Ngoại giao nghị viện là mắt xích quan trọng trong hợp tác Việt Nam – Pháp
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp – Việt, nghị sĩ Anne Le Hénanff đán.h giá trong 10 năm qua kể từ khi Việt Nam và CH Pháp nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Pháp – Việt. Ảnh: TTXVN phát
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Paris nhân sự kiện này, bà Anne Le Hénanff nhấn mạnh mục tiêu của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam – Pháp là tăng cường hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa, giáo dục và quốc phòng. Từ năm 2013 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được ghi dấu ấn bằng nhiều cuộc trao đổi cấp cao, khiến mối quan hệ đối tác chiến lược luôn được đổi mới.
Sự kiện quan trọng gần đây nhất là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021. Nhân dịp này, hai bên đã thông qua một tuyên bố chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược. Tuyên bố đã nhanh chóng được biến thành hành động thiết thực. Cụ thể, đối với vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những ưu tiên của tuyên bố chung, Pháp đã huy động toàn lực cùng với Việt Nam để thực hiện Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) được ký kết vào cuối năm 2022 giữa Việt Nam và các đối tác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Quan hệ đối tác này sẽ hỗ trợ Việt Nam hành động nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng về trung hòa khí hậu vào năm 2050 và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Là một phần của quan hệ đối tác này, thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Pháp đã cam kết huy động 500 triệu euro trong vòng 3 – 5 năm để phát triển các dự án nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sinh thái.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff nhấn mạnh hợp tác trong chống biến đổi khí hậu là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ đối tác chiến lược tập trung vào tương lai và cách các ưu tiên đặt ra ở cấp cao nhất được chuyển thành những hành động rất cụ thể. Ngoài ra, theo bà, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng… cũng ghi nhận những chuyển biến.
Video đang HOT
Nghị sĩ Anne Le Hénanff khẳng định tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Pháp là rất to lớn và được xây dựng trên nền tảng của những mối quan hệ lâu đời, bền chặt. Pháp là một trong những nước phương Tây đầu tiên ủng hộ sự mở cửa và phát triển của Việt Nam và đã triển khai hợp tác rất mạnh mẽ trong viện trợ phát triển. Theo bà, có nhiều lý do để lạc quan về hợp tác song phương giữa hai nước. Thứ nhất, chính phủ hai nước nhiều lần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác song phương, thể hiện qua Tuyên bố chung tháng 11/2021 Thứ hai, Việt Nam và Pháp có rất nhiều không gian trao đổi cho phép quan hệ tiếp tục phát triển. Hai nước duy trì kênh đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan chức năng thuộc các lĩnh vực kinh tế, chiến lược và quốc phòng. Quan hệ song phương cũng dựa trên mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương, gắn kết với nhau dựa trên nền tảng của các diễn đàn hợp tác phi tập trung giữa Pháp và Việt Nam.
Bà nhấn mạnh rằng trong quan hệ hợp tác song phương này, các nhóm hữu nghị nghị viện, trong đó có Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp – Việt, chiếm vị trí trung tâm. Ngoại giao nghị viện là một mắt xích quan trọng trong hợp tác Pháp – Việt và bà mong muốn tiếp tục thúc đẩy vai trò này.
Về sự phối hợp giữa Pháp và Việt Nam trên trường quốc tế, nghị sĩ Anne Le Hénanff cho rằng hai nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau. Bà nhắc tới sự hợp tác giữa Pháp (nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – HĐBA LHQ) với Việt Nam trong nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực cơ quan này 2020 – 2021. Gần đây hơn, hai nước đã chứng minh tính hiệu quả của hợp tác trong các không gian đa phương, thể hiện qua việc ký JETP, ASEAN trao cho Pháp quy chế đối tác phát triển…
Để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp – Việt, nghị sĩ Anne Le Hénanff cho rằng hai nước cần ưu tiên duy trì trao đổi cấp cao và đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số, an ninh…
Theo bà, về dài hạn, văn hóa và việc giảng dạy tiếng Pháp nên là những ưu tiên hàng đầu của mối quan hệ song phương. Chúng góp phần quyết định vào sự hiểu biết lẫn nhau và tình đoàn kết giữa các dân tộc cũng như thúc đẩy sự giao lưu giữa hai nước. Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ, nghị sĩ Anne Le Hénanff bày tỏ hy vọng rằng các cuộc thảo luận và trao đổi do Pháp và Việt Nam khởi xướng trong các phiên họp toàn thể sẽ tiếp tục được duy trì.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff khẳng định ngoại giao nghị viện có vai trò trong sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược và sự phát triển của quan hệ song phương.
Bà bày tỏ mong muốn cùng với các chuyến thăm song phương, các nghị sĩ Pháp sẽ được thông báo thường xuyên về tình hình thời sự và nắm bắt được các lĩnh vực mà phía Việt Nam quan tâm để họ có thể truyền đi các thông điệp. Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp – Việt mà bà là Chủ tịch sẽ tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi và gặp gỡ.
ASEAN, Trung Quốc nhất trí làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc lần thứ 26 diễn ra ngày 6/9 tại Jakarta, hai bên đã nhất trí làm sâu sắc hơn Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc, đồng thời nỗ lực vì sự phát triển bền vững thịnh vượng chung của khu vực thông qua hợp tác cùng có lợi nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và vì lợi ích sinh kế của người dân.
Toàn cảnh Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung, đặc biệt là 4 lĩnh vực ưu tiên của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), trong đó hai bên sẽ tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm khuyến khích hợp tác về kinh tế biển xanh; bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển, sử dụng bền vững đại dương, biển và tài nguyên biển; tìm hiểu các dự án hợp tác về khoa học công nghệ biển và kết nối hàng hải.
Về kết nối, hai bên sẽ thực hiện Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về phối hợp giữa Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm tăng cường kết nối khu vực, như cùng nhau thăm dò việc xây dựng các hành lang kinh tế và khu vực trình diễn năng lực hợp tác công nghiệp quốc tế, hỗ trợ xây dựng Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN, đổi mới và kết nối kỹ thuật số, hợp tác phát triển đường sắt chất lượng cao, cùng tăng cường khả năng kết nối và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng khu vực.
Hai bên sẽ hợp tác thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển bền vững, bao gồm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh, tăng cường an ninh lương thực khu vực, thúc đẩy hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới, tiến hành đối thoại về biến đổi khí hậu và hỗ trợ thành lập Cơ chế Trung tâm Biến đổi khí hậu ASEAN và Trung tâm hợp tác năng lượng sạch ASEAN-Trung Quốc, hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu và đối thoại phát triển bền vững ASEAN (ACSDSD) cũng như Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN.
Về kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khác, hai bên nhất trí thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thực hiện Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về hợp tác hỗ trợ Khung phục hồi toàn diện ASEAN và Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về tăng cường phát triển chung và bền vững, hỗ trợ phục hồi khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, tăng cường hợp tác y tế công cộng, giám sát và cảnh báo sớm rủi ro thiên tai, thực hiện đầy đủ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và đẩy nhanh đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0.
Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy phát triển kinh tế số trong khu vực, tăng cường hợp tác thương mại điện tử, trong đó có triển khai Sáng kiến ASEAN-Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác liên quan đến thương mại điện tử, hợp tác phát triển nông nghiệp xanh bền vững và thích ứng, hợp tác về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đối thoại mạng và quản trị kỹ thuật số ASEAN-Trung Quốc, hỗ trợ phát triển ngành du lịch...
Cuối cùng, hai bên hoan nghênh việc chọn năm 2024 là Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thanh niên, du lịch và thể thao, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Trung Quốc đáp trả gay gắt chỉ trích của NATO Bắc Kinh đáp trả các cáo buộc mới nhất của NATO rằng Trung Quốc thách thức lợi ích và an ninh của nhóm. Theo Reuters, phía Trung Quốc khẳng định sẽ bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực nào của NATO nhằm mở rộng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuyên bố...