Đức xây dựng trạm LNG mới để thay thế Dòng chảy phương Bắc
Đức đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng ( LNG) đầu tiên của nước này tại Wilhelmshaven – địa điểm chiến lược quan trọng nằm ở bờ Biển Bắc.
Hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bắt đầu từ mùa Đông năm nay, trạm tiếp nhận LNG nằm gần cảng Wilhelmshaven sẽ có thể cung cấp lượng khí đốt tương đương 20% lượng khí đốt mà Đức nhập khẩu từ Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát, Nga đã thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, trong khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) vốn vận chuyển lượng khí đốt khổng lồ dưới Biển Baltic đến châu Âu đã bị hư hại vào tuần trước.
Video đang HOT
Trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế, Chính phủ Đức đã đầu tư hàng tỷ USD vào 5 dự án tương tự như trạm tiếp nhận khí đốt ở Wilhelmshaven. Cả 6 cơ sở mới sẽ có thể xử lý khoảng 25 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, gần tương đương với 50% công suất của đường ống Nord Stream 1.
Các trạm tiếp nhận LNG cho phép Đức nhập khẩu LNG bằng đường biển. Một tàu chuyên dụng, được gọi là FSRU, có thể dự trữ nhiên liệu và biến LNG trở lại thành khí để có thể đưa vào sử dụng, được nối với các đường ống kết nối với hệ thống khí đốt của đất nước.
Không giống như các quốc gia khác ở châu Âu, Đức cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trạm tiếp nhận và xử lý LNG, thay vào đó nước này đã luôn phải dựa vào nguồn cung cấp qua đường ống dẫn khí đốt tương đối rẻ từ Nga. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, Đức đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, vốn chiếm 55% nguồn cung khí đốt của quốc gia “đầu tàu” châu Âu này. Để đa dạng hóa nguồn cung cấp, đảm bảo đủ nguồn cung nhiên liệu và duy trì hoạt động của các nhà máy, Đức đã tìm cách tăng nhập khẩu LNG để lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuần trước đã ký một thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) để nhập khẩu thêm LNG, đồng thời đi thăm các quốc gia vùng Vịnh để tìm kiếm các nguồn cung mới. Đức đã phải chi 3 tỷ euro (2,9 tỷ USD) để thuê 5 tàu FSRU kết nối với các trạm tiếp nhận LNG mới.
Đức đã thông qua luật đẩy nhanh quá trình phê duyệt xây dựng trạm tiếp nhận LNG. Ở Wilhelmshaven, công việc đang tiến triển nhanh chóng. Holger Kreetz, người đứng đầu dự án thuộc công ty năng lượng Uniper (Đức) cho biết, tầm quan trọng chiến lược của dự án đã giúp việc xây dựng được đẩy nhanh một cách đáng kinh ngạc. Thông thường, một dự án như thế này mất từ 5 – 6 năm.
Sự xuất hiện của trạm LNG mới đã được nhiều cư dân ở Wilhelmshaven hoan nghênh. Quá trình thu hẹp hoạt động công nghiệp hóa đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở đây lên tới 10%, gần gấp đôi mức trung bình của cả nước. Một người dân kỳ vọng cơ sở khí đốt mới sẽ mang lại việc làm cho khu vực. Tuy nhiên, dự án này cũng vấp phải sự phản đối đến từ các nhóm hoạt động vì môi trường. Tổ chức môi trường DUH của Đức cho biết công trình này sẽ “phá hủy các hệ sinh thái nhạy cảm cũng như gây nguy hiểm cho không gian sống của các loài cá heo”.
Bên cạnh đó, nguồn nhiên liệu đầu vào cũng là một vấn đề nhức nhối, với những lo ngại rằng khí thiên nhiên được sản xuất từ quá trình nứt vỡ thủy lực (fracking) ở Mỹ có thể được nhập khẩu qua trạm LNG mới. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck, một chính trị gia đảng Xanh, đã bác bỏ những lời chỉ trích về dự án, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của “an ninh năng lượng”. Đến năm 2030, cơ sở này sẽ được chuyển đổi để nhập khẩu hydro xanh, được sản xuất bằng năng lượng tái tạo.
Đức cảnh báo Nga về khả năng 'đóng băng' tuyến đường ống Nord Stream 2
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo Berlin có thể dừng tuyến đường ống khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2" (Nord Stream 2) nếu Nga đưa quân sang Ukraine.
Nord Stream 2 là dự án gây chia rẽ trong nội bộ châu Âu. Ảnh: Getty Imates
Bình luận này được ông Habeck đưa ra trong bài phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 18/12. Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng cho rằng dự án Nord Stream 2 là "một sai lầm địa chính trị".
Đề cập đến việc Nga điều lực lượng quân sự áp sát biên giới Ukraine, ông Habeck khẳng định bất kỳ hành động quân sự nào cũng sẽ khiến Nga chịu hệ quả nghiêm trọng. "Đức không loại trừ bất kể điều gì, trong đó có việc ngăn chặn tuyến đường ống đi vào hoạt động nếu như xuất hiện hành động vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", Bộ trưởng Đức cảnh báo. Ông đồng thời cho rằng xét về góc độ địa chính trị, Nord Stream 2 là một sai lầm, khi tất cả các nước châu Âu trừ Đức và Áo, đều chống lại dự án này.
Những bình luận trên đây cho thấy leo thang quan điểm cứng rắn của phía Đức. Trong chuyến thăm Ba Lan và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Mateusz Morawiecki ngày 12/12, tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ ủng hộ vận hành dự án Nord Stream 2, đồng thời cam kết sẽ đảm bảo để việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine tiếp tục được duy trì.
Dự án Nord Stream 2 gồm 2 đường ống vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga tới Đức đi qua Biển Baltic. Quá trình xây dựng đường ống đã hoàn tất vào tháng 9 và đang chờ Đức phê duyệt giấy phép vận hành. Dự án này gây tranh cãi vì phe đối lập tại Đức, phương Tây và Mỹ cho rằng Nord Stream 2 có thể được sử dụng làm công cụ để Nga gây ảnh hưởng với Ukraine và các đồng minh của Mỹ tại Châu Âu.
Về phần mình, Nga khẳng định, Nord Stream 2 đơn thuần là dự án kinh tế, cung cấp thêm 55 triệu m3 khí đốt cho Đức và các nước châu Âu.
Vụ rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Cảnh báo ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng Ngày 30/9, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo những vết nứt trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic, đoạn qua Thụy Điển và Đan Mạch, có thể dẫn tới vụ rò khí methane gây hại môi trường lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Đường ống dẫn khí...