Dụi mắt vì khó chịu, người phụ nữ tá hỏa khi thấy ‘vật thể lạ’ rơi ra
Người phụ nữ khoảng 50 tuổi được phát hiện có đến hàng chục con giun còn sống ký sinh trong mắt.
Mới đây, Bệnh viện mắt Phổ Thụy ( Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân độ tuổi 50 tuổi trong tình trạng khá hiếm gặp.
Được biết, sau khi kiểm tra sơ bộ, bác sĩ nhìn dưới kính hiển vi và phát hiện trên bề mặt mắt bệnh nhân có rất nhiều ký sinh trùng. Khi mở mí mắt ra, những con giun ký sinh trong mắt này giống như sợi chỉ không ngừng di chuyển.
Bác sĩ Quan Khiết, làm việc tại bệnh viện mắt Phổ Thụ, Côn Minh, chuyên gia về bệnh khô mắt và giác mạc, cho biết hơn 40 con giun ở mắt phải và hơn 10 con ở mắt trái đã được lấy ra. Như vậy, tổng cộng hơn 50 con giun còn sống ký sinh trong mắt bệnh nhân.
“Trường hợp bệnh nhân có số lượng giun ký sinh trong mắt nhiều nhất mà tôi từng gặp trước đây chỉ có hơn 10 con. Đây là trường hợp bệnh nhân tương đối hiếm gặp và tất cả những động vật ký sinh này đều đã trưởng thành”, vị bác sĩ cho biết thêm.
Theo lời bệnh nhân, sau khi cảm thấy khó chịu ở mắt bà đã lấy tay dụi và phát hiện một “vật thể lạ” rơi ra ngoài. Sau khi xác định được vật vừa rơi ra khỏi mắt mình là giun, bệnh nhân lập tức đến bệnh viện thăm khám.
Để đảm bảo mọi ký sinh trùng được loại bỏ hoàn toàn và tránh nhiễm trùng thứ cấp, bác sĩ Quan Khiết đã tiến hành phẫu thuật hết sức cẩn trọng và mất khoảng nửa giờ đồng hồ để lấy ra toàn bộ ký sinh trùng có thể nhìn thấy bằng mắt thường nằm trong mắt bệnh nhân. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết, không thể loại trừ khả năng trong mắt vẫn còn sót trứng nên người bệnh cần được tái khám thường xuyên.
Theo các bác sĩ, khi giun, sán ở trong mắt lâu dần sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Lâu dần sẽ khiến người bệnh nhìn mờ, khó khăn trong sinh hoạt.
Một con giun được gắp ra từ mắt bệnh nhân. Ảnh minh họa
Tác nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo… Vì vậy để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, chúng ta cần ăn chín, uống sôi; Vệ sinh tay sạch sẽ; Vệ sinh môi trường sống xung quanh; Tẩy giun định kỳ; Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo…
Những dấu hiệu gợi ý bị mờ mắt do nhiễm giun, sán và cần đến bệnh viện sớm để thăm khám:
Video đang HOT
- Mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, mờ mắt có tính chất tái đi tái lại.
- Mờ mắt nhưng không đau, không viêm đỏ.
- Mắt cộm, ngứa mắt.
- Nhìn mờ cảm giác như nhìn qua sương mù, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay).
- Đôi khi kèm theo dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Để phát hiện bản thân có nhiễm giun sán hay không, phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện ấu trùng giun, sán. Vì vậy, người dân hãy đến các cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Các biện pháp khắc phục khô mắt tại nhà
Khô mắt có thể xảy ra do mắt không tiết đủ nước mắt hoặc do viêm bờ mi khiến mắt cay và rát, cảm thấy có sạn trong mắt...
Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của khô mắt, bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà. Hãy đọc bài viết dưới đây.
1. Triệu chứng khô mắt
Đỏ mắt hoặc đau nhức mắt; cảm giác châm chích hoặc nóng rát, có sạn trong mắt.Mắt nhạy cảm với khói hoặc gió, ánh sáng.Mờ mắt, đặc biệt là vào cuối ngày.Nhìn đôi.Mỏi mắt sau khi đọc, dù chỉ trong thời gian ngắn.Khó giữ mắt mở.Khó chịu khi đeo kính áp tròng.Mí mắt dính vào nhau khi thức dậy. Một số người bị đau mắt dữ dội, điều này có thể dẫn đến lo lắng và khó khăn trong hoạt động hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây khô mắt
Đôi mắt khỏe mạnh luôn được bao phủ bởi "màng nước mắt", là màng chất lỏng giúp nhìn rõ và ngăn ngừa mắt bị khô. Các tuyến nước mắt chịu trách nhiệm sản xuất nước mắt.
Nguyên nhân chính gây khô mắt là do nước mắt sản xuất không đủ và sự mất cân bằng trong hỗn hợp nước mắt khiến chúng bay hơi quá nhanh.
Khô mắt do thiếu nước mắt về số lượng và chất lượng, gây cảm giác khó chịu tại mắt.
3. Biện pháp giảm khô mắt
- Chườm ấm: Nước mắt được làm từ dầu, nước và chất nhầy. Đôi mắt của bạn cần cả ba phần để giữ ẩm và khỏe mạnh. Mí mắt bị viêm và bong tróc có thể làm tắc nghẽn tuyến dầu dọc theo mép mi và dẫn đến khô mắt.
Cách 1: Dùng khăn ấm
Để giúp giảm bớt kích ứng và làm lỏng dầu bị tắc, hãy làm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước ấm, vắt khô và đặt lên mắt đang nhắm trong ít nhất một phút. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào mép mí mắt để giúp bóp bớt dầu bị tắc. Hơi nóng ẩm giúp làm lỏng các chất dầu bị tắc trong các tuyến.
Làm ướt vải thường xuyên để giữ ấm. Bạn có thể cần chườm ấm mỗi ngày để giúp giảm viêm, ngay cả sau khi mắt bạn đã cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách 2: Chườm ấm bằng tay
Áp hai lòng bàn tay vào nhau, xoa mạnh tạo ra hơi nóng ấm trong lòng bàn tay, áp nhanh lòng bàn tay vào mắt để cảm nhận hơi ấm. Có thể thực hiện 3-5 lượt mỗi lần, nhiều lần mỗi ngày để tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu cho mắt.
Dùng khăn ấm chườm mắt giúp giảm khô mắt.
- Xông mắt: Xông mắt làm giảm tình trạng viêm và bong tróc ở mí mắt, làm giảm tắc nghẽn các tuyến, ngăn ngừa khô mắt.
Cách thực hiện: Sử dụng cúc hoa, hoàng bá, tang diệp, hồng hoa, tần bì, bạc hà đem sao nóng rồi cho vào lọ hoặc cốc. Đậy kín miệng bằng đầu ống giấy dày, áp mắt vào đầu ống giấy còn lại để thực hiện xông mắt trong 15 phút mỗi bên, trong 1 tháng liên tục.
Lưu ý: Cần lựa chọn khoảng cách an toàn giữa mắt và đầu ống giấy để tránh bị bỏng mắt do hơi nóng.
Sử dụng ống giấy dày đậy kín miệng lọ hoặc cốc và xông mắt ở bên đầu đối diện.
- Xoa bóp: Thực hiện xoa bóp mắt bằng cách sử dụng hai ngón tay giữa áp lên hai mắt nhắm và tiến hành xoa bóp vòng quanh hốc mắt theo chiều kim đồng hồ 10 lần, ngược chiều kim đồng hồ 10 lầm giúp giảm khô mắt, giảm căng thẳng cho mắt, đặc biệt với người phải sử dụng mắt để làm việc với cường độ cao.
- Làm sạch mí mắt: Làm sạch mí mắt cũng như vùng da và tóc xung quanh mắt có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm ở mí mắt, làm dịu và giảm khó chịu tại mắt.
- Tăng cường chớp mắt: Nhìn chằm chằm vào máy tính sẽ hạn chế số lần bạn chớp mắt mỗi phút. Vì vậy hãy cố gắng chớp mắt thường xuyên khi bạn làm việc với máy tính hay xem điện thoại giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, đẩy bụi bẩn ra ngoài, giảm khô mắt.
Thực hiện theo quy tắc 20/20: Nhắm mắt lại sau mỗi 20 phút trong 20 giây.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một thủ thuật đơn giản khác để giữ ẩm cho mắt khi sử dụng máy tính: Đặt màn hình thấp hơn tầm mắt. Khi đó, bạn sẽ không cần phải mở to mắt, điều này có thể giúp làm chậm quá trình bay hơi của nước mắt giữa các lần chớp mắt.
Thường xuyên chớp mắt giúp giảm khô mắt.
- Ăn cá có dầu: Ví dụ, cá hồi và cá ngừ, hoặc cá mòi, cá thu. Đây là những loại cá chứa acid béo omega-3. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy những chất béo lành mạnh này giúp tuyến dầu trong mắt hoạt động tốt hơn, có thể làm giảm kích ứng, khô mắt hay những khó chịu tại mắt.
Các loại thực phẩm khác có hàm lượng chất béo omega-3 cao tự nhiên bao gồm quả óc chó, dầu thực vật (như dầu hạt cải và dầu đậu nành) và hạt lanh.
- Uống đủ nước: Mọi bộ phận trên cơ thể đều cần nước để hoạt động trơn tru, bao gồm cả đôi mắt. Do đó, bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng đợi đến khi khát mới uống nước. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu nước như dưa chuột, dưa hấu...
Bạn cũng có thể sử dụng hàng ngày một số loại trà cải thiện tình trạng khô mắt, bảo vệ và làm sáng mắt như trà câu kỷ cúc hoa, trà thảo quyết minh, trà mạch môn sài hồ cúc hoa...
Ngoài ra, để tránh khô mắt, khi ở nhà, bạn nên tránh thổi không khí từ máy sấy tóc, điều hòa hoặc quạt vào mắt.
Thấy cộm mắt, người phụ nữ đi khám bất ngờ phát hiện "sinh vật lạ" trong mắt Một người phụ nữ thấy mắt của mình có hiện tượng đau, cộm, nhìn mờ, sau khi kiểm tra, bác sĩ bất ngờ phát hiện trong mắt của người bệnh có giun còn sống. Mới đây, đại diện Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ Khoa Mắt của đơn vị đã tiến hành gắp 1 con...