Đức sẽ đệ đơn xin trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), Berlin sẽ nộp đơn xin trở thành thành viên thường trực của cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc (LHQ) – Hội đồng Bảo an.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 20/9/2022. Ảnh: EPA-EFE.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết cần phải điều chỉnh các thể chế đa phương phù hợp với thực tế của thế kỷ 21, bao gồm việc trao cho Đức một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an.
“Trong nhiều năm, Đức đã cam kết cải cách và mở rộng quy mô của mình, đặc biệt là đối với các quốc gia ở phía Nam toàn cầu. Đức cũng sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm lớn hơn”, ông Scholz nói.
Video đang HOT
Với việc thúc đẩy mở rộng và cải tổ Hội đồng Bảo an, ông Scholz đang theo sát quan điểm lâu đời của Chính phủ Đức. Năm 2020, người tiền nhiệm của ông là bà Angela Merkel tuyên bố rằng LHQ cần được cải tổ, đề xuất mở rộng HĐBA với các thành viên mới như Đức và một số quốc gia châu Á và châu Phi mới nổi trong khi bãi bỏ hệ thống phủ quyết cản trở hiệu quả của cơ quan LHQ.
Thủ tướng Scholz gần đây đã thúc đẩy tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia không thuộc phương Tây như Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi. Trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng, ông Scholz một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của các quốc gia này trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
“Đối với tôi, điều hiển nhiên là các quốc gia và khu vực mới nổi, năng động ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ phải có tiếng nói chính trị lớn hơn trên trường thế giới”, ông Scholz nói.
Đức chỉ trích kế hoạch gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải của Thổ Nhĩ Kỳ
Kế hoạch gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra phản ứng giận dữ từ Berlin.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), sau cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ trích quyết định của Ankara về việc tìm kiếm tư cách thành viên trong tổ chức an ninh do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
"Tôi rất bất bình về tiến trình này", Thủ tướng Scholz nói và cho biết ông tin rằng SCO "không phải là tổ chức đóng góp quan trọng cho nỗ lực chung sống hòa bình của toàn cầu".
Theo nhà lãnh đạo Đức, dù thế nào, điều quan trọng nhất đó là phải đạt được đồng thuận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc xung đột Ukraine, đặc biệt là "cách để làm rõ rằng chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine có thể không thành công".
Trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh SCO tại Samarkand (Uzbekistan) vào tuần trước, ông Erdogan đã chính thức công bố kế hoạch theo đuổi tư cách thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Khi được hỏi về kế hoạch gia nhập SCO, ông Erdogan trả lời: "Tất nhiên đó là mục tiêu của chúng tôi. Quan hệ giữa chúng tôi với các quốc gia trong khối này sẽ chuyển sang vị thế rất khác biệt với bước đi sắp tới.".
Hôm 20/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết ông không muốn lựa chọn giữa phương Đông và phương Tây, đồng thời khẳng định ông không nợ EU bất kỳ lời giải thích nào về mọi quyết định của mình.
SCO được thành lập từ năm 2001, là tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh Á - Âu. Hiện tại, SCO có 9 thành viên - gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ, Pakistan và gần đây nhất là Iran. Đây là tổ chức khu vực lớn nhất thế giới xét về quy mô địa lý và dân số, chiếm 60% diện tích lục địa Á - Âu, 40% dân số thế giới và hơn 30% GDP toàn cầu. Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với một số quốc gia khác, được công nhận là một 'đối tác đối thoại' đặc biệt của tổ chức này.
Hy Lạp gửi 40 xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine để nhận phương tiện hiện đại từ Đức Hy Lạp đã cùng các đồng minh NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga, gửi thiết bị quân sự tới Kiev. Hy Lạp sẽ nhận được 40 chiếc Marder của Đức để đổi lấy việc giao xe cho Ukraine. Ảnh: AAP/DPA Theo trang tin greekreporter.com, Hy Lạp sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh BMP-1 do...