Đức Thọ khai giảng hệ trung cấp vừa học vừa làm khóa 2019 2021
Sáng 11/8, Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ tổ chức khai giảng lớp trung cấp vừa học vừa làm khóa học 2019 – 2021 cho 120 học sinh.
Các đại biểu và phụ huynh, học sinh dự lễ khai giảng khóa học 2019 – 2021
Những năm gần đây, nắm bắt xu thế phát triển của xã hội là rất cần lao động có tay nghề và đặc biệt là tay nghề cao, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ đã chuyển hướng tập trung sang đào tạo hệ vừa học THPT vừa học nghề gắn với giới thiệu việc làm, giúp cân bằng nhu cầu của xã hội, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Văn nghệ chào mừng Lễ khai giảng
Để giúp các em hiểu rõ hơn về chương trình học tập, cán bộ tuyển sinh của nhà trường đã có những buổi gặp mặt trao đổi riêng với học sinh của các trường THCS, đồng thời làm việc cụ thể để phụ huynh, học sinh hiểu rõ hơn về chương trình học văn hóa THPT kết hợp với học nghề, các chương trình ưu đãi sau khi tốt nghiệp…
Ông Nguyễn Trí Lạc – Giám đốc Sở LĐTB & XH phát biểu tại Lễ khai giảng
Video đang HOT
Để chuẩn bị tốt cho năm học mới, nhà trường đã đầu tư mua sắm nhiều thiết bị máy móc hiện đại, gia tăng mô hình học cụ, làm mới giáo trình, tài liệu học tập, thay đổi nội dung giảng dạy để phù hợp với các em học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề.
Chương trình của khóa học mới nhằm giúp các em rút ngắn thời gian học tập một cách hợp lý nhất.
Kết thúc khóa học, ra trường các em sẽ có được tấm bằng THPT và bằng trung cấp nghề, có thể đi làm ngay hoặc nếu có nhu cầu thì tiếp tục học liên thông lên cao đẳng, đại học theo đúng chuyên ngành mà mình lựa chọn.
Theo baohatinh
Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa): Vô vàn khó khăn trước thềm năm học mới
Sau 4 ngày bị trận lũ khủng khiếp quét qua, người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện vùng biên Quan Sơn (Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng. Những người mất tích, hiện nay mới tìm thấy 2 thi thể, trong đó có 1 học sinh. Vẫn còn 8 người "bặt vô âm tín".
Điểm trường khu Son, Tiểu học Na Mèo thiệt hại nặng khi lũ đi qua
"Nhà cháu không còn gì cả"!
Ở đầu bản, cháu Nguyễn Thị Dược, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Na Mèo, khóc thút thít. Khi nghe chúng tôi hỏi đến chuyện học hành, bé Dược bảo: "Nhà cháu không còn gì cả! Lũ cuốn hết sạch rồi. Cháu cũng không có sách, vở hay đồ dùng học tập để chuẩn bị đi khai giảng năm học mới nữa".
Chị Hà Thị Pấm (mẹ cháu Dược), mắt đỏ hoe: "Khổ lắm các bác ơi. Lũ cướp hết tài sản của nhà cháu rồi! May mà hôm đó, cả gia đình nhanh chân chạy được. Bây giờ, nhà không còn gì cả, trong khi cháu Dược bị bệnh, cứ hai tháng phải đi truyền máu một lần". Chị Pấm bưng mặt khóc.
Còn em Ngân Việt Hùng (14 tuổi), năm nay vào lớp 9, cũng ở Sa Ná thẫn thờ kể: "Bao nhiều đồ đạc, tài sản trong nhà cháu bị trôi hết cả. Cháu cũng không còn sách vở, đồ dùng học tập để đi học. Bố mẹ và anh em cháu đang phải lên ở nhờ nhà ông ngoại".
Gia cảnh của cô giáo Nguyễn Thị Tiếm, giáo viên dạy hợp đồng của Trường Mầm non Na Mèo cũng vô cùng đáng thương. Hôm lũ đổ về, đứa con trai của cô Tiếm mới được 3 tháng tuổi đã bị nước cuốn mất tích. Chồng cô bị nước cuốn làm gãy xương sườn, dập thận nặng, đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Trận lũ quét qua Sa Ná cũng đã cướp đi sinh mạng em Hà Văn Quỳnh, học sinh lớp 4. Em Hà Văn Chấn, học sinh lớp 2 cũng đang mất tích. Còn em Thao Anh Xuân, học sinh lớp 3, ở bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy cũng bị nước cuốn trôi, hiện chưa tìm thấy.
Điểm trường Mầm non khu Son (Na Mèo) bị lũ cuốn tan hoang
Ngành Giáo dục thiệt hại nặng nề
Theo báo cáo nhanh từ Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn, trận mưa lũ vừa qua đã khiến hệ thống cơ sở vật chất một số trường học trên địa bàn huyện thiệt hại nặng nề. Trong đó, khu trường bản Son đã bị lũ cuốn toàn bộ, gồm: 4 phòng học xây cấp 4; 80 bộ bàn ghế học sinh, 5 bộ bàn ghế giáo viên, 6 bảng chống lóa; 1 nhà ở giáo viên (3 gian bằng gỗ gồm có 1 phòng chờ của giáo viên và 2 phòng ở), tivi, máy vi tính, máy in, máy lọc nước, sách giáo khoa, tài liệu, trang thiết bị dạy học và giường tủ đồ dùng cá nhân của giáo viên, nhà vệ sinh của giáo viên, học sinh.
Còn tại điểm trường Mầm non Sa Ná, sau khi lũ tràn qua đã bị nứt và thấm dột, không còn khả năng sử dụng trong năm học mới... Ước tính ban đầu, tổng số thiệt hại từ các nhà trường trên địa bàn huyện đã lên tới gần chục tỷ đồng.
Ông Lê Đình Xuân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn (phải) đi kiểm tra thực trạng trường học tại Na Mèo sau lũ
Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Lê Đình Xuân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn, cho hay: Để ổn định công tác dạy và học tại các điểm trường bị thiệt hại do thiên tai, Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn đã thành lập đoàn đi kiểm tra thực tế, chỉ đạo các đơn vị báo cáo với địa phương, lên phương án khắc phục hậu quả để bảo đảm điều kiện dạy và học được ổn định ngay trước khi bước vào năm học mới.
"Đối với điểm trường Sa Ná - Trường Mầm non Na Mèo, trước mắt nhà trường và địa phương khắc phục thấm dột để có phòng học cho học sinh. Còn điểm trường khu Son - Trường Tiểu học Na Mèo, toàn bộ cơ sở vật chất đã bị lũ cuốn trôi. Do vậy, để có nơi tổ chức dạy học cho học sinh, nhà trường mượn tạm nhà dân và sử dụng bàn ghế của các đơn vị hỗ trợ.
Điểm trường khu Chè - Trường Mầm non Trung Tiến cũng bị sập, không sử dụng được, nhà trường sẽ phải mượn tạm phòng học của Trường Tiểu học Trung Tiến, tạm thời bố trí học sinh học 2 ca. Đối với các trường hợp học sinh bị mất tích, Phòng GD&ĐT cùng các nhà trường đến thăm hỏi, động viên cả về tinh thần và vật chất. Đồng thời, kêu gọi các nhà trường trong huyện, các nhà hảo tâm hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra", ông Xuân nói.
Cũng theo ông Xuân, để có cơ sở vật chất cho việc dạy và học ở những điểm trường bị hư hại, Phòng GD&ĐT huyện đã làm văn bản đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư kinh phí, để xây mới 5 phòng học, 3 phòng nhà ở giáo viên và các công trình phụ trợ (cổng, tường rào, nhà vệ sinh...); cấp trang thiết bị, bàn ghế và đồ dùng dạy học ở điểm trường khu Son. Xây mới 4 phòng học, 1 bếp ăn bán trú cho học sinh và các công trình phụ trợ, trang cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho điểm trường khu Chè. Xây mới 5 phòng học, 2 phòng nhà ở giáo viên, 1 bếp ăn bán trú cho học sinh và các công trình phụ trợ, cung cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho điểm trường khu Sa Ná.
Năm học mới đang đến gần, thế nhưng thiên tai ập xuống đã cướp đi nhiều sinh mạng học sinh, gây thiệt hại nặng nề về tài sản của người dân, cơ sở vật chất của ngành Giáo dục. Mong rằng, sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành sẽ sớm hỗ trợ cho ngành Giáo dục vùng biên giới Na Mèo sớm ổn định, để thầy và trò các nhà trường yên tâm bước vào năm học mới.
Thế Lượng
Theo giaoducthoidai
Nanny - Công việc "trông trẻ cao cấp" bỗng dưng hot, nhiều người xem đây là giải pháp thay mình đưa trẻ đến trường khi quá bận Nghề nanny đang du nhập vào Việt Nam và trở thành một trong những nghề kiếm tiền "khủng" nhờ các kỹ năng trông và chăm sóc trẻ. Cuộc sống ngày càng bận rộn nên cũng có nhiều gia đình Việt chọn thuê bảo mẫu để trông nom con cái. Và cũng bởi nhu cầu ngày càng cao, đòi hỏi ngày càng khắt khe...