Đức sản xuất ô tô hiệu quả gấp đôi Mỹ
Sản lượng ngành ô tô Đức cao gấp đôi Mỹ, trong khi lương công nhân cao gấp đôi. Vì sao?
Các công nhân ngành ô tô Mỹ luôn được rao giảng rằng trong bối cảnh thị trường toàn cầu hóa và cực kỳ cạnh tranh, họ phải biết thích nghi và chấp nhận lương thấp hơn để giữ việc làm. Ông Steven Rattner, chủ tịch ban cố vấn của Nhà Trắng về ngành công nghiệp ô tô, hồi tháng trước cho rằng lẽ ra chính phủ Mỹ nên ép Nghiệp đoàn ngành ô tô Mỹ (UAW) chấp nhận việc giảm lương công nhân trong thời kỳ tái cơ cấu của GM và Chrysler năm 2009, nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nghe có vẻ hợp lý: cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng ngành công nghiệp ô tô Đức đang chứng minh rằng lý thuyết đó không đúng.
Các con số tự nói lên tất cả. Năm 2010, Đức sản xuất hơn 5,5 triệu chiếc ô tô, còn Mỹ sản xuất 2,7 triệu chiếc. Cùng năm, lương trung bình của công nhân ô tô ở Đức là 67,14 USD/giờ, trong khi ở Mỹ chỉ bằng một nửa – 33,77 USD/giờ. Ngành ô tô Đức không chỉ hoạt động với năng suất cao, mà còn rất hiệu quả. Ba tập đoàn ô tô lớn nhất của Đức là BMW, Daimler (với thương hiệu Mercedes-Benz), và Volkswagen rất có lãi.
Video đang HOT
Công nhân lắp ráp xe BMW tại nhà máy của hãng ở Leipzig, Đức. (Ảnh: Getty Images)
Theo tác giả Kevin C. Brown, có hai định chế ở Đức đảm bảo vấn đề tiền lương cao và điều kiện làm việc tốt cho công nhân ngành ô tô.
Thứ nhất là IG Metall, tổ chức đại diện cho người lao động trong ngành ô tô của Đức, tương tự UAW của Mỹ. Hầu hết công nhân ngành ô tô Đức đều là thành viên của IG Metall. Dù họ có quyền đình công, nhưng ít khi dùng đến, vì có một hệ thống giải quyết xung đột phức tạp thường được dùng để đi đến một thỏa hiệp nào đó có thể chấp nhận được cho tất cả các bên, theo lời ông Horst Mund, một lãnh đạo của IG Metall.
Tuy nhiên, văn hoá Đức này không còn tồn tại khi vượt Đại Tây Dương. Các nhà máy ô tô của doanh nghiệp Đức ở Mỹ cũng áp dụng chiến lược chèn ép công đoàn và trả lương thấp cho công nhân như các nhà sản xuất ô tô Mỹ.
Người phát ngôn của BMW từ chối tiết lộ mức lương trung bình của công nhân tại nhà máy Nam Carolina, nhưng theo thông tin đăng trên Washington Post năm 2010, trung bình chỉ 15 USD/giờ.
Tình hình cũng tương tự tại nhà máy Chattanooga của Volkswagen ở Mỹ. Một người phát ngôn của công ty cho biết các công nhân được trả 14,5 USD/giờ và sẽ tăng lên 19,5 USD sau ba năm.
Do đó, đây không thực sự là vấn đề văn hoá doanh nghiệp, mà là văn hoá đất nước.
Nhật Minh
Theo dân trí
Triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2012: Các hãng ô tô "ném đá" lẫn nhau
Phải chăng đã qua thời đa số các nhà sản xuất ô tô coi việc không trực tiếp nói xấu đối thủ (nếu không bị công kích trước) là luật bất thành văn?
Các nhà sản xuất ô tô có vẻ như đang sẵn sàng làm mọi chuyện để tranh giành khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt.
Những năm chìm trong khủng hoảng đã khiến các nhà sản xuất ô tô hung hăng hơn khi thị trường bắt đầu hồi phục. Trong lễ ra mắt xe Lincoln MKZ hôm 10/1 vừa qua tại Triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2012, ông Jim Farley, giám đốc marketing của Ford, đã công kích Lexus và BMW.
"Dường như đang có một cuộc thi xem hãng nào có thể bổ sung nhiều xe vào danh mục sản phẩm nhất và có hệ thống đại lý phung phí, xa hoa nhất," ông Farley phát biểu như vậy tại triển lãm, khi logo của BMW và Lexus đang nhấp nháy sau lưng. "Cứ như thể là một số thương hiệu xe sang đã trở thành các nhà bán lẻ băng đĩa - hiệu quả nhưng nhạt nhẽo - và khiến khách hàng có cảm giác mình chỉ như một mã số chứ không có tên."
Các nhà sản xuất ô tô Đức cũng chế giễu các xe Cadillac ATS và Lincoln MKZ của Mỹ, nói rằng đó không thực sự là những đối thủ. "Chúng tôi không sản xuất xe tải, taxi hay xe buýt," ông Ludwig Willisch, giám đốc BMW Bắc Mỹ, nói. "Chúng tôi không sản xuất những chiếc sofa có bánh - và chúng tôi không gắn mác xe bình dân thành xe sang."
Các hãng Đức thậm chí còn công kích lẫn nhau. Đầu tháng 1/2012, Mercedes đã hoãn công bố doanh số năm 2011 tại Mỹ vì ngờ rằng BMW sẽ sửa doanh số để có thể trở thành hãng xe sang lớn nhất.
Đó có phải là dấu hiệu cho thấy thị trường đang hồi phục?
"Tam đại gia" của ngành ô tô Mỹ - GM, Ford và Chrysler - tự tin hơn vào khả năng bảo toàn sự tăng trưởng khiêm tốn mà họ đạt được trong năm 2011. Họ hiểu rằng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ trở lại thị trường với đầy đủ sản phẩm sau khi rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung do thiên tai ở châu Á trong năm 2011.
Và các công ty như Nissan, với thị phần tăng lên trong năm 2011, sẽ không lùi bước . "Tôi muốn nhiều hơn thế," CEO Carlos Ghosn tuyên bố. Ông muốn tăng thị phần của công ty ở Mỹ từ 8,2% lên 10%.
Bob Lutz, cựu chủ tịch GM, cho rằng các hãng ô tô của Mỹ đã thực sự lấy lại được sự tự tin.
"Một số công ty lớn của Nhật đang mất động lực trong việc cải thiện thiết kế, công nghệ động cơ và nhận thức của người tiêu dùng, còn ba đại gia ngành ô tô Mỹ đang trên đà sáng tạo tốt nhất," ông Lutz nói. "Cũng phải kể đến yếu tố may mắn. Hiện tại, các hãng xe Mỹ đang được hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng đô-la, khiến các công ty nước ngoài rất khó cạnh tranh bằng hàng nhập khẩu."
Nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley cho biết các nhà sản xuất ô tô sẽ giới thiệu 65 mẫu xe mới trong năm nay và 85 mẫu vào năm sau.
Các nhà sản xuất ô tô đang sẵn sàng "giao chiến", với sự chuẩn bị đầy đủ cả về sản phẩm và chiến dịch marketing.
Toyota đã cho dựng một biển quảng cáo ở trung tâm Cobo, nơi đang diễn ra Triển lãm ô tô Bắc Mỹ 2012, để quảng cáo xe Camry Hybrid, với lời đề: "Xin lỗi nhé, Fusion".
Đáp lại, Ford đã nói xấu Toyota Camry và Honda Accord, hai đối thủ cạnh tranh của Fusion. "Khi xảy ra suy thoái, họ lao dốc cùng toàn ngành ô tô," một video quảng cáo xe Fusion nói. "Có thể bạn không nhận ra rằng Camry và Accord chưa bao giờ hồi phục. Chúng bị mất thị phần từ hơn một năm trước khi xảy ra thảm hoạ động đất và sóng thần năm 2011 ở Nhật."
Honda cũng không chịu ngồi yên.
"Nhiều đối thủ cạnh tranh đang tranh thủ giành lợi thế khi Honda phải giảm một nửa công suất," ông John Mendel, giám đốc Honda Mỹ, nói khi giới thiệu xe Accord thế hệ thứ 9 sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay. "Họ tạm thời giành lợi thế một vài vòng đua trong lúc chúng tôi vào đường pit. ... Chúng tôi đang trở lại với tổng lực."
Jim Press, cựu lãnh đạo Toyota và Chrysler, cho rằng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc lấy lại thị phần tại Mỹ. "Sẽ khó phục hồi hơn trước đây vì nhiều đối thủ cạnh tranh hơn," ông Press nói.
Khi được hỏi về những cạnh khoé của BMW và Mercedes-Benz đối với mẫu Cadillac ATS mới ra mắt, chủ tịch Mark Reuss của GM Bắc Mỹ không hề phản pháo. Ông cho biết mẫu xe mới cần được sự tôn trọng. "Chúng tôi sẽ phải chứng minh điều đó. Cuộc chơi không hề dễ dàng. Chúng tôi ở đây là để cạnh tranh và giành chiến thắng, vì thế chẳng nên đánh giá thấp bất cứ ai trở lại sau thiên tai," ông nói. "Họ đều sẽ trở lại với tổng lực, có thể thấy rõ điều đó ngay trong triển lãm này."
CEO Sergio Marchionne của Chrysler cho rằng cần thận trọng với sự hồi phục của ngành ô tô Mỹ. "Hãy khiêm tốn và cúi đầu. Sẽ phải rất cẩn thận. Khi nhận giải thưởng, bạn nên nằm xuống và đợi cho cảm giác chiến thắng lắng xuống," ông Marchinone nói.
Theo Dân Trí
Các nhãn hiệu Mỹ giành thế mạnh trên "sân nhà" Cả 3 gã khổng lồ của ngành công nghiệp ô tô Mỹ đều đạt được thị phần tăng trưởng lớn so với năm trước tại chính quê hương của mình. Dường như lịch sử lại đang xoay vòng hoặc thời đại của các hãng xe Mỹ đã đến như giai đoạn trong quá khứ. Những năm của thập niên 90, các hãng ô...