Đức ủng hộ Bắc Macedonia gia nhập Liên minh châu Âu
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhận định EU cần phải mở rộng cánh cửa kết nạp thêm thành viên đối với Bắc Macedonia, quốc gia đã thành công trong việc đạt được thỏa hiệp với nước láng giềng.
Ngoại trưởng Bắc Macedonia Nikola Dimitrov (phải) và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc gặp tại Skopje. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 13/11, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định không có bất cứ “câu hỏi” nào được đặt ra đối với mục tiêu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Bắc Macedonia cho dù Hội đồng châu Âu (EC) hồi tháng 10 vừa qua đã quyết định hoãn đàm phán nước này gia nhập khối.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp nước chủ nhà Nikola Dimitrov khi đang thăm chính thức Bắc Macedonia, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhận định EU cần phải mở rộng cánh cửa kết nạp thêm thành viên đối với Bắc Macedonia, quốc gia đã thành công trong việc đạt được thỏa hiệp với nước láng giềng cũng như bắt đầu quá trình cải cách dài hạn.
Video đang HOT
Ông khẳng định không có bất cứ thành viên nào trong EU tỏ ý “nghi ngờ” đối với mục tiêu gia nhập khối của Bắc Macedonia.
Trong khi đó về phần mình, Ngoại trưởng Bắc Macedonia Nikola Dimitriv đánh giá cao chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khi cho rằng đây là một thông điệp khẳng định Đức ủng hộ Bắc Macedonia trở thành thành viên của EU.
Ông nhấn mạnh Bắc Macedonia sẽ tiếp tục nỗ lực để theo đuổi thành công mục tiêu này.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết quan hệ song phương giữa Bắc Macedonia và Đức đang ngày càng phát triển và củng cố, đặc biệt thương mại giữa hai nước trong năm 2019 dự kiến sẽ đạt hơn 4 tỷ euro (khoảng 4,5 tỷ USD).
Kể từ năm 2005, Bắc Macedonia đã khởi động tiến trình đàm phán gia nhập EU. Tuy nhiên, tiến trình này đã gặp trở ngại nhiều năm qua do sự phản đối của Hy Lạp liên quan đến tranh cãi giữa hai nước về tên nước Macedonia.
Hy Lạp cũng có một tỉnh mang tên Macedonia ở miền Bắc nước này và Athens quan ngại việc trùng tên này có thể dẫn đến tranh chấp lãnh thổ.
Tháng 6/2018, hai nước đã đạt thỏa thuận, theo đó Macedonia đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia và thỏa thuận này đã có hiệu lực từ tháng 2 vừa qua, đổi lại Hy Lạp ủng hộ nước này gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, hôm 18/10 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho biết các nhà lãnh đạo EU đã không đạt đồng thuận về việc khởi động đàm phán gia nhập khối với Albania và Bắc Macedonia và đưa ra quyết định hoãn đến năm 2020./.
Theo Anh Đức (TTXVN/Vietnamplus )
Đức dọa kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân với Iran
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 11/11 đã lên tiếng cảnh báo Iran về hoạt động làm giàu urani mới của nước này, dọa sẽ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp có thể mở đường cho việc gia hạn các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ).
Bên trong lò phản ứng hạt nhân ở cơ sở Bushehr. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Maas cho biết Đức cùng hai quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khác tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran là Pháp và Anh dự kiến sẽ nhóm họp tại Paris (Pháp) trong ngày 11/11 để thảo luận cách ứng phó trước việc Iran giảm dần cam kết trong thỏa thuận này. Ông cho biết Đức cùng với Pháp và Anh "rất quan ngại" về những hoạt động làm giàu urani khác mà Iran chưa công bố nhưng đang được tiến hành.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức tái khẳng định mong muốn của các nước EU duy trì thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Tuy nhiên, ông cho biết Iran sẽ phải tuân thủ trở lại các cam kết trong thỏa thuận, nếu không các nước này sẽ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp.
Thỏa thuận JCPOA có điều khoản về lộ trình giải quyết tranh chấp, theo đó vụ việc có thể được đệ trình lên Hội đồng Bảo an LHQ và Iran sẽ bị tái áp đặt các lệnh trừng phạt của LHQ chỉ trong vòng 65 ngày.
Tuần trước, trong bước đi thứ tư nhằm cắt giảm cam kết theo thỏa thuận, Iran nối lại hoạt động làm giàu urani tại cơ sở Fordow, miền Nam nước này khi bắt đầu bơm khí urani vào các lò ly tâm. Quốc gia này cũng đã bắt đầu làm giàu urani tại nhà máy Natanz ở miền Trung. Tehran nhấn mạnh rằng các biện pháp mà nước này thực hiện có thể nhanh chóng được đảo ngược nếu các bên còn lại của thỏa thuận tìm ra cách giúp Iran tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Từ tháng 5/2019, Iran đã bắt đầu giảm cam kết trong thỏa thuận JCPOA, đúng một năm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký kết giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran.
Theo Phan An (TTXVN)
Cắt giảm cam kết hạt nhân, Iran sử dụng 30 máy ly tâm thế hệ mới Các nước châu Âu đã có những phản ứng trước tiên, kêu gọi Iran tuân thủ đầy đủ các cam kết từng ký. Phát hiểu trên truyền hình quốc gia, lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi ngày 4/11 cho biết, Iran mới đưa vào sử dụng 30 máy ly tâm IR-6 thế hệ mới, nâng tổng số...