Đức vẫn cảnh giác gỡ bỏ các hạn chế bất chấp tỷ lệ tử vong thấp
Đến thời điểm hiện tại, Đức đã ghi nhận hơn 130.000 trường hợp mắc Covid-19, trong đó chỉ có hơn 3.000 ca tử vong.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch của Đức, tỷ lệ tử vong ở nước này đang thấp hơn nhiều các quốc gia có số ca mắc Covid-19 lớn, là do hệ thống y tế Đức hiện vẫn đáp ứng được nhu cầu.
“Chúng tôi hiện có đủ năng lực điều trị trong các bệnh viện của chúng tôi, đặc biệt là đủ số giường và máy thở tại các bộ phận chăm sóc đặc biệt”, ông Robert Koch nói.
Đức vẫn cảnh giác về việc gỡ bỏ các hạn chế bất chấp tỷ lệ tử vong thấp. Ảnh: Deutschland.de
Tuy nhiên, chính quyền Đức vẫn cảnh giác với việc dỡ bỏ các hạn chế, đồng thời kêu gọi người dân chờ đợi và duy trì việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Trong bản khuyến nghị gửi tới Thủ tướng Angela Merkel và Thống đốc các bang tại Đức ngày 13/4, giới nghiên cứu của nước này cho rằng, các hoạt động xã hội có thể dần trở lại bình thường nếu một số tiêu chí được đáp ứng, trong đó có tỷ lệ lây nhiễm duy trì ổn định ở mức thấp.
Ngày 14/4, Thủ tướng Đức sẽ cùng các Bộ trưởng thảo luận về những khuyến nghị này. Sau đó, ngày 15/4, bà Merkel sẽ họp trực tuyến với thống đốc các bang để bàn về khả năng dỡ bỏ biện pháp phong tỏa và cách đối phó với cuộc suy thoái có thể xảy ra./.
Đình Nam/VOV1
Video đang HOT
Báo chí quốc tế nể phục cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam
Nể trọng, ngưỡng mộ là cảm xúc chính thể hiện qua nhiều bài viết trên các trang báo quốc tế tuần qua khi nói về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam, Sputnik bình luận.
Trong bài viết đăng tải mới đây phân tích cách dập dịch của Việt Nam, tờ The Asean Post đặt câu hỏi: Phải chăng số người nhiễm bệnh thấp xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm COVID-19? Tuy nhiên, tờ báo này ngay sau đó khẳng định: Không, không phải là như vậy!
"Các nước khác trong ASEAN và phần còn lại của thế giới có thể rút ra bài học từ cách phản ứng mau lẹ và dứt khoát của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19", The Asean Post khẳng định.
Nhiều trang báo quốc tế viết về cuộc chiến chống dịch ở Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Tờ báo nhấn mạnh Việt Nam chiến thắng trong "cuộc chiến chống COVID-19" nhờ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kịp thời để theo dõi, cách ly người nhiễm bệnh và những người mà họ tiếp xúc. Việt Nam cũng duy trì giám sát chặt chẽ với các trường hợp nghi nhiễm.
The Strategist lưu ý, Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát biên giới và đưa các bệnh viện cùng cơ quan y tế địa phương vào tình trạng báo động cao chỉ 3 ngày sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, thậm chí trước cả khi Hồ Bắc ghi nhận các ca thiệt mạng đầu tiên.
Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc truyền thông và giáo dục cho người dân dựa trên sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ và hệ thống theo dõi các vật chủ mang vi sinh vật gây bệnh.
Theo The Strategist, tại Việt Nam, các công dân tự nguyện chia sẻ thông tin y tế cá nhân thông qua một ứng dụng do Chính phủ đề xuất với tên gọi NCOVI. Chính quyền các địa phương cũng tích cực tương tác với người dân thông qua mạng xã hội.
"Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy bằng cách tập trung đánh giá sớm các rủi ro, giao lưu và hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và công dân, một quốc gia với nguồn lực hạn chế vẫn có thể đối phó với đại dịch", tờ này bình luận.
Tờ Liberation của Mỹ so sánh cuộc chiến chống dịch của Mỹ và Việt Nam. Tờ báo sau đó rút ra kết luận rằng: Trong khi Mỹ vẫn đang phải loay hoay chống dịch, Việt Nam tập trung vào đảm bảo an toàn, sức khỏe của người dân và đã đạt thành tựu ấn tượng trong công tác phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.
Tờ báo Novosti Petrozavodsk của Nga dẫn lời chia sẻ của một phụ nữ Nga vừa trở về sau chuyến đi tới Việt Nam.
"Tôi rất thích cách người Việt Nam không do dự mà nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu. Tôi thích cách Nhà nước chăm lo tối đa cho công dân của mình: luôn sẵn cung cấp tất cả các thực phẩm và hàng hóa cần thiết, giá cả của mọi thứ đều được điều chỉnh giảm xuống", công dân Nga cho biết.
Tờ The New York Times của Mỹ cho hay, dù nguồn lực và tài chính vẫn còn thua kém Trung Quốc, Việt Nam vẫn gửi tặng 550.000 chiếc khẩu trang cho Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh.
Ngoài ra, Việt nam cũng gửi 390.000 khẩu trang cho nước láng giềng Campuchia và 340.000 chiếc cho Lào.
Mới đây, đích thân Tổng thống Trump cũng lên tiếng cảm ơn sau khi Việt Nam chuyển sang Mỹ 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont hỗ trợ nước này chống dịch.
Lô đồ bảo hộ Việt Nam được chuyển tới Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Tờ báo dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia nói rằng, Việt Nam đang bắt đầu chờ đợi sự hồi sinh các hoạt động kinh tế.
Tờ Reuters của Anh dẫn lại thông báo từ giới chức Hà Nội cho biết, Việt Nam có thể sản xuất 5,72 triệu khẩu trang phẫu thuật mỗi ngày để phục vụ công tác chống dịch.
Trong khi đó, The Guardian tỏ ra ấn tượng về tranh cổ động chống COVID-19 tại Việt Nam với hình ảnh nhân viên y tế đeo khẩu trang, đứng hiên ngang như một người lính, bên cạnh là khẩu hiệu " Ở nhà là yêu nước".
Tờ báo Anh nói rằng đây là thông điệp rõ ràng về tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến dịch COVID-19 ở Việt Nam.
SONG HY
Đức sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên vào tháng 6 CureVac dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống SARS-CoV-2 cả ở Đức và Bỉ vào tháng 6 tới. Các công ty dược phẩm trên toàn thế giới đang trong cuộc chạy đua với thời gian để bào chế ra vaccine chống SARS-CoV-2. Mọi hy vọng của nước Đức được đặt vào công ty công nghệ sinh học...