Đức tìm được đối tác mới thay thế nguồn nhập khẩu dầu của Nga
Một quốc gia Trung Á đã thông báo sẵn sàng “tăng nguồn cung và cung cấp dầu lâu dài” cho Đức.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) tại một cuộc họp báo ở Berlin tháng 9/2023. Ảnh: Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết trong chuyến thăm Berlin cuối tuần này rằng nước này sẵn sàng tăng cường xuất khẩu dầu sang Đức trong thời gian dài, vì Berlin thiếu tài nguyên đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho hàng nhập khẩu từ Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Tokayev nêu rõ trong cuộc họp báo với Thủ tướng Olaf Scholz rằng Astana đã vận chuyển 500.000 tấn dầu tới Đức qua đường ống Druzhba của Nga trong năm nay, sau quyết định của Berlin ngừng mua dầu của Nga.
Ông Tokayev nói trong một cuộc họp báo: “Theo yêu cầu của những người bạn Đức, tôi xác nhận rằng Kazakhstan sẵn sàng tăng nguồn cung dầu và thực hiện lâu dài”, đồng thời mô tả Đức là một “quốc gia đối tác chiến lược trong EU.
Trong khi đó, Thủ tướng Scholz mô tả Kazakhstan là “một đối tác quan trọng để mở rộng các kênh cung cấp, chẳng hạn như nhập khẩu dầu thô, và giúp Đức độc lập với việc cung cấp năng lượng của Nga”.
Video đang HOT
Ông Scholz lưu ý thêm Kazakhstan là mộ trong những đối tác thương mại Trung Á quan trọng nhất của Đức và thông báo rằng hai bên đã đồng ý cải thiện các điều kiện thương mại và đầu tư.
Cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo trên diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh khu vực Đức – Trung Á ở Berlin diễn ra vào cuối tuần này, trong đó các nhà lãnh đạo từ Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng sẽ tham dự.
Theo truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với Nga và trước đây là một phần của Liên Xô, Kazakhstan đã tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ của mình kể từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Scholz mô tả việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ là một ví dụ về việc Astana giúp Berlin duy trì và thực hiện lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Ông Scholz nhấn mạnh: “Thật tốt và hữu ích khi Kazakhstan hỗ trợ chúng tôi tránh vi phạm các biện pháp trừng phạt và đã thiết lập các biện pháp ứng phó tích cực”.
Động thái bất ngờ của Nga sau quyết định cấm xuất khẩu xăng dầu toàn diện
Sau khi công bố lệnh cấm xuất khẩu đối với tất cả các loại xăng và dầu diesel vào tuần trước, Liên bang Nga đã có một số sửa đổi lặng lẽ.
Ngày 21/9, Chính phủ Nga đưa ra các biện pháp hạn chế tạm thời đối với hoạt động xuất khẩu xăng và dầu diesel đến tất cả các quốc gia, ngoại trừ 4 thành viên của Liên minh kinh tế Á - Âu là Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Tuy nhiên, hai hôm sau, một văn bản sửa đổi đã được ban hành.
Hãng tin Reuters dẫn tài liệu đề ngày 23/9 của chính phủ Nga cho biết lệnh cấm vô thời hạn đối với tất cả các loại xăng và dầu diesel chất lượng cao vẫn được áp dụng.
Nhưng, Moskva quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với nhiên liệu được sử dụng cho một số loại tàu và dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao.
Nga cũng dỡ bỏ hạn chế đối với các lô nhiên liệu xuất khẩu của hai tập đoàn Russian Railways và Transneft vốn đã được cấp phép trước khi lệnh cấm ban đầu được công bố vào ngày 21/9.
Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu diesel lớn nhất và là nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm ngoái, các nhà máy lọc dầu của Nga xuất khẩu khoảng 2,8 triệu thùng sản phẩm dầu mỗi ngày.
Gần đây, theo dữ liệu từ ngân hàng Hà Lan ING, con số này đã giảm còn khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng Nga vẫn là một nhà cung cấp lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Những tháng gần đây, Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng và dầu diesel, đặc biệt là sau khi chính phủ nước này giảm một nửa mức trợ cấp cho các nhà máy lọc hóa dầu để đảm bảo cân đối ngân sách.
Tình trạng thiếu xăng và dầu diesel đã khiến giá bán buôn mặt hàng này tăng vọt trong khi giá bán lẻ vẫn được giới hạn để kiềm chế lạm phát.
Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở một số khu vực ở miền Nam, nơi được coi là vựa lúa mì của Nga vì tại đây nhiên liệu rất quan trọng để thu hoạch mùa màng.
Theo Reuters, nó có thể gây khó xử cho Điện Kremlin khi cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 3/2024.
Trung Quốc sẵn sàng nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với EU Ngày 25/9, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (He Lifeng) cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) thực hiện đầy đủ những đồng thuận quan trọng mà lãnh đạo hai bên đã đạt được và đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - EU lên tầm cao mới. Phó Thủ...