Đức xem xét tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm người trên 65 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đức đang cân nhắc sửa đổi khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người dưới 65 tuổi.
Giới chức Đức đánh giá với những dữ liệu mới, trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi.
Vaccine phòng COVID-19 do Công ty AstraZeneca phát triển. Ảnh: PAP/TTXVN
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hồi cuối tháng 1/2021 phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca ở mọi lứa tuổi các nước Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Đức đã ra khuyến cáo nên tiêm chủng vaccine này với những người dưới 65 tuổi. Viện dẫn chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu với nhóm tuổi trên 65, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (Stiko) thuộc Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) cho rằng với những dữ liệu hiện có, trước mắt chỉ nên tiêm vaccine AstraZeneca cho nhóm tuổi từ 18 đến 64.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong một tháng qua, đã có thêm nhiều kết quả nghiên cứu về hiệu quả của vaccine do Anh và Thụy Điển hợp tác sản xuất, kể cả ở các nhóm tuổi khác nhau, Ủy ban Tiêm chủng Thường trực của Đức đã phải xem xét lại quyết định của mình trong bối cảnh Đức đang tồn kho tới hơn 1 triệu liều vaccine tại các bang.
Việc triển khai tiêm vaccine AstraZeneca đang đối mặt với nhiều khó khăn ở Đức. Trong khi nhóm cao tuổi không được khuyến cáo tiêm chủng thì nhóm dưới 65 tuổi lại bày tỏ lo ngại liên quan các thông tin về tác dụng phụ và hiệu quả thấp hơn so với các loại vaccine khác. Theo người đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng Thường trực, thời điểm ra khuyến cáo một tháng trước là Đức chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine AstraZeneca ở người cao tuổi.
Tuy nhiên hiện nay, với những dữ liệu mới được công bố trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể được xem xét tiêm chủng cho nhóm người trên 65 tuổi. Ủy ban Tiêm chủng Thường trực cho biết sẽ sớm cập nhật khuyến cáo mới đối với vaccine này.
Nghiên cứu quy mô lớn khẳng định hiệu quả của vaccine Pfizer
Một nghiên cứu quy mô lớn của Israel cho thấy vaccine ngừa bệnh COVID-19 của hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) có hiệu quả 94%.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu, công bố trên tạp chí Y học New England, được tiến hành với 1,2 triệu người ở Israel, trong các điều kiện cuộc sống thực. Chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Y Harvard, một trong các đồng tác giả nghiên cứu trên, ông Ben Reis cho biết: "Đây là bằng chứng lớn đầu tiên về mức độ hiệu quả của một vaccine trong các điều kiện cuộc sống thực".
Nghiên cứu trên cũng cho thấy vaccine trên có khả năng bảo vệ mạnh mẽ - một nhân tố quan trọng trong việc phá vỡ con đường lây lan của virus SARS-CoV-2.
Trong nghiên cứu trên, 600.000 người đã được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, 600.000 người không được tiêm nhưng đáp ứng các điều kiện tương đương như những người được tiêm về tuổi tác, giới tính, nơi sinh sống, các đặc điểm y học...
Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine này có hiệu quả 94% đối với các trường hợp có triệu chứng sau khi tiêm đủ hai liều, tương đương mức 95% được ghi nhận trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Theo thống kê của hãng tin AFP, hơn 217 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech đã được tiêm trên toàn cầu, đa phần ở các nước có thu nhập cao. Hy vọng đang ngày càng lớn rằng việc tiêm phòng sẽ cho phép thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người, khiến trên 113 triệu người nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo đại dịch còn chưa kết thúc khi toàn thế giới chưa được tiếp cận với vaccine.
Tin tốt lành về hiệu quả thực tế khá cao của vaccine được công bố trong bối cảnh ngày 24/2, Ghana đã trở thành quốc gia đầu tiên được nhận vaccine theo cơ chế phân phối công bằng vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối, mở đường cho các nước nghèo theo kịp các nước giàu trong cuộc đua vaccine. COVAX đặt mục tiêu cung cấp ít nhất 2 tỷ liều vào cuối năm nay, đặc biệt cho 92 nước nghèo.
Hơn 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn thế giới Hãng tin AFP tổng hợp nhiều nguồn tin cho biết tính đến 17h ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam), đã có 201.042.149 liều vaccine được tiêm chủng tại ít nhất 107 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó G7 - nhóm các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lại chiếm tới 45% tổng số...