉ vậy, Đại học Quốc gia Hà Nội còn sử dụng phương thức xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh còn tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực (tháng Ba và tháng Bảy), sử dụng kết quả từ kỳ thi này tuyển đến 40% chỉ tiêu và có gần 30 trường đại học, cao đăng sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Nhiều trường khác tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, trong đó trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức kiểm tra năng lực xem như một trong những tiêu chí bắt buộc để tuyển sinh.
Chia sẻ về mùa tuyển sinh năm nay, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh của Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho rằng việc linh hoạt hình thức tuyển sinh không chỉ gỡ khó cho công tác tuyển sinh của các trường trong mùa dịch Covid-19, mà còn giúp học sinh chủ động hơn trong việc chọn trường, chọn ngành học cho mình dù phải nghỉ học ở nhà tránh dịch.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định quyền tự chủ tuyển sinh của các trường đại học được tôn trọng. Ngoài ra, quy chế tuyển sinh 2020 cho phép thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn.
Như vậy, con đường vào cánh cửa đại học, cao đẳng của học sinh, sinh viên năm nay dường như càng được mở rộng hơn nhiều sau những tháng ngày học tập bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Học sinh trung học tranh tài nghiên cứu khoa học Hôm nay, 19.6, tại TP.Đà Nẵng, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được khai mạc sau 3 lần tạm hoãn vì dịch Covid-19. Các đoàn dự thi ra mắt trong buổi lễ khai mạc - ẢNH TUỆ NGUYỄN Năm học 2019 - 2020 là năm thứ 8 Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi Khoa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe
Sức khỏe
17:12:34 07/04/2025
Tôn Bằng công khai 1 thứ sau khi Hằng Du Mục bị bắt, nhắc đến sự "trả giá"
Netizen
17:03:16 07/04/2025
Đề cử Baeksang 2025 gây tranh cãi, netizen dự đoán 1 điều về Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Hậu trường phim
16:03:20 07/04/2025
Bạn gái HURRYKNG có động thái lạ, lộ bức thư tay vỏn vẹn 1 dòng chữ gây xôn xao
Sao việt
15:57:31 07/04/2025
SOOBIN công bố concert cá nhân, thiết kế lightstick "trông như đèn pin" khiến fan chia phe tranh cãi
Nhạc việt
15:53:57 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025
"Ngọc nữ" có chiếc mũi đẹp nhất showbiz lên tiếng đính chính
Sao châu á
14:55:11 07/04/2025
Gãy xương đùi khi chơi pickleball, Kỳ Hân tiếc nuối ngày còn làm người mẫu, thần thái đỉnh cao trên sàn catwalk
Sao thể thao
14:07:59 07/04/2025
Gần 80% người dân Hàn Quốc chấp thuận việc phế truất ông Yoon Suk Yeol
Thế giới
13:45:46 07/04/2025