Đức viện trợ 50 triệu euro cho người dân Dải Gaza
Ngày 19/10, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 50 triệu euro (52,8 triệu USD) cho dân thường tại Dải Gaza.
Người dân nhận hàng cứu trợ của LHQ tại trại tị nạn Rafah, phía nam Dải Gaza. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, bà Baerbock nêu rõ Đức đang chuẩn bị cử các nhóm y tế tới Dải Gaza. Mục đích chuyến thăm Trung Đông lần này của bà là nhằm thể hiện tình đoàn kết và đảm bảo giúp người Palestine tiếp cận viện trợ. Bà đã công bố khoản viện trợ trên khi đang ở Jordan, chặng đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông.
Phát biểu tại họp báo chung với Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ở thủ đô Amman, bà Baerbock nhấn mạnh thông điệp của Đức là Berlin không muốn bỏ rơi những người dân Palestine vô tội. Bà nêu rõ Đức đang phối hợp chặt chẽ với Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác khu vực nhằm đảm bảo viện trợ vào Dải Gaza. Bà cho biết cũng sẽ nhân chuyến công du này trao đổi với tất cả các bên có kênh liên hệ với phong trào Hamas nhằm thảo luận cách thức giúp trả tự do cho những con tin bị Hamas bắt giữ. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Đức cũng khẳng định ủng hộ quyền phòng vệ của Israel.
Cùng ngày, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách lớn để hỗ trợ Ukraine và Israel.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Biden nhấn mạnh các đồng minh đóng vai trò quan trọng việc giúp đảm bảo Mỹ an toàn. Ông cho rằng đây sẽ là khoản đầu tư giúp duy trì an ninh của Mỹ trong nhiều thế hệ.
Xung đột bùng phát từ ngày 7/10 đã khiến hàng nghìn người ở cả Israel và Dải Gaza thiệt mạng. Đêm 17/10, vụ không kích vào bệnh viện Al-Ahli al-Arabi đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công này. Phía Palestine cáo buộc Israel đã không kích bệnh viện, trong khi quân đội Israel dẫn thông tin tình báo nói rằng phong trào PIJ đã bắn nhầm rocket vào cơ sở y tế này. Việc Israel và Palestine cáo buộc lẫn nhau dẫn đến làn sóng biểu tình lan rộng trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hàng nghìn người đã biểu tình trên khắp Algeria vào ngày 19/10 để ủng hộ người Palestine và phản đối cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza. Đây là những cuộc biểu tình đầu tiên được cho phép ở quốc gia Bắc Phi này kể từ năm 2021.
Trước đó, Algeria đã hủy bỏ tất cả các sự kiện văn hóa, thể thao để thể hiện tình đoàn kết với Gaza, bao gồm cả các hoạt động vào ngày 1/11 hằng năm kỷ niệm cuộc kháng chiến giành độc lập của Algeria trong giai đoạn 1954-1962.
Ngoại trưởng Đức thừa nhận vũ khí gửi tới Ukraine không hoạt động
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận một số vũ khí mà Berlin cung cấp cho Kiev để hỗ trợ trong cuộc xung đột với Nga đã ở trong trạng thái tồi tệ hoặc đã lỗi thời.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao ở Berlin ngày 21/8. Ảnh: AFP
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh CNN hôm 25/9, bà Baerbock thừa nhận các vấn đề kỹ thuật lớn đối với việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Đồng thời, bà nói rằng nỗ lực cung cấp vũ khí cho Kiev đã bị cản trở do tình trạng chậm trễ.
Vị quan chức này chỉ ra rằng Ukraine sẽ không được hưởng lợi từ những cam kết chuyển giao vũ khí chưa được thực hiện, hoặc các chuyến hàng thiết bị quân sự không hoạt động.
"Một số hệ thống của chúng tôi thực sự đã lỗi thời. Ngay từ đầu, chúng tôi đã nói rằng một số thiết bị không hoạt động", bà giải thích rằng điều này là do Đức không tham gia một cuộc chiến tranh lớn nào trong nhiều thập kỷ.
"Khi chúng tôi giao loại vũ khí nào đó, nó phải hoạt động trên thực địa", bà nhấn mạnh và nói rằng đây cũng là lý do tại sao Đức không cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, tên lửa tầm xa Taurus là loại vũ khí mới nhất mà Đức sở hữu. Do đó, Berlin phải làm rõ từng chi tiết, nó hoạt động như thế nào, những ai thực sự có thể vận hành nó. Bà nói thêm rằng những cân nhắc tương tự cũng được áp dụng cho một số vũ khí khác do Đức sản xuất.
Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu Đức gửi tên lửa Taurus có tầm bắn khoảng 500 km và có thể mang đầu đạn nặng 500 kg. Tuy nhiên, dù các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Berlin đang chuẩn bị gửi các chuyến hàng này, đầu tháng 9, bà Baerbock cảnh báo rằng việc giao hàng sẽ không xảy ra trong tương lai gần nhất vì mọi chi tiết phải được tính toán trước.
Một lý do khác khiến Đức miễn cưỡng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine đó là lo ngại căng thẳng có thể leo thang nếu Kiev sử dụng chúng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tuần trước, trích dẫn các nguồn tin, báo Der Spiegel cho biết Ukraine đã từ chối tiếp nhận 10 xe tăng Leopard 1 đã lỗi thời vì tình trạng cơ khí kém. Các quan chức Ukraine cho rằng trước khi triển khai ra tiền tuyến, loại thiết giáp này phải được sửa chữa ở Ba Lan. Tuy nhiên, không có nhân viên bảo trì cũng như phụ tùng thay thế để sửa chữa.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Moskva cho rằng động thái này sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không làm thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột.
Ngoại trưởng Mỹ công du một loạt nước vùng Vịnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 13/10 đã gặp Quốc vương Jordani, Abdullah tại thủ đô Amman, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh Israel chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (phải) tại Amman, Jordan, ngày...