Đức xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến thứ 2
Tờ Financial Times đưa tin Đức đã bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự tại Litva, gần biên giới Belarus, nơi sẽ trở thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên của nước này ở nước ngoài kể từ Thế chiến thứ 2.
Xe tăng Leopard 2 A7 của quân đội Đức tham gia buổi huấn luyện ở Munster năm 2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, dự án này được cho là nhằm mục đích làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Berlin trong vấn đề an ninh châu Âu, nhưng đã bị lu mờ bởi tranh cãi về việc Berlin giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tuần trước, các phương tiện truyền thông đưa tin Đức đã phải cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine do thiếu kinh phí. Báo cáo nội bộ từ Bộ Quốc phòng Đức cho hay yêu cầu của Kiev về phụ tùng thay thế cho pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 do Berlin cung cấp đã không được đáp ứng, khiến lực lượng Ukraine không thể sử dụng loại pháo này trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga.
Báo cáo nói rằng trường hợp của pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 là một trong khoảng 30 lĩnh vực “hỗ trợ ưu tiên” trị giá khoảng 3 tỷ euro mà Đức cam kết hỗ trợ Ukraine chưa được đáp ứng, cùng các lĩnh vực khác bao gồm hệ thống phòng không, pháo binh và thiết bị bay không người lái.
“Nguồn cung từ kho dự trữ của Bundeswehr (Bộ Quốc phòng Đức) không thể được đảm bảo như đã lên kế hoạch và cam kết”, báo cáo nêu rõ, đồng thời cảnh báo rằng hỗ trợ chung đang “gặp rủi ro”.
Video đang HOT
Thủ tướng Olaf Scholz đã tuyên bố trong một sắc lệnh rằng sẽ không có yêu cầu viện trợ mới nào được chấp thuận ngoài các nguồn cung đã được phê duyệt. Mặc dù vậy, ông Scholz đã cam kết Đức sẽ vẫn là nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine tại châu Âu.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, Berlin đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 10,2 tỷ euro viện trợ vũ khí. Đức đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí – bao gồm từ xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder đến hệ thống tên lửa tầm xa IRIS-T và Patriot, súng phòng không Gepard, hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS MARS, tên lửa Stinger, thiết bị bay không người lái, xe tăng và xe chiến đấu bộ binh thời Liên Xô còn lại từ Đông Đức cũ.
Các đồng minh phương Tây luôn phản đối Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga do lo ngại xung đột leo thang. Chỉ đến gần đây, một số nước bắt đầu bật đèn xanh cho phép Kiev sử dụng những vũ khí nhất định để tập kích các mục tiêu quân sự ở biên giới Nga.
Bình luận về cuộc đột kích của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga, Bộ Ngoại giao Đức cho biết: “Ukraine có quyền tự vệ được quy định trong luật pháp quốc tế. Điều này không giới hạn ở lãnh thổ của họ”.
Về phần mình, Nga cho biết việc cung cấp vũ khí cho Ukraine đã cản trở tiến trình hòa bình và khiến các nước NATO trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Mỹ và NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột không chỉ bằng cách cung cấp vũ khí mà còn bằng cách đào tạo binh sĩ Ukraine.
Litva khởi công xây căn cứ cho 4.000 binh sĩ Đức sát biên giới Belarus
Litva đã bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự có sức chứa tới 4.000 quân Đức nằm gần biên giới với Belarus, đồng minh thân cận nhất của Moskva.
Hoạt động thi công đã bắt đầu tại Rudninkai, mặc dù có nhiều lo ngại căn cứ này có thể không hoàn thành đúng tiến độ. Ảnh: DW
Theo tờ Kyiv Post, ngày 19/8, Litva đã khởi công xây dựng một căn cứ quân sự có sức chứa tới 4.000 quân Đức nằm gần biên giới với Belarus, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027. Khi binh sĩ Đức tới căn cứ này, đây sẽ là lần triển khai quân đội thường trực ra nước ngoài đầu tiên của quân đội Đức kể từ Thế chiến thứ hai.
Đức đã cam kết đóng quân ở Litva, một thành viên NATO và Liên minh châu Âu giáp với Nga, vào năm 2023. Litva có chung đường biên giới dài 227 km với Belarus.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ví quyết định này với việc triển khai lực lượng đồng minh ở Tây Đức trong Chiến tranh Lạnh, nhằm bảo vệ Tây Âu trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Liên Xô cũ.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva, Raimundas Vaiksnoras ước tính nước này sẽ đầu tư hơn 1 tỷ euro (1,10 tỷ USD) trong 3 năm tới để phát triển căn cứ quân sự, đánh dấu một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử đất nước.
Bộ trưởng Vaiksnoras mô tả đây là "một khoản đầu tư khổng lồ" đối với một quốc gia 2,9 triệu dân với nền kinh tế chỉ bằng 1/10 quy mô của Đức. Phát biểu tại lễ ra mắt, ông nói rằng "lữ đoàn [Đức] sẽ đóng vai trò đảm bảo cho người dân của chúng tôi và là lực lượng ngăn chặn trước người Nga".
Căn cứ ở Rudninkai, nằm gần thủ đô Vilnius và chỉ cách Belarus 20 km, sẽ đủ chỗ cho khoảng 4.000 binh sỹ, với các cơ sở bảo quản và bảo trì xe tăng cũng như các trường bắn có nhiều quy mô khác nhau. Ngoài ra, khoảng 1.000 nhân viên quân sự và nhà thầu dân sự Đức sẽ đóng quân tại các địa điểm khác ở Litva.
Tuy nhiên, mới chỉ khoảng 1/5 số tòa nhà phức hợp ở Rudninkai được ký hợp đồng xây dựng, làm dấy lên lo ngại rằng căn cứ này sẽ không sẵn sàng kịp thời.
Các sĩ quan biên phòng Litva tuần tra dọc biên giới Belarus - Litva vào ngày 10/7/2023, tại Dieveniskes, Litva. Ảnh: Getty Images
Bộ trưởng Quốc phòng Laurynas Kasciunas nói với các phóng viên rằng Bộ của ông sẽ ký hợp đồng xây dựng những công trình còn lại trong căn cứ vào cuối năm nay, khi nhiệm kỳ của chính phủ kết thúc.
Trong khi đó, chính phủ Đức đã đề nghị quốc hội cấp 2,93 tỷ euro để đặt mua 105 xe tăng Leopard 2 A8, một phần để trang bị cho căn cứ ở Litva, theo một dự thảo ngân sách bí mật mà hãng tin Reuters xem được vào tháng 6.
Tuy nhiên, đấu đá nội bộ về ngân sách trong liên minh chia rẽ của Đức đang gây nguy hiểm cho cam kết nâng cấp quân đội của Berlin.
Về phần mình, Litva đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay. Để hỗ trợ các nhu cầu quốc phòng đang diễn ra, bao gồm cả việc xây dựng căn cứ, chính phủ của Thủ tướng Ingrida Simonyte đã quyết định sẽ tăng thuế trong những năm tới.
Walter Nicolai - "cha đẻ" của Tình báo quân đội Đức Nhà sử học Mỹ nổi tiếng David Kahn nhận xét rằng nếu Wilhelm Stieber được coi là người sáng lập ngành tình báo Đức trong ứng dụng thực tiễn của nó thì Walter Nicolai được coi là "cha đẻ" của tình báo quân đội Đức. Walter Nicolai đã xây dựng không chỉ nền tảng lý luận mà còn hệ tư tưởng của tình...