Dùng 34.000 tỷ đồng đổi mới, Bộ GD-ĐT ‘cứng họng’
Đại diện Bộ GD-ĐT không thể lý giải một cách cụ thể hạng mục được đưa vào để xây dựng kinh phí hơn 34.000 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015.
Trong buổi họp báo chiều 15/4, nhiều phóng viên cùng đặt ra băn khoăn về số tiền khổng lồ hơn 34.000 tỷ đồng để đổi mới chương trình, sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT công bố trước Thường vụ Quốc hội.
Đại diện cho Bộ GD-ĐT, ông Đỗ Ngọc Thống – Vụ phó Vụ Giáo dục trung học, thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, SGK (Bộ GD-ĐT) loay hoay không thể giải thích được số tiền đó được dùng vào những việc gì dù đã có đề án. Tuy vậy, ông Thống cho biết, trước hết con số 34 nghìn tỷ chỉ là khái toán, chưa chính thức.
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống, Vụ Phó Vụ Giáo dục Trung học không thể lý giải chính xác về con số 34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa (Ảnh: Phạm Thịnh)
Tuy không giải thích được tường tận số tiền sẽ được sử dụng trong dự thảo đề án nhưng ông Thống cũng tiết lộ thực tế chương trình và sách giáo khoa chỉ tốn khoảng 5.000 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục khác (khoảng 7-8 mục) có kinh phí khoảng 29.000 tỷ đồng.
Ông Thống thông tin thêm, bất kỳ một đề án nào cũng phải trình, phải trải qua nhiều quá trình thẩm định của nhiều cơ quan, trong đó có Quốc hội. Bộ GD-ĐT sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến góp ý từ xã hội để đề án được hoàn thiện hơn.
Khi phóng viên VTC News đặt ra câu hỏi: “Liệu SGK môn tự nhiên có thể tiếp thu chương trình từ nước ngoài để đỡ tốn kém?”, đại diện Bộ GD-ĐT vẫn cho rằng có tiếp thu trên tinh thần hội nhập quốc tế.
“Lãnh đạo Bộ đã tính đến điều này, dứt khoát xây dựng một chương trình, SGK của Việt Nam, nhưng sẽ học tập có hệ thống cơ bản để cập nhật mặt bằng chung của thế giới, trong đó có khoa học tự nhiên” ông Thống khẳng định.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Tuy dự thảo đề án có đề cập đến kinh phí khổng lồ nhưng ông Thống lại cho rằng việc đổi mới chương trình, SGK lần này sẽ tận dụng trang thiết bị hiện có, chỉ bổ sung những vấn đề thiết thực, tăng cường công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Ông Thống khẳng định lại, quan trọng của vấn đề không phải là nội dung mà ở đây là đổi mới cách dạy, cách học là chính.
Làm rõ thêm nội dung kinh phí thực hiện Đề án, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết con số 34.000 tỷ đồng là con số khái toán trên cơ sở định mức quy định về tài chính.
“Triệt để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại để có con số khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, xuất phát từ nhu cầu tất yếu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa để Quốc hội chính thức thông qua”, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng khẳng định.
Đề án mới đến đâu?
Nhiều phóng viên cũng đặt câu hỏi: “Liệu so với chương trình đã thực hiện trước đó về chương trình, SGK, thì lần đổi mới này sẽ có những điểm gì mới căn bản?”.
Dư luận cho rằng con số 34.000 tỷ đồng để đổi mới chương trình, SGK là quá lớn (Ảnh: Ngọc Thắng)
Ông Thống cho rằng trong cuộc sống với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chương trình dù tốt đến mấy cũng trở thành lạc hậu và có những bất cập, do đó cần phải đổi mới.
“Lần này đổi mới khác là căn bản, chuyển cách tiếp cận nội dung chạy theo kiến sang hình thành năng lực (yêu cầu học sinh thay đổi không chỉ biết kiến thức mà còn phải biết làm gì để vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn), năng lực sẽ dẫn đến cách dạy học cũng phải thay đổi (tức là giúp cho học sinh vận dụng được vào tình huống cụ thể, sát với tiễn), tăng cường thời gian thực hành và vận dụng kiến thức”, ông Thống cho hay.
Chiều 15/4, ông Đỗ Ngọc Thống ví phiên giải trình trước Thường vụ Quốc hội (ngày 14/4)như buổi “bảo vệ thử luận án mà thôi”. Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết đề án sẽ tiếp tục được xem xét và trình Quốc hội trong thời gian tới.
Được biết, dự kiến ngày 25/4 tới Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ chính thức thẩm định đề án.
Theo VNE
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT không nói được chi tiền vào đâu
Cuộc họp báo định kỳ quý 1 do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều qua (15.4) kéo dài gần 2 giờ thực sự nóng với những câu hỏi liên quan đến số tiền mà Bộ dự kiến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhưng cuối cùng vẫn không có câu trả lời nào rõ ràng.
Người dân mong muốn có sự minh bạch, khả thi trong đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sắp tới - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trả lời cầm chừng
Tại cuộc họp báo, phóng viên Thanh Niên đặt một loạt câu hỏi liên quan đến việc Bộ đưa ra dự kiến sẽ cần 34.275 tỉ đồng để đổi mới giáo dục phổ thông. Cụ thể, số tiền trên đi kèm với thông báo là chưa tính đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Vậy việc xây dựng trường lớp có được tiến hành hay là bỏ qua? Trong số tiền hơn 34.000 tỉ đồng đó, Bộ đã dự kiến phân bổ nguồn lực ra sao, bao nhiêu do ngân sách đầu tư, bao nhiêu do xã hội hóa? Số tiền này có trích từ khoản chi ngân sách dành cho GD-ĐT (20%) hay không? Bộ dự kiến chi 26.000 tỉ đồng cho mua sắm trang thiết bị dạy học. Trong khi đó, khi triển khai đổi mới chương trình giáo dục hiện hành thì số tiền đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học cũng rất lớn nhưng đến nay nhiều nơi thiết bị này vẫn cất kho và không được sử dụng. Vậy Bộ đã bao giờ tiến hành đánh giá, kiểm tra lại hiệu quả sử dụng của số trang thiết bị đó hay chưa?...
Tôi xin nói 2 năm nữa xã hội này thay đổi như thế nào chúng tôi còn khó hình dung nữa là đề án này kết thúc vào 10 năm sau thì sự biến động sẽ rất lớn Ông Đỗ Ngọc Thống_ (Thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015).
Hàng loạt thắc mắc này được ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, người điều hành họp báo giao cho ông Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 trả lời.
Ông Thống cho rằng: "34.000 tỉ chỉ là một khái toán vì bất kỳ một đề án nào cũng phải hình dung ra tính khả thi, cơ sở vật chất để thực hiện được đề án đó. Cái này chỉ là con số tạm hình dung và chúng ta phải trải qua một quá trình thẩm định của Bộ Tài chính và rất nhiều cơ quan. Chúng tôi cũng xin tiếp thu, lắng nghe tất cả các ý kiến phản biện của các cơ quan, của báo đài, của các tầng lớp và sẽ hoàn chỉnh cụ thể cùng với đề án cụ thể để có đề xuất về kinh phí tiếp theo".
Câu hỏi chỉ được trả lời hết sức chung chung khiến phóng viên phải tiếp tục hỏi lại. Ông Thống tiếp tục trả lời... cầm chừng: "Thứ trưởng Hiển đã nêu lên 7 - 8 đầu việc. Thú thực là tôi không nhớ vì phần này tôi không phụ trách. Nhưng số kinh phí đó không chỉ chi cho mình chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) mà nó còn đào tạo, bồi dưỡng lại hàng triệu giáo viên đang đứng lớp. Đó là việc rất lớn và SGK chỉ là công việc đầu tiên. Nó không thể chiếm tới 35.000 tỉ đồng được. Cái này chúng tôi phải trình Quốc hội để Quốc hội còn xem xét và thông qua chứ không phải Bộ cứ đề xuất lên thì được".
Phóng viên Thanh Niên tiếp tục đặt vấn đề: 34.275 tỉ đồng là con số rất cụ thể và dù khái toán, Bộ cũng đã có một đề án rất chi tiết về từng khoản mục dự kiến sẽ phải chi tiêu. Bộ nói muốn lắng nghe ý kiến góp ý nhưng nếu không công bố những khoản chi tiêu dự kiến một cách rõ ràng, minh bạch thì không ai có thể góp ý kiến cho Bộ được. Bộ có tính đến việc xây dựng trường lớp hay không? Bộ bỏ khoản đầu tư xây trường học có phải để cho nó nhẹ bớt số tiền để dư luận khỏi "sốc" hay không?
Ông Đỗ Ngọc Thống trả lời: "Khái toán thì đúng là cũng phải có các phần. Tôi không nhớ để tôi có thể lần lượt kể ra từng việc là bao nhiêu tỉ nhưng nó gồm rất nhiều việc".
Vẫn quyết tâm trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5
Ông Đỗ Ngọc Thống cho biết: sáng 15.4, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã làm việc với Ban soạn thảo đề án và Ủy ban cho biết vẫn quyết tâm trình Nghị quyết đổi mới giáo dục vào tháng 5 với điều kiện: Bộ GD-ĐT phải bổ sung đầy đủ những góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 25.5, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng mới chính thức thẩm định hồ sơ đó. Nếu đạt yêu cầu thì mới trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Không chỉ có 1 đề án
Tuy nhiên, ông Thống cho hay song song với đề án này, Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội thông qua 2 đề án nữa là nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo lại và đào tạo mới giáo viên, nâng cao chất lượng của đội ngũ dạy học. Như thế đi kèm với đề án CT-SGK còn có 2 đề án nữa. Những đề án đó đều phải được Quốc hội thông qua.
Cũng theo ông Thống, như vậy là số tiền 70.000 tỉ đồng của đề án năm 2011 là do gộp cả 2 đề án về CT-SGK và đề án cơ sở vật chất trường học. Nay tách ra thì riêng đề án về CT-SGK chiếm 34.275 tỉ và tất nhiên chưa kể việc xây dựng trường lớp.
Ông Thống phân trần: "Nói đề án CT-SGK là tên đề án thôi, còn trong đó có hệ thống công việc rất nhiều. Các bạn muốn tìm hiểu chi tiết thì sau này theo yêu cầu của Quốc hội chúng tôi còn phải công bố công khai để xin ý kiến toàn dân. Bộ GD-ĐT không giấu giếm gì chuyện này nhưng trong bối cảnh này mà nói một con số chính xác là cực kỳ khó khăn. Tôi xin nói, 2 năm nữa xã hội này thay đổi như thế nào chúng tôi còn khó hình dung, nữa là đề án này kết thúc vào 10 năm sau thì sự biến động sẽ rất lớn".
Nhưng ông Thống cũng đưa ra một thông tin kinh phí dành cho CT-SGK khoảng 5.000 tỉ. Còn 29.000 tỉ là dành cho việc bồi dưỡng và những vấn đề khác. Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng sau đó lại cho rằng số tiền 5.000 tỉ đồng là không chính xác mặc dù ông Hùng cũng không đưa ra một con số khác.
Khi Thanh Niên hỏi lại "Vậy số tiền này có lấy trong số ngân sách đầu tư cho giáo dục 20% không và đã phân nguồn chưa?", ông Thống trả lời: "Cái này phải do Quốc hội quyết định chứ Bộ GD-ĐT không quyết định được".
Theo TNO
Đề án đổi mới sách giáo khoa: Đơn giản, chung chung Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT xây dựng, nguồn lực để thực hiện ước tính gần 35.000 tỉ đồng Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khai mạc ngày 14-4 đã thảo luận việc ban hành nghị quyết của QH về đổi mới chương trình,...