Biến chứng sau mổ cận, bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ cách chăm sóc
Khô mắt là biến chứng thường gặp sau nhiều phẫu thuật tại mắt, đặc biệt là phẫu thuật khúc xạ.
Theo ThS.BS Hoàng Thanh Nga – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tình trạng này khá phổ biến và có thể nhanh phục hồi nếu biết cách chăm sóc tốt cho mắt.
Khô mắt – bệnh thường gặp
Đã hơn tuần trôi qua kể từ ngày phẫu thuật mổ cận, Nguyễn Khánh Linh (22 tuổi, Hải Phòng) vẫn cảm thấy mắt bị khô rát, cộm như vướng dị vật ở mắt.
Tương tự, Thùy Dung (30 tuổi, Thái Nguyên) mắt cũng bị kích thích chảy nước mắt, sợ ánh sáng chói sau gần 2 tháng phẫu thuật khúc xạ khiến cô vô cùng khó chịu và lo lắng. Đi khám bác sĩ, Thùy Dung được chẩn đoán mắt bị khô nặng do thói quen thường xuyên xem điện thoại trong bóng tối, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian đầu sau mổ cận.
ThS.BS. Hoàng Thanh Nga – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, sở dĩ gặp phải tình trạng này là do thời gian đầu sau phẫu thuật, thần kinh cảm giác giác mạc chưa hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể làm giảm phản xạ chớp mắt, giảm tiết nước mắt, bất ổn định của film nước mắt từ đó dẫn đến khô mắt.
Sau phẫu thuật mổ cận, bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn cách chăm sóc mắt để mắt sớm hồi phục. Tuy nhiên, một số người bệnh không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, thường xuyên thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, mắt ít được nghỉ ngơi, không sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo… từ đó khiến cho chứng khô mắt kéo dài.
Ngoài ra, sau phẫu thuật tật khúc xạ, do thay đổi về độ cong giác mạc khiến cho việc cọ sát mí mắt lên bề mặt nhãn cầu cũng thay đổi theo, mắt ít chớp hơn dẫn đến khô mắt.
Video đang HOT
ThS.BS. Thanh Nga khám mắt cho một bệnh nhân sau khi mổ cận.
Trước khi phẫu thuật mổ cận, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khô mắt nhưng không được ưu tiên điều trị. Từ đó dẫn đến việc sau khi mổ cận, chứng khô mắt càng trở nên nặng hơn.
Mắt bị khô sẽ có cảm giác nóng rát, đau nhức kèm biểu hiện đỏ, ngứa, cộm, nhạy cảm hơn với ánh sáng, khi nhìn thì có cảm giác nặng trĩu, xung quanh bị mờ. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời có thể gây khô mắt mạn tính, ảnh hưởng đến tầm nhìn và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
“Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, trong quá trình khám chuyên sâu trước khi mổ cận, người bệnh sẽ được kiểm tra toàn diện tất cả các bệnh lý ở mắt, bao gồm cả khô mắt. Nếu có dấu hiệu bị khô mắt, người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị khỏi tình trạng này trước khi tiến hành phẫu thuật mổ cận”, ThS.BS. Thanh Nga khẳng định.
Cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật
Theo ThS.BS Thanh Nga, tình trạng khô mắt được cải thiện nhanh hay chậm sau phẫu thuật tật khúc xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách đến thói quen sinh hoạt, lối sống và môi trường xung quanh. Nếu chăm sóc mắt đúng cách không chỉ hạn chế tình trạng khô mắt mà còn đẩy nhanh khả năng phục hồi thị lực sau phẫu thuật tật khúc xạ.
Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, sau khi mổ cận, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nước mắt nhân tạo ít nhất trong vòng 6 – 12 tháng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mắt, giúp mắt không bị khô và khó chịu.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chớp mắt thường xuyên, hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đeo kính bảo vệ mắt trước khi ra đường hoặc bơi lội; uống đủ nước; bổ sung thức ăn có chứa các chất béo, dầu omega 3, rau xanh, củ quả tốt cho mắt…
ThS.BS Thanh Nga nhấn mạnh, dù phẫu thuật mổ cận bằng phương pháp nào thì tình trạng khô mắt là khó tránh. Thời gian điều trị chứng khô mắt nhanh hay chậm tùy thuộc vào cách chăm sóc của mỗi người. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng, nếu chăm sóc tốt chứng khô mắt sẽ sớm được cải thiện, phục hồi thị lực nhanh chóng. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thấy cộm mắt, người phụ nữ đi khám bất ngờ phát hiện "sinh vật lạ" trong mắt
Một người phụ nữ thấy mắt của mình có hiện tượng đau, cộm, nhìn mờ, sau khi kiểm tra, bác sĩ bất ngờ phát hiện trong mắt của người bệnh có giun còn sống.
Mới đây, đại diện Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ Khoa Mắt của đơn vị đã tiến hành gắp 1 con giun dài 10cm còn sống trong mắt nữ bệnh nhân quê huyện Thủy Nguyên (Tp.Hải Phòng).
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh.
Theo đó, các bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng gắp con giun sán ra ngoài. Việc giun, sán ở trong mắt lâu dần sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Nếu để lâu không được phát hiện và lấy ra sẽ khiến cho người bệnh nhìn mờ, khó khăn trong sinh hoạt.
Cũng theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, nguyên nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo.
Để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, mọi người cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tẩy giun định kỳ và hạn chế tiếp xúc với chó, mèo...
Con giun dài 10cm được bác sĩ gắp ra khỏi mắt của người bệnh.
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu gợi ý bị mờ mắt do nhiễm giun, sán và cần đến bệnh viện sớm để thăm khám gồm:
- Mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, mờ mắt có tính chất tái đi tái lại;
- Mờ mắt nhưng không đau, không viêm đỏ;
- Mắt cộm, ngứa mắt;
- Nhìn mờ cảm giác như nhìn qua sương mù, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay);
- Đôi khi kèm theo dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Để phát hiện bản thân có nhiễm giun sán hay không, cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện ấu trùng giun sán.
Sau mổ cận thị cần phải biết 5 điều này để ngừa tái phát Mổ cận thị là phương pháp hiện nay được giới trẻ và nhiều người lựa chọn trong điều trị cận thị. Tuy nhiên, nhiều người sau mổ cận thị thường xuyên bị khô, mỏi và lóa mắt và phải chăm sóc nhiều hơn so với trước mổ. Không phải ai cũng có thể mổ chữa cận thị Mổ chữa cận là phẫu thuật...