Đức vẫn đứng đầu châu Âu về thu hút FDI
Ngày 5/12, Cơ quan Thương mại và Đầu tư (GTI) của Đức cho biết Đức vẫn là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất ở khu vực châu Âu, dù số lượng công ty nước ngoài có hoạt động đầu tư tại nước này dự kiến giảm gần 20% trong năm 2023.
Biểu tượng của Tập đoàn năng lượng BP tại một trạm bán xăng ở Windsor, Anh ngày 21/4/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Giám đốc điều hành của GTI Achim Hartig cho biết số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Đức giảm, nhưng các khoản đầu tư được cam kết có giá trị cao hơn những năm trước. Trong đó, đứng đầu danh sách là khoản đầu tư của công ty năng lượng BP, với kế hoạch chi 6,8 tỷ euro (7,36 tỷ USD) cho hai trang trại điện gió ở Biển Bắc. Bên cạnh đó, còn có các dự án trung tâm dữ liệu ở Berlin, Brandenburg và Hanau, với giá trị của mỗi trung tâm dự kiến đạt 1 tỷ euro (1,08 tỷ USD).
Theo giám đốc Hartig, các quốc gia khác ở châu Âu như Thụy Sĩ và Pháp cũng ghi nhận FDI giảm do các công ty nước ngoài có chiều hướng sáp nhập và thu mua hơn là đầu tư vào một môi trường kinh tế không chắc chắn.
Tại Đức, mặc dù giá năng lượng tái tạo cao vẫn là một rào cản, song sự phát triển của nguồn năng lượng này đã thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
NATO muốn lập "Schengen quân sự" ở châu Âu
Chỉ huy hậu cần khối NATO muốn thiết lập cơ chế di chuyển quân sự tự do ở châu Âu, tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại đối với công dân.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 23/11, người đứng đầu Bộ Chỉ huy hậu cần khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Alexander Sollfrank tại châu Âu cho biết, các trở ngại trong việc di chuyển lực lượng ở châu Âu có thể khiến NATO phản ứng chậm chạp trong trường hợp xung đột nổ ra.
Xe tăng NATO tham gia hoạt động huấn luyện ở châu Âu. Ảnh: GettyImages
Ông Sollfrank khẳng định việc NATO có thể thiết lập một khối "Schengen quân sự", tương tự Hiệp ước Schengen về tự do đi lại giữa các quốc gia châu Âu thành viên, sẽ giúp lực lượng của NATO di chuyển không bị hạn chế trên hầu khắp lục địa châu Âu.
"Chúng ta sắp hết thời gian. Những gì chúng ta không làm được trong thời bình sẽ khiến chúng ta không sẵn sàng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột", quan chức NATO nêu.
Theo chỉ huy hậu cần NATO ở châu Âu, khối cũng cần thiết lập thêm những nhà kho để chứa đạn dược, nhiêu liệu, phụ tùng và vật tư để đảm bảo hậu cần trong điều kiện cần thiết.
Các nước NATO ở châu Âu và Nga chưa bình luận về phát ngôn nêu trên. Các quy định hiện nay yêu cầu lực lượng của NATO phải tuân thủ quy định chung của khối cũng như quy định của từng quốc gia trong trường hợp di chuyển vũ khí hoặc nhân lực.
Reuters thông tin, sườn phía Đông của NATO hiện có biên giới dài khoảng 4.000km. Vào năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ngoại trưởng Mỹ James Bakercam kết với nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng NATO sẽ không mở rộng "một inch" nào về phía Đông xa hơn biên giới Đức.
Việc NATO đảo ngược lời hứa và kết nạp 3 nước vùng Baltic, 4 nước thuộc Nam Tư cũ cùng Thụy Điển và Phần Lan khiến Nga nhiều lần phản đối. Thái độ quyết liệt muốn gia nhập NATO của Ukraine là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quân sự hiện nay của Moscow.
Thủ tướng Đức tự tin về nền kinh tế, từ chối chi thêm ngân sách hỗ trợ Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bác bỏ những lời kêu gọi nhằm tăng chi tiêu ngân sách liên bang để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AP Trả lời phỏng vấn tờ báo Mediengruppe Bayern ngày 26/8, nhà lãnh Đức cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sở hữu những điều kiện tiên...